Việc Joe Biden được bầu làm tổng thống thứ 46 của Mỹ và các tiến thông tin tiến bộ mới về vắc-xin chống Covid-19 gần đây khiến tâm lý thị trường kỳ vọng vào khả năng phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trong tương lai hậu đại dịch.
Đợt đầu năm khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều chuyên gia nhận định sau đó sẽ là 1 năm cực kỳ khó khăn với cả thế giới nói chung trước quan ngại tình huống U-shaped, tức một thời gian sau đó mới phục hồi trọn vẹn trở lại. Tuy nhiên chu kỳ kinh tế hiện tại không giống như chu kỳ của giai đoạn khủng hoảng năm 2008-2009. Mà thay vào đó, nền kinh tế đang sẵn sàng phục hồi nhanh chóng hơn với dự đoán.
Các nhà đầu tư hiện đang đón nhận việc Joe Biden là tổng thống và chuẩn bị cho những tình huống về chính sách sắp tới của ông. Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm vạch trần sự gian lận trong kết quả bầu cử. Cho đến nay theo các chuyên gia nhận định, việc kiểm phiếu lại và các vụ kiện của tòa án sẽ được giải quyết mà không làm thay đổi sự tăng trưởng hoặc tạo ra khủng hoảng nào khác hơn với nền kinh tế.
Các nhà đầu tư dường như cũng đón nhận viễn cảnh về một Quốc Hội chia đôi bởi lưỡng đảng – Đảng cộng hoà (GOP) nắm thượng viện và Đảng dân chủ (Democracy) nắm hạ viện. Tình huống Blue Wave hiện có hay không cũng không còn là yếu tố quan trọng đến sự kỳ vọng của thị trường.
Với đại đa số đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện, rất có thể Đảng Dân chủ phải đối mặt với những khó khăn lâu dài đối với các ưu tiên chính sách của họ trong ít nhất hai năm tới.
Mặc dù việc hạn chế tăng thuế vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng có thể được thông qua và được sự ủng hộ từ cả hai đảng, nhưng việc thuế sẽ tăng trong tương lai dưới sự dẫn dắt của chính quyền Biden là chuyện không thể tránh khỏi. Chính quyền Biden có lẽ cũng sẽ cần phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu để cứu trợ đại dịch và kích thích do sự phản đối của lãnh đạo GOP vì thế các gói kích thích kinh tế ở mức độ mềm mỏng hơn có thể sẽ được cân nhắc thay vì 2,000 tỷ USD như hiện tại.
Các nhóm lĩnh vực nào sẽ có sự ảnh hưởng nhiều nhất?
1.Lĩnh vực công nghệ:
Các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn về thời gian và tốc độ mở cửa kinh tế trở lại do kết quả nghiên cứu vắc xin COVID-19 sớm tốt hơn mong đợi từ Pfizer và phê duyệt sử dụng khẩn cấp phương pháp điều trị bằng kháng thể Eli Lilly.
Lãi suất dài hạn kỳ vọng sẽ tăng trở lại do sự tăng trưởng được cải thiện. Với sự gia tăng về lãi suất nhắc nhở rằng các giả định về lãi suất thấp hơn mức hiện tại trong thời gian dài hơn do đại dịch COVID-19 tạo ra không có nghĩa là lãi suất sẽ ở gần 0 mãi mãi.
Sự tăng giảm thất thường trong nhóm cổ phiếu công nghệ phản ánh một thực tế rằng ngay cả những đợt tăng lãi suất nhỏ cũng có thể tàn phá giá trị của các cổ phiếu tăng trưởng trong dài hạn.
Tuy nhiên, chính quyền Biden lại là động lực hỗ trợ cho các công ty trong khối ngành công nghệ. Từ góc độ chính sách, các kết quả trừng phạt nhất đối với các mục tiêu chống độc quyền của Facebook, Apple, Amazon và Google có lẽ không còn hiệu lực với chính quyền Biden.
Các công ty công nghệ sẽ tiếp tục hưởng lợi từ các xu hướng thúc đẩy sự gia tăng của họ, nhưng lãi suất tăng, định giá cao, sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý ở Mỹ và châu Âu và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của họ.
2. Tài chính
Các ngân hàng sẽ hưởng lợi cực lớn nhờ sự phục hồi trở lại của nền kinh tế. Nền kinh tế hồi phục trở lại cùng với đường cong lợi suất dốc hơn cho phép các ngân hàng giải phòng các khoản nợ xấu trong năm nay. Trong khi việc đường cong lợi suất dốc hơn sẽ thúc đẩy tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Joe Biden cũng được cho là người thân thiện với các tổ chức tài chính và Phố Wall nói chung cũng đã ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hơn Donald Trump. Nhưng vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của các nhà phê bình nổi tiếng ở Phố Wall như Sens Elizabeth Warren và Bernie Sanders sẽ có mặt trong chính quyền Biden.
3. Cơ sở hạ tầng
Nếu có một điểm thỏa thuận giữa hai đảng mà không vướng phải sự chống đối kịch liệt nào, đó là nhu cầu tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, hàng hải và hàng không vũ trụ của Mỹ.
Chính quyền Biden cũng ủng hộ quá trình chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng sạch thông qua các hành động hành pháp, đảo ngược các động thái phi quy định dưới thời Tổng thống Trump.
Biden có thể thực hiện những thay đổi chính sách quan trọng bằng cách ban hành chỉ thị cho các cơ quan quản lý và các bộ khác của chính phủ, bao gồm thắt chặt lượng khí thải nhà kính và các tiêu chuẩn của nhà máy điện cũng như tái điều chỉnh rò rỉ khí mê-tan.
Các cổ phiếu ngành năng lượng thay thế cũng như năng lượng tái tạo đã tăng lên trước dự đoán về nhiệm kỳ tổng thống của Biden, vì vậy khả năng tăng giá sau bầu cử đối với năng lượng tái tạo có thể ít hơn dự kiến.
Tuy nhiên chính quyền Biden sẽ có những động thái cứng rắn với ngành năng lượng hoá thạch nhằm hạn chế khí thải đến môi trường và ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Đọc thêm bài “Chính quyền Biden tác động đến giá dầu thế nào?” để hiểu rõ về sự ảnh hưởng lên giá dầu trong tương lai.
4. Chứng khoán Châu Âu và Trung Quốc
Các công ty châu Âu có thể phải đối mặt với việc gia tăng thuế quan và các biện pháp trừng phạt thương mại nếu Trump tái đắc cử. Chứng khoán châu Âu sẽ được hưởng lợi từ môi trường thương mại dễ dàng hơn và cách tiếp cận hợp tác và dễ đoán hơn của Mỹ trong quan hệ đối ngoại dưới chính quyền Biden.
Nền kinh tế toàn cầu phục hồi cũng sẽ thúc đẩy chứng khoán châu Âu, vốn có xu hướng định hướng xuất khẩu hơn và nhạy cảm về kinh tế hơn chứng khoán Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể vẫn tiếp diễn, nhưng chính sách đối với Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng dễ đoán hơn và liên quan đến mức độ hợp tác đa phương lớn hơn là chỉ ưu tiên vào sự tăng trưởng của nước Mỹ. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Trung Quốc tuy xu hướng cạnh tranh với Trung Quốc sẽ tiếp tục dưới thời Biden.
Thách thức và giải pháp gì trong hiện tại?
Thách thức khó khăn nhất trong ngắn hạn là duy trì sự phục hồi trong khi giảm số ca mắc mới hàng ngày. Trọng tâm đầu tiên sẽ là phân phối vắc xin. Viện trợ bổ sung của chính phủ cho những người không có việc làm cũng như khả năng kiểm tra trực tiếp cho các cá nhân sẽ cung cấp tiền để chi tiêu cũng như thanh toán các hóa đơn và các khoản nợ để tránh thiệt hại thêm về kinh tế. Các ngành công nghiệp chủ chốt, chẳng hạn như hàng không và trường học, cũng dự kiến sẽ được hỗ trợ thêm.
Sự gia tăng các trường hợp Covid-19 sẽ thay đổi dữ liệu nào là quan trọng nhất trong những tuần tới. Các báo cáo kinh tế vẫn sẽ quan trọng nhưng có lẽ sẽ không nặng nề như kết quả vắc xin bổ sung. Với việc không chắc chắn về chuyển biến của đại dịch và vaccine, các ưu điểm của việc quản trị rủi ro và cân bằng danh mục đầu tư tốt là thứ các nhà đầu tư hướng đến nhằm đảm bảo tài sản của họ.
Một giải pháp xử lý tình hình COVID-19 hiện tại là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế toàn cầu đạt được sự phục hồi bền vững. Có khá nhiều rủi ro nếu các nhà đầu tư và các nhà lãnh đạo chính trị tuyên bố chiến thắng quá sớm trong cuộc chiến kiềm chế đại dịch chỉ bởi vài thông tin mới nổi về vắc-xin.
Rủi ro trong ngắn hạn vẫn ở mức cao, với số lượng trường hợp COVID-19 tăng, động lực kinh tế đình trệ và hỗ trợ tài chính không chắc chắn. Mặc dù thị trường đang dần đón nhận triển vọng của một chính phủ không đồng thuận, nhưng một chính phủ bị chia rẽ và phân cực giữa hai đảng không phải là công thức hoàn hảo để phản ứng nhanh với khủng hoảng vì không bên nào đồng ý với bên còn lại.
Lời kết
Con đường từ những kết quả ban đầu đầy hứa hẹn đối với vắc-xin và phương pháp điều trị COVID-19 đến việc được chấp thuận sử dụng chung, sản xuất và phân phối hàng loạt là một chặng đường dài, với những trở ngại tiềm ẩn nếu không kiểm soát kịp thời đều gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phục hồi chung của nền kinh tế.
Mặc dù triển vọng dài hạn đối với cổ phiếu đang được khuyến khích với những tiến bộ trên mặt trận sức khỏe và chính trị, các nhà đầu tư vẫn nên thực tế về những thách thức phía trước. Sự biến động của thị trường có thể sẽ tiếp tục cho đến khi đại dịch được kiềm chế, với sự giằng co giữa việc ở nhà và mở cửa kinh tế vẫn tiếp diễn cho đến khi có sự rõ ràng hơn về việc mở cửa kinh tế trở lại.
Tham khảo từ ThinkAdvisor