Xem thêm:
- Đại án chuyến bay giải cứu: “Cựu cục trưởng Lãnh sự dùng 25 tỷ tiền hối lộ để mua trái phiếu, chứng khoán”
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước cảnh báo hành vi giả mạo công ty chứng khoán để lừa đảo trên thị trường.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về tội “thao túng thị trường chứng khoán” và tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 2-1, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời, viện kiểm sát có văn bản gửi một số cơ quan thông tấn báo chí về việc đề nghị đăng thông tin để thông báo cho người bị hại biết về quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án Trịnh Văn Quyết.
Theo nội dung văn bản, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra bản kết luận đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) truy tố Trịnh Văn Quyết và 20 đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xét thấy cần phải điều tra bổ sung để bảo đảm việc truy tố, viện kiểm sát trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 211 và điều 174 Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra được ban hành cuối tháng 10-2023, cơ quan điều tra xác định trong hơn bốn năm (từ tháng 6-2017 đến tháng 1-2022), ông Quyết đã chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân của 45 người, thành lập và đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán nhằm thao túng, “thổi giá” cổ phiếu.
Theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, các nhân viên thuộc Công ty cổ phần chứng khoán BOS đã cấp khống hạn mức cho các tài khoản do bà Huế quản lý với tổng số tiền hơn 170.000 tỉ đồng.
Huế đã sử dụng các tài khoản này mua năm mã cổ phiếu gồm: FLC, AMD, HAI, ART và GAB để tạo cung cầu giả nhằm thao túng thị trường. Cơ quan điều tra cáo buộc khi giá của năm mã cổ phiếu trên được “thổi” lên cao, theo chỉ đạo của Quyết, Huế đã bán ra thị trường giúp anh mình thu lợi 723 tỉ đồng.
Ngoài ra, kết luận nêu ông Quyết còn chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty cổ phần chứng khoán BOS và các công ty con, sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để “làm giá”.
Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua bán mã cổ phiếu FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.
Việc tạo cung cầu giả của nhóm này đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 liên tục tăng, thậm chí tăng “trần” nhiều phiên và phiên tăng “trần” cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của Quyết làm “ảo thuật” tăng hơn 64%.
Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu.
Tổng số tiền ông Trịnh Văn Quyết thu về sau khi bán “chui” cổ phiếu là gần 1.700 tỉ đồng, mục đích hưởng lợi bất chính hơn 530 tỉ đồng.
Tuy nhiên ngay sau khi xảy ra việc bán “chui” cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra, những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn tiền.
Kết luận nêu với số tiền 723 tỉ đồng thu lời, ông Quyết đã sử dụng để mua cổ phần một số công ty, trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Tiếp theo vụ việc này sẽ diễn biến ra sao, “anh” Quyết sẽ đi về đâu, hãy theo dõi VnRebates để cùng “hóng” nhé.
Nguồn: Tuoitre.vn