Xem thêm:
- Hé lộ 10 lỗi vô tri khiến sự nghiệp trader của bạn luôn thất bại
- Bạn là trader hay con bạc? 4 dấu hiệu sau đây sẽ cho bạn câu trả lời
1. Học
- Học cách thị trường tài chính hoạt động. Nhiều năm trước, tôi đã tham gia các khóa học miễn phí về thị trường tài chính của Khan Academy. Nó thực sự giúp củng cố những gì tôi đã biết, dạy tôi những điều mới và củng cố sự tự tin của tôi trong việc hiểu thị trường tài chính hoạt động như thế nào.
- Học những điều cơ bản của phân tích kỹ thuật. Về phần này, tôi đọc cuốn “Technical Analysis of the Financial Markets” (phân tích kỹ thuật thị trường tài chính) của John Murphy. Tôi đã đọc toàn bộ cuốn sách không chỉ một mà đến hai lần, và tôi thường xuyên tham khảo nó để làm mới trí nhớ của mình. Bạn cũng có thể lấy sách để làm bài tập và kiểm tra trình độ của mình.
- Học những kiến thức cơ bản về Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô. Khan Academy cũng cung cấp các khóa học miễn phí tuyệt vời trong lĩnh vực này với các câu đố và bài kiểm tra để xác nhận trình độ của bạn. Phần này rất quan trọng để bạn hiểu được bức tranh lớn.
2. Phát triển một kế hoạch giao dịch
Hãy viết ra kế hoạch giao dịch của bạn từng bước và lúc nào cũng tuân theo nó. Nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ không thể có lợi nhuận ổn định trong dài hạn. Đừng bao giờ giao dịch theo ý thích, ngay cả khi bạn bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Tôi thà bỏ lỡ một cơ hội lớn vì tôi đã dành thời gian để phát triển một kế hoạch hơn là nhảy vào giao dịch mà không có kế hoạch và trải nghiệm một cơ hội lớn.
3. Tìm một cố vấn giao dịch
Hãy tìm một người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn và học hỏi từ họ. Với tôi, việc có một nhà cố vấn giao dịch là vô giá. Điều quan trọng là phải tìm được một người đáng tin cậy, có năng lực và sẵn sàng phê bình các ý tưởng giao dịch của bạn.
Thông thường, với tư cách là trader, chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta muốn thấy trong biểu đồ và bỏ lỡ hoặc phớt lờ những manh mối rõ ràng đi ngược lại lý thuyết của chúng ta.
4. Quản lý rủi ro
Để ở lại với “trò chơi”, bảo toàn vốn là điều cần thiết. Vì vậy, bạn cần phải quản lý rủi ro. Cho dù biểu đồ của bạn có tốt đến đâu, một số giao dịch của bạn sẽ đi ngược lại với bạn và bạn sẽ cần phải thoát ra. Đó là lý do tại sao tôi luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và thoát lệnh ở mức giá định trước nhất định.
Dừng lỗ thì luôn luôn là giới hạn lỗ, nhưng lợi nhuận không nhất thiết phải bị giới hạn. Cho dù bạn chỉ đúng trong 50% thời gian (hoặc thậm chí ít hơn), thì bạn vẫn có lãi.
Các chiến lược quản lý rủi ro khác bao gồm: giới hạn số tiền ký quỹ bạn sử dụng, chỉ mạo hiểm một tỷ lệ nhất định trong danh mục đầu tư của bạn đối với bất kỳ giao dịch cụ thể nào và đa dạng hoá danh mục đầu tư của bạn.
Một điểm khác biệt chính giữa trading và đầu tư là: đầu tư (thường) không sử dụng stoploss. Các nhà đầu tư dài hạn thường quản lý rủi ro bằng cách đa dạng hoá.
5. Hãy khiêm tốn
Hãy để cái tôi của bạn đứng ngoài giao dịch. Bạn đúng hay không, không quan trọng. Điều duy nhất quan trọng là tiền của bạn. Đừng bao giờ tiếp tục giao dịch nếu bạn không muốn thừa nhận rằng mình đã sai.
Tôi đã thấy rất nhiều biểu đồ trông thật tuyệt và rồi một sự kiện thiên nga đen xảy ra. Có lẽ một trong những cách tốt nhất để suy nghĩ về nó là xem xét tuyên bố được diễn giải từ trader huyền thoại Larry Williams:
“Bất kể hiệu suất trong quá khứ như thế nào, đừng bao giờ quên rằng mọi giao dịch mới bạn thực hiện chỉ có 50% cơ hội thành công.”
Tôi đã thấy rất nhiều trader khoe tỷ lệ thắng và phần trăm lợi nhuận siêu cao của họ rồi trở nên kiêu ngạo. Tôi sẽ tránh xa những trader này vì họ không tuân theo một nguyên tắc quan trọng của giao dịch tốt: Luôn khiêm tốn!
Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo cho hiệu suất trong tương lai!
6. Hãy ghi nhật ký
Cái này rất quan trọng. Bất cứ khi nào tôi học được điều gì mới về trading, tôi đều ghi nó vào sổ tay giao dịch. Bất cứ khi nào tôi mắc lỗi, tôi sẽ viết ra những gì đã sai và những gì tôi học được từ sai lầm đó vào nhật ký giao dịch của mình.
Sổ tay giao dịch của tôi chứa các chiến lược của tôi cho cả thị trường giá xuống và thị trường giá lên, chứa thói quen hàng ngày của tôi, chứa các tiêu chí sàng lọc của tôi và chứa danh sách tất cả những điều quan trọng mà tôi đã thu thập được trong nhiều năm giao dịch.
7. Theo dõi các tài sản của bạn
Hãy sử dụng một số phương pháp để theo dõi hiệu suất của bạn.
Mặc dù hơi tốn thời gian nhưng tôi vẫn sử dụng bảng tính Excel.
8. Tránh suy đoán
Đừng bao giờ giao dịch dựa trên suy đoán hoặc cảm xúc. Đừng bao giờ mua hay bán một tài sản vì sợ hãi (dù sợ thị trường sụp đổ hay sợ bỏ lỡ một động thái tăng giá lớn). Đừng bao giờ tham gia vào một vị thế chỉ vì bạn thích công ty đó, và tương tự như vậy, đừng bướng bỉnh giữ vị thế của mình vì bạn quá yêu công ty đó.
Các trader thành công nhất là những người vô cảm và không ràng buộc. Theo quan điểm của tôi, tôi định nghĩa bất cứ điều gì không liên quan đến phân tích dữ liệu đều là suy đoán.
9. Học cách sử dụng nền tảng biểu đồ của bạn
Một trong những điều tốt nhất tôi từng làm để thành thạo việc phân tích biểu đồ của mình chính là dành vài tuần không làm gì khác ngoài việc học tất cả các tính năng trên TradingView.
Khi mới đăng ký TradingView, tôi hoàn toàn bị choáng ngợp bởi vô số các công cụ, chỉ báo, chiến lược và ý tưởng ở đây. Vì vậy, tôi biết tôi phải tạm dừng giao dịch và tập trung vào việc tìm hiểu các công cụ trước.
10. “Look first, then leap”
Tạm dịch: Hãy quan sát trước, sau đó bứt phá.
Hãy luôn vạch ra điểm vào lệnh, nơi dừng lỗ và mục tiêu chốt lời trước khi tham gia giao dịch. Hãy tự hỏi: “Mình sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu rủi ro để có được bao nhiêu lợi nhuận?”
Và sau đây là một số mẹo giúp bạn giao dịch tốt hơn:
Mẹo 1: Khác với đầu tư dài hạn, trading luôn yêu cầu bạn sử dụng lệnh dừng lỗ
Điều này là hoàn toàn bắt buộc nếu bạn muốn có lợi nhuận trong dài hạn. Việc không sử dụng lệnh dừng lỗ hoặc quản lý rủi ro một cách thích hợp là lý do tại sao hơn 90% trader không thể kiếm được lợi nhuận về lâu về dài.
Điểm dừng lỗ của bạn phải tính đến Average True Range của tài sản trên bất kỳ khung thời gian nào bạn đang giao dịch. Để tìm giá trị này, hãy tìm kiếm “Average True Range” trong phần chỉ báo. Sử dụng điểm dừng lỗ nhỏ hơn Average True Range có thể khiến bạn bị dính đòn. Một thị trường whipsaw sẽ khiến điểm dừng lỗ của bạn kích hoạt, nhưng sau đó giá lại quay trở lại hướng giao dịch của bạn.
Do đó, việc sử dụng Average True Range có thể làm giảm khả năng bạn bị “stop out” và cải thiện khả năng có lợi nhuận của bạn.
Mẹo 2: Tìm hiểu cách sử dụng MA Exp Ribbon
MA Exp Ribbon chỉ đơn giản là một tập hợp các đường trung bình động hàm mũ thường được sử dụng. Nó có thể được sử dụng theo nhiều cách đây là một số cách mà tôi sử dụng nó.
1. Xác đjnh xu hướng: MA Exp Ribbon (tôi gọi tắt là dải ema) có thể được sử dụng để xác định xu hướng.
- Trong một xu hướng tăng, dải ema đóng vai trò là hỗ trợ khi giá chạm vào nó từ trên xuống.
- Trong một xu hướng giảm, dải ema đóng vai trò là kháng cự khi giá chạm vào nó từ dưới lên.
- Bạn có thể mua khi giá giảm (buy the dips) khi giá chạm đến dải ema từ trên xuống và giá đang trong xu hướng tăng mạnh.
- Bạn cũng có thể bán khi giá chạm dải ema từ dưới lên và đang trong xu hướng giảm mạnh.
Nhưng, như thường lệ, bạn nên kiểm tra những gì đang xảy ra trên các khung thời gian khác và luôn sử dụng stoploss!
2. Phát hiện đảo chiều xu hướng: Dải ema có thể giúp bạn phát hiện các cú đảo chiều xu hướng.
Khi giá xuyên qua dải băng với khối lượng lớn và động lượng mạnh, thì đảo chiều xu hướng có thể xảy ra.
Hãy đảm bảo thoát khỏi vị thế của bạn nếu giá phá vỡ dải ema trên khung thời gian bạn giao dịch (bởi bạn đã chọn sai phe). Nếu không, bạn có thể bị thua lỗ đáng kể.
3. Mô hình cờ tăng giá và cờ giảm giá: Hầu hết các mô hình cờ tăng giá hợp lệ thực sự xảy ra khi giá thoái lui hoặc tích luỹ bên trong dải ema. cờ tăng giá hay cờ đuôi nheo xuất hiện do giá dao động giảm trong khi dải ema đang hỗ trợ nó và tích luỹ.
Dải ema cũng là thủ phạm gây ra cú breakdown của mô hình cờ giảm giá. Vì vậy, nếu bạn thấy giá tích luỹ sau một đợt giảm giá mạnh và không biết liệu đó có phải là mô hình cờ giảm giá hay không, hãy kiểm tra xem giá đang phản ứng như thế nào với dải ema.
Mẹo 3: Hiểu tại sao thị trường chứng khoán luôn tăng theo thời gian
Là một trader, điều quan trọng là bạn phải hiểu tại sao thị trường chứng khoán luôn có xu hướng tăng theo thời gian.
Thực ra câu trả lời khá đơn giản: Phần lớn thị trường chứng khoán đi lên là do cung tiền tăng lên.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cổ phiếu có xu hướng tăng ít hơn cung tiền; trong thời kỳ tăng trưởng cao, cổ phiếu có xu hướng tăng nhiều hơn cung tiền. Do đó, dù bạn tin hay không, thị trường chứng khoán chỉ đơn thuần là một chỉ báo dao động của cung tiền.
Dưới đây là minh hoạ cho thấy chỉ số S&P 500 về cơ bản chỉ dao động bên trên hoặc bên dưới đường trung tâm khi được vẽ dưới dạng tỷ lệ cung tiền.
Đây là lý do tại sao thị trường chứng khoán thường đi xuống trong thời kỳ thắt chặt tiền tệ (FED giảm cung tiền, thường nhằm mục đích chống lạm phát).
Mặt khác, sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán có thể xảy ra khi nguồn cung tiền bị giảm đồng thời với tăng trưởng kinh tế cũng đang chậm lại. Điều này đã xảy ra trong những năm 1970 và 2022. Giai đoạn này được gọi là “đình lạm” (hoặc giai đoạn được đặc trưng bởi cả lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại).
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của tài khoản SPY_Master. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích đối với các bạn trong sự nghiệp Trading của mình. Hãy theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức, kiến thức và những câu chuyện thú vị trong thị trường tài chính nhé.
Nguồn: TradingView