ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
Học đầu tư forex cơ bản

Phân tích kỹ thuật là gì?

Nhắc đến phân tích kỹ thuật là người ta nghĩ ngay đến đủ thứ số liệu và chỉ báo rối rắm trên đồ thị giá. Nhưng các yếu tố đó thật sự thể hiện đúng hết bản chất của phân tích kỹ thuật hay không? Gía trị cốt lõi của trường phái này là gì? Có quan trọng không? Trader hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn.

Trải nghiệm Tài khoản Premium, độc quyền cho thành viên VnRebates
Trải nghiệm ngay

phân-tích-kỹ-thuật

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là công cụ không thể thiếu của các trader trong thị trường giao dịch forex, giúp cho các nhà đầu tư giao dịch một cách có hiệu quả nhất. Vậy phân tích kỹ thuật là gì? Phân tích kỹ thuật có ưu, nhược điểm gì? Có các loại hình phân tích kỹ thuật nào?

Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát và toàn diện để phát triển những kỹ năng trong lĩnh vực đầu tư nhằm thuận lợi mang tiền về túi của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm những kiến thức giao dịch hữu ích giao dịch nhé.

  • Định nghĩa phân tích kỹ thuật
  • Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật
  • Các loại hình phân tích kỹ thuật chính trong forex
  • Các công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả
  • Các mô hình giá trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

1.Định nghĩa phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật (technical analysis, “TA”) là trường phái nghiên cứu sự chuyển động của giá trên đồ thị của một cặp Forex nào đó trong một khung thời gian nhất định. Trader thường tận dụng TA như một khung chuẩn mực để quan sát và nghiên cứu giá của cặp tiền.

Chủ yếu, trader thường sử dụng TA bằng cách dựa vào dữ liệu quá khứ của giá thị trường để phán đoán vể những biến động trong tương lai của chính nó.

Quan điểm chính của trường phái TA này cho rằng tất cả các yếu tố biến thiên của thị trường đều được thể hiện thông qua sự chuyển động của giá (gọi là price action) trên đồ thị. Vì vậy, nếu trader cùng chia sẻ quan điểm này về bản chất của các yếu tố biến thiên mà được thể hiện qua hành động giá thì trader sẽ không cần phương pháp phức tạp gì khác ngoài phương pháp price action.  Chính bản thân tác giả và rất đông đảo bạn bè của tác giả cũng tin vào điểm này. Chúng tôi tin rằng bản chất cốt lõi nhất của thị trường chính là giá, và giá sẽ thể hiện được tất cả các yếu tố biến thiên khác nhau. Đó là lý do Price action cũng là phương pháp yêu thích của tác giả.

Nhưng trader hãy nhớ rằng, điều này không đồng nghĩa là các trường phái khác không quan trọng (vd: phân tích nền tảng), mà chỉ đơn thuần là chúng ta không quá đặt nặng chúng như price action mà thôi!

Trường phái phân tích kỹ thuật tập trung nặng vào các khuôn mẫu được lặp đi lặp lại trên đồ thị giá.

Lý giải của bản chất lặp đi lặp lại này là do tất cả biến động của giá đều xuất phát từ yếu tố con người, và đã là con người thì cảm xúc rất thường hay mang tính rập khuôn. Cho nên, không ít thì nhiều các cảm xúc này thi thoảng sẽ có những tác động y hệt như vậy lên thị trường. Đó chính là điểm mà trader có thể tận dụng.

Ngoài ra, phân tích kỹ thuật còn mở rộng ra thêm về các phương pháp học thuật có liên quan đến phân tích cấu trúc thị trường, xác định xu hướng, hiểu được kháng cự và hỗ trợ, hoặc đơn giản là có thể đọc hiểu được sự “thăng trầm” của thị trường.

Có thể nói, phân tích kỹ thuật (TA) thuần tính nghệ thuật hơn tính khô khan khoa học. Theo kinh nghiệm của tác giả, phần lớn trader sẽ dần cảm thấy quen thuộc với trường phái này và cảm giác rất thoải mái khi có thể sử dụng thuần phục. Riêng cá nhân tác giả, trường phái phân tích kỹ thuật này đóng vai trò rất nòng cốt để tác giả phát triển một phong cách giao dịch rất đậm nét cá nhân vể price action. Có thể nói phong cách riêng này của tác giả là một biến thể từ trường phái phân tích kỹ thuật truyền thống. Điểm khác biệt lớn nhất là nó rõ ràng hơn, dễ đọc hơn và đặc biệt không bao gồm các chỉ báo kỹ thuật lê thê, lằn nhằn và rối rắm.

phân-tích-kỹ-thuật

Khi ai đó nhắc đến phân tích kỹ thuật thì quán tính đầu tiên của rất nhiều trader sẽ nghĩ ngay đến đồ thị phía bên trên đây.

Đúng thực tế mà nói thì điều này cũng không sai. Bởi vì một đồ thị giá như trên sẽ cung cấp cho trader các thông tin vô cùng quý giá về lịch sử chuyển động của giá, hoặc tình hình cung cầu đang ra sao, hoặc là cách phản ứng của dân trader khi đối mặt với biến động.

Với tư cách là một người nghiên cứu và ứng dụng phân tích kỹ thuật, ta cần chú ý đặc biệt đến các mức độ của giá, bởi vì hầu hết các hành động giá đều có bản tính lặp lại.

Trên thực tế, phương pháp giao dịch mà chính cá nhân tác giả phát triển cũng được xây dựng quanh nền tảng price action (chuyển động giá) và cách nhận biết các tín hiệu khuôn mẫu price action này những điểm trọng yếu của thị trường. Bởi thế, đồ thị giá vẫn là một trợ thủ hết sức đắc lực mà qua đó ta sẽ quan sát được niềm tin của trader đối với thị trường và các yếu tố biến thiên của thị trường. Vì vậy, chỉ cần thuần phục price action là trader đã có thể tự tin có những bước đi thật bền vững đối với forex, cũng như phát triển được khả năng phân tích tất cả yếu tố lien quan đến sự chuyển động của giá trong thị trường.

2.Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật có những ưu điểm:

  • Giúp cho trader đưa ra được dự đoán chính xác, xác định điểm ra / vào lệnh hợp lý để tắng thêm lợi nhuận trong giao dịch.
  • Với nhiều công cụ đa dạng có thể giúp cho nhà đầu tư lựa chọn công cụ phù hợp cho quá trình giao dịch cúa mình.
  • Phân tích kỹ thuật không làm tốn quá nhiều thời gian, vì vậy nó giúp cho trader có nhiều thời gian để nghiên cứu thêm các công cụ giao dịch khác.

Phân tích kỹ thuật cũng có những nhược điểm mà trader cần tìm hiểu như sau:

  • Trong những lúc thị trường giao dịch bị can thiệp, không phải tất cả các mô hình kỹ thuật các chỉ báo đều hoạt động đúng.
  • Nhiều trader quan điểm rằng trong phân tích kỹ thuật sử dụng càng nhiều chỉ báo thì độ chính xác càng Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai vì cái gì nhiều quá sẽ không tốt. Lạm dụng quá nhiều chỉ báo có thể khiến bạn rối trí và không đưa ra được quyết định giao dịch đúng đắn.

3. Các loại hình phân tích kỹ thuật chính trong forex

Phân tích kỹ thuật Forex

Trong thị trường hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường giao dịch ngoại hối vì thế phân tích kỹ thuật forex đước các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi. Phân tích kỹ thuật forex phù hợp với tất cả các trader lướt sóng 1 phút giao dịch theo biểu đồ 4 giờ và swing trader giao dịch hằng ngày.

Trên thực tế, người dùng phân tích kỹ thuật Forex có thể sử dụng tất cả các loại phân tích kỹ thuật khác nhau như  mô hình nến và chỉ báo. Sau đây, là một loại chỉ báo phân tích kỹ thuật forex .

Chỉ báo Stochastic Oscillator là một chỉ báo phân tích kỹ thuật Forex được sử dụng rộng rãi. Là một chỉ báo động lượng có thể được dùng để xác định các điểm xoay chuyển xu hướng trên thị trường tài chính.

Cách sử dụng: Khi các đường Stochastic ở trên mức 80, điều đó cho thấy thị trường có thể bị quá mua. Khi các đường Stochastic ở dưới mức 20, điều đó cho thấy thị trường có thể bị quá bán.

Phân tích kỹ thuật tiền điện tử

Phân tích kỹ thuật tiền điện tử là thị trường tài chính mới vẫn hoạt động tốt trong điều kiện thị trường phù hợp. Điều này là do mô hình giá phân tích kỹ thuật Bitcoin vẫn được tạo ra từ hoạt động mua và bán của các trader trên thị trường. Ngay cả các chỉ báo phân tích kỹ thuật Ethereum cũng có thể hoạt động tốt trong điều kiện thị trường phù hợp vì chỉ báo này dựa trên biểu đồ giá di chuyển theo hoạt động mua và bán của tất cả các trader.

Với phương pháp phân tích kỹ thuật tiền điện tử, trader có thể sử dụng nhiều mo hình khác nhau như: các mô hình giá, mô hình nến hoặc chỉ báo,… Một chỉ báo phổ biến trong tiền điện tử, bao gồm cả phân tích kỹ thuật Litecoin, là vùng dao động trung bình (Average True Range) hay còn gọi là chỉ báo ATR. Đây là một chỉ báo dao động phù hợp với thị trường tiền điện tử phổ biến nhất.

Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán

Trước đó, trader và các nhà đầu tư chứng khoán thường sử dụng phân tích cơ bản để quyết định xem mình có nên mua hay không. Hiện nay, do thị trường tài chính ngày càng cao rất nhiều nhà đầu tư sử dụng thuật toán bằng chỉ báo phân tích kỹ thuật và mô hình giá vì vậy có nhiều trader sử dụng phân tích kỹ thuật.

Thông thường, các trader trên thị trường giao dịch bẳng chỉ số (index) như chỉ số S&P 500. Vì S&P 500 là một trong những chỉ số giao dịch dễ nhận biết nhất thế giới, phương pháp này, có thể hoạt động rất tốt trong điều kiện thị trường giao dịch phù hợp.

Phân tích kỹ thuật hàng hóa

Nhiều trader sử dụng phân tích kỹ thuật khi giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật được các trader sử dụng nhiều nhất và rất phổ biến hiện nay là sử dụng phân tích kỹ thuật vàng và dầu thô vì đây là hai thị trường hàng hóa rất quan trọng trong thị trường giao dịch. Trader có thể sử dụng mô hình giá, mô hình nến và chỉ báo trên vàng và dầu thô.

Các mô hình nến phân tích kỹ thuật phổ biến là hai mô hình đó là mô hình nến nhấn chìm tăng (bullish engulfing) và mô hình nến nhấn chìm giảm (bearish engulfing). Khi sử dụng phân tích kỹ thuật vàng và dầu thô thì mô hình nến nhấn chìm thường hiển thị các điểm xoay chuyển xu hướng quan trọng trên thị trường tài chính.

Các loại hình phân tích kỹ thuật chính trong forex

Các loại hình phân tích kỹ thuật chính trong forex

4. Các công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả

Phân tích kỹ thuật có các công cụ theo xu hướng chính:

  • Đường xu hướng là đường dốc được vẽ qua hai hoặc nhiều điểm thấp trong xu hướng tăng hoặc ngược lại.
  • Đường trung bình đơn giản là giá đóng cửa trung bình của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định. Các đường trung bình được sử dụng phổ biến hơn cả là 20 ngày cho xu hướng ngắn hạn, 50 ngày cho xu hướng trung hạn và 200 ngày cho xu hướng dài hạn
  • Công cụ theo phạm vi giao dịch: Thị trường giới hạn trong phạm vi giao dịch được gọi là thị trường dao động, hoặc giao dịch lên xuống giữa mức thấp và mức cao được xác định rõ, được gọi là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Các công cụ đo lường dao động là công cụ chính cho các thị trường giới hạn phạm vi này.

Những công cụ này có thể giúp trader xác định và xác nhận xu hướng về giá. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây là những chỉ báo chậm.

Các mô hình giá trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Lý thuyết đằng sau các mô hình giá/ mẫu hình giá trong biểu đồ phân tích kỹ thuật dựa trên giả định – rằng lịch sử giá thường sẽ lặp lại, các mẫu nhất định thường xuất hiện lại và có xu hướng tạo ra các kết quả tương tự. Và thường thì các mô hình giá sẽ đi trước báo hiệu những biến động lớn tiếp theo (có thể là đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng).

Ví dụ, khi tâm lý thị trường thay đổi từ sự lạc quan sang sợ hãi, một mô hình nhất định có thể xuất hiện trước khi các nhà đầu tư và các nhà giao dịch bắt đầu bán và đưa giá xuống thấp hơn.

Các mô hình của biểu đồ phân tích kỹ thuật có định nghĩa và tiêu chuẩn đã được xác lập, nhưng không có mô hình nào cho bạn biết chắc chắn 100% khu vực giao dịch an toàn. Quá trình xác định các mẫu dựa trên các tiêu chí này có thể mang tính chủ quan, đó là lý do tại sao biểu đồ thường được coi là nghệ thuật hơn là khoa học.

Hai mẫu biểu đồ phổ biến nhất là đảo chiều và tiếp tục xu hướng. Một tín hiệu của mô hình đảo chiều cho thấy một xu hướng trước đây sẽ đảo chiều khi hoàn thành mô hình, trong khi mô hình tiếp tục báo hiệu xu hướng sẽ tiếp tục một khi mô hình hoàn tất.

Những mẫu này có thể được tìm thấy trong bất kỳ khung thời gian nào. Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét một số các mẫu hình giá phổ biến:

Mô hình Đầu và vai – Đầu và vai ngược (Head and Shoulder)

Đầu và Vai là một mẫu biểu đồ đảo chiều cho thấy xu hướng có khả năng đảo chiều khi nó đã hoàn thành, từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Đầu và vai được đặc trưng bởi ba đỉnh:

  • Đỉnh giữa là đỉnh cao nhất (đầu)
  • 2 đỉnh 2 bên thấp hơn hoặc gần bằng (vai). Mức thấp giữa các đỉnh này được kết nối với một đường xu hướng (đường viền cổ) thể hiện mức hỗ trợ chính để xem mức phá vỡ và sự đảo chiều xu hướng.

Mô hình đầu vai được hình thành và xác nhận khi mức hỗ trợ chính tại đường viền cổ bị phá vỡ.

Tương tự nhưng theo hướng ngược lại cho mẫu hình giá đầu và vai ngược! Đường viền cổ trong mẫu hình đầu vai ngược là một mức kháng cự để theo dõi cho một breakout cao hơn.

Minh họa đơn giản nhất cho mẫu hình giá đầu vai

phân tích kỹ thuật
Mẫu hình Đầu và Vai xuất hiện trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Mẫu hình giá Cốc và tay cầm (Cup and Handle)

Cốc và tay cầm là mô hình tiếp tục xu hướng lên trong đó xu hướng đi lên đã tạm dừng, nhưng sẽ tiếp tục khi mô hình được xác nhận. Cấu trúc của mẫu hình này như sau:

  • Phần ‘cốc’ của mẫu hình phải là hình chữ “U” giống như hình tròn của một cái tô thay vì hình chữ “V”, với độ cao ngang bằng nhau ở cả hai mặt của cốc.
  • ‘Tay cầm’ nằm phía bên phải của cốc khi giao dịch bị thu hẹp, tương tự như một lá cờ hoặc hình bảng hiệu.

Một khi hoàn chỉnh hình mẫu, giá có thể vượt lên mức cao mới và tiếp tục xu hướng của nó cao hơn.

Mẫu hình cốc và tay cầm

Mẫu hình Cúp và tay cầm trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

 Mô hình 2 đỉnh (Double top) và 2 đáy (Double Bottom)

Mẫu Double Top hoặc Double Bottom dễ nhận ra và một trong những mẫu hình biểu đồ phân tích kỹ thuật đáng tin cậy nhất, là 1 trong những công cụ yêu thích của nhiều trader kỹ thuật.

Mô hình được hình thành sau một xu hướng bền vững khi giá kiểm định ở ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tương tự hai lần mà không có đột phá. Mô hình này báo hiệu sự bắt đầu của sự đảo chiều xu hướng trong trung và dài hạn.

Mô hình hai đỉnh Double Top thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh:

  • Khi đạt đỉnh thứ 1, giá có xu hướng đảo chiều, tại vùng đảo chiều này sẽ hình thành đáy trung tâm.
  • Nhưng giá không tiếp tục lao xuống mà quay trở về xu hướng tăng trước đó và tạo thành đỉnh thứ hai.

Mô hình giá 2 đỉnh thể hiện sự từ chối tăng giá không phải 1 lần mà là 2 lần để tạo ra một đỉnh mới cao hơn so với đỉnh cũ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều và dự báo một xu hướng giảm giá mạnh sắp diễn ra.

Mô hình 2 đỉnh Double Top

phân tích kỹ thuật
Mẫu hình 2 đỉnh và xu hướng đảo chiều trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Tương tự nhưng theo hướng ngược lại cho mẫu hình giá đáy đôi (Double Bottom)! 

Mô Hình tam giác (Triangle)

Hình tam giác nằm trong số các mẫu hình phổ biến nhất được sử dụng trong biểu đồ phân tích kỹ thuật vì chúng xảy ra thường xuyên hơn so với các mẫu khác.

Mô hình tam giác báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện hữu, trước khi phá vỡ mô hình và tăng về 1 phía mạnh mẽ hơn.

  • Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không thể hiện tín hiệu mua bán rõ nét nào, mà đều muốn đợi một tín hiệu rõ nét hơn từ thị trường.
  • Càng về phía cuối tam giác, giá càng hội tụ, một phe bán hoặc mua sẽ cố gắng tạo sức ép để ép vỡ bên còn lại.
  • Bạn sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào, chỉ có thể biết rằng giá rất có thể sẽ bùng nổ mạnh sau khi tam giác bị phá vỡ.

Ba loại hình tam giác phổ biến nhất là hình tam giác đối xứng, hình tam giác hướng lên và hình tam giác hướng xuống. Các mẫu biểu đồ này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

3 Mô hình tam giác

phân tích kỹ thuật
Mẫu hình tam giác tăng trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant)

Cờ và đuôi nheo là những mẫu hình hình thành sau 1 xu hướng mạnh, thể hiện sự củng cố sau một đợt biến động giá mạnh trước khi tiếp tục xu thế hiện tại.

Sau một xu hướng tăng (hoặc giảm) mạnh, bên mua (hoặc bán) thường tạm dừng để lấy đà trước khi tiếp tục đưa giá theo xu hướng đó. Trong quá trình “nghỉ xả hơi lấy đà” này, giá thường giao dịch theo biên độ nhỏ và tạo thành một hình tứ giác nhỏ, có phần đuôi nhỏ như là cái cờ, nên được gọi là Cờ Đuôi Nheo.

Mẫu hình cờ được đặc trưng bởi một mẫu hình chữ nhật nhỏ có độ dốc chống lại xu hướng hiện tại, trong khi các đuôi nheo là những hình tam giác nhỏ đối xứng trông rất giống nhau.

Mục tiêu giá ngắn hạn cho hình cờ đuôi nheo cơ bản là chiều dài của cột cờ hoặc phía bên trái của hình mẫu được áp dụng để chọn điểm đột phá, như mẫu hình tam giác. Những mẫu này thường kéo dài không quá vài tuần.

phân tích kỹ thuật
Đuôi nheo trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

 

Mô Hình cái nêm (Wedges)

Hình nêm là mẫu hình xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, dự báo khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng trước đó:

  • Mô hình cái nêm hướng lên là các mẫu giá giảm khi xu hướng đang đi lên và giá đang hội tụ và xu hướng hiện tại đang mất dần đà lên.
  • Các hình nêm hướng xuống là những mẫu giá tăng xảy ra khi xu hướng đang đi xuống và giá đang hội tụ, cho thấy xu hướng giảm đang mất đà và khả năng đảo chiều có thể xảy ra.

Mẫu Nêm xuất hiện cho thấy thị trường tạm nghỉ ngơi sau một xu hướng tăng hoặc giảm giá mạnh mẽ trước đó (có thể xu hướng dài hạn hoặc ngắn hạn). Trong lúc thị trường đang nghỉ thì trader sẽ nạp sức để đẩy giá đi theo kỳ vọng của mình. Tùy thuộc vào hình dáng nêm mà giá có thể tiếp tục đi theo xu hướng cũ hoặc đảo chiều để bắt đầu xu hướng mới.

Mẫu nêm có thể rất khó để xác định và giao dịch (vì rất dễ nhầm lẫn với mô hình tam giác), quan trọng là phải tìm kiếm các tín hiệu trong các chỉ số kỹ thuật khác để xác nhận. Ví dụ, hầu hết các nhà đầu tư đều theo dõi một chỉ số sức mạnh tương đối phân kỳ hoặc đường trung bình di chuyển trung bình-phân kỳ xác nhận sự đảo chiều có thể xảy ra.

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) và 3 đáy (Triple Bottom)

Ba đỉnh và ba đáy là các mẫu đảo chiều mà không phổ biến như đầu và vai hoặc hai đỉnh hoặc đôi đáy. Nhưng, chúng hoạt động theo một cách tương tự và có thể là một tín hiệu giao dịch mạnh mẽ cho một sự đảo chiều xu hướng.

Các mẫu hình được hình thành khi giá kiểm định ở khoảng ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự ba lần và không thể vượt qua được.

Mô hình 3 đỉnh có nhìn giống như 3 ngọn núi có đỉnh ngang nhau, với 2 đáy tạm thời. Đường thẳng qua 3 đỉnh gọi là đường kháng cự và đường nối 2 đáy được gọi là đường neckline (đường viền cổ) – đây cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Mô hình 3 đỉnh thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

Mô hình 3 đáy, ngược lại, thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.

 

phân tích kỹ thuật
Mẫu hình 3 đáy trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

 

Kết lại

Như chúng ta có thể thấy,  phân tích kỹ thuật được đánh giá là phong cách giao dịch cực kỳ hiệu quả và dễ dàng sử dụng. Để có những giao dịch thành công, các trader nên tìm kiếm và nghiên cứu để lựa chọn ra các chỉ số, phân tích kỹ thuật phù hợp cho mình và sử dụng chúng một cách linh hoạt. Hy vọng bài viết này có thể giúp ít cho nhà giao dịch hiểu hơn về các loại phân tích kỹ thuật để trader lựa chọn giao dịch một cách phù hợp để có thể thu về lợi nhuận cao nhất. Mọi thắc mắc của bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới đây.

Nguồn: Nial Fuller

Tổng hợp bởi Vnrebates.net