Stellar Lumens-một công nghệ phân nhánh có cùng mã nguồn phân nhánh từ Ripple tuy có cùng nhà sáng lập nhưng nhiệm vụ của chúng hoàn toàn khác nhau. Cùng mình tìm hiểu Stellar Lumens qua bài viết này nhé.
1.Nguồn gốc của Stellar Lumens
1.1 Sự ra đời của Stellar Lumens.
Ra đời vào năm 2014 dưới bàn tay của nhà sáng lập là Jed McCaleb, Stellar Lumens được kỳ vọng kết nối các tổ chức tài chính và góp phần giảm thiểu chi phí cũng như thời gian cho các giao dịch chuyển khoản xuyên biên giới. Stellar còn là một nền tảng Blockchain cho phép xây dựng ứng dụng, sản phẩm trên nền tảng của họ như ETH. Vì có cùng một nhà sáng lập nên Stellar vẫn chạy trên nền tảng của Ripple vào thời điểm đó. Cho đến tháng 01/2015, Stellar đã hoàn thành được giao thức đồng thuận riêng có tên là Stellar Consensus Protocol. Từ đó trở đi, Stellar và Ripple tách hẳn ra và hoạt động với mục đích khác nhau.
1.2 Thông tin chi tiết về đồng tiền thanh toán trong hệ sinh thái Stellar Lumens là XLM
- Tên token: Stellar.
- Ticker: XLM.
- Nền tảng blockchain: Stellar blockchain.
- Giao thức: Stellar Consensus Protocol (SCP).
- Loại: Utility.
- Avg. Block time: 5 giây.
- Avg. Transaction Time: Over 1000 TPS.
- Tổng cung: 50,001,803,036 XLM.
- Tổng lưu hành: 23,250,000,000 XLM
1.3 Làm sao sở hữu và lưu trữ được Stellar coin
- Hiện tại, mọi người có thể mua Stellar coin trên sàn Binance, Bibox, Kucoin, Coinbase…
- Mọi người có thể lưu trữ Stellar Coin trên các loại ví đã hỗ trợ nền tảng của Stellar như :Ledger Nano S, Trezor. Hoặc lưu trữ trên ví mềm như Coinbase Wallet, Solar Wallet, Lobstr.
Với tổng cung ban đầu là 100 tỷ đồng coin, XLM được Stellar Development Foundation phân bổ theo từng phần như sau:
- 50% được đưa ra thị trường thông qua các chương trình Direct Sign Up.
- 25% dành cho các chương trình Partnership.
- 20% dùng để airdrop cho những người nắm Bitcoin.
- 5% do Stellar Development Foundation nắm giữ.
Xem thêm: Blockchain sẽ thay đổi cục diện ngành ngân hàng như thế nào?
2.Những đặc quyền khi sở hữu Stellar coin ( XLM).
2.1 XLM Sale
Khác với những dự án tiền điện tử khác, XLM coin sẽ được phát hành 95% ra thị trường cho cộng đồng mà không qua bất kỳ vòng ICO nào.
2.2 XLM Use Case
- Stellar coin sẽ dùng làm phí giao dịch trên Stellar blockchain: Stellar cho phép một giao dịch có thể chứa tối đa 100 hoạt động với mức phí cố định cho mỗi hoạt động là 0,00001 XLM. Phí giao dịch sẽ được tính theo công thức sau:
Phí giao dịch = Số hoạt động * phí cố định
- Tham gia Voting: . Khi bạn sở hữu 50.000.000 Stellar Coin tương đương 0,05% tổng cung bạn sẽ có quyền voting cho các sự kiện và phần thưởng nhận về là các Stellar Coin
- Điều kiện để thanh toán, chuyển tiền qua Stellar: Stellar bắt buộc người dùng phải nắm một lượng nhỏ coin XLM trong tài khoản của họ mục đích để tăng thanh khoản cho Stellar Coin(XLM). Như vậy mới có thể sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của Stellar khá giống với điều kiện trong thẻ phải lớn hơn 50.000vnd của hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Tăng tính thanh khoản: XLM được dùng để làm cross-currency (tiền tệ chuyển đổi). Mình sẽ giải thích rõ hơn tính năng này ở phần dưới.
3. Các tính năng nổi bật của Stellar Coin (XLM)
3.1 Stellar là hệ sinh thái giúp bạn giao dịch bất cứ đồng tiền nào minh bạch và tối ưu.
Giả sự bạn muốn tạo một đồng VND trên Stellar và gọi nó là “VND token”. Sau đó bạn sẽ bảo chứng rằng bất cứ ai đem 1 vnd đến cho bạn, bạn sẽ đưa họ 1 “vnd token” và ngược lại, khi một người mang “vnd token” thì bạn phải đảm bảo có thể đưa lại cho họ VND. Khi đó đã có sự trao đổi ngang giá của VND và VND token . Vậy nên khi mọi người giữ đồng VND token, họ có tùy biến sử dụng dùng để trao đổi với bất cứ hình thức mua bán nào. Tất nhiên ngoài VND bạn cũng có thể tạo bất kì token nào tương ứng với loại tiền tệ mà bạn muốn quy đổi như USD token, GBP token.
Đây chính xác là cách thức mà các ngân hàng trên thế giới đang hoạt động mỗi ngày.Hãy nghĩ xem có phải bạn đang dùng số tiền hiển thị trong thẻ để đem ra ATM rút tiền mặt không? Tuy nhiên điểm khác biệt là bạn có thể trao đổi bất cứ đâu bất cứ loại tiền nào mà không cần qua ngân hàng nhờ cơ chế phi tập trung tuyệt vời. Vì thế hệ sinh thái Stellar khiến cho tiền tệ không còn giới hạn nào.Bạn có thể làm việc ở Newyork và gửi dollar token về Việt Nam bất cứ khi nào. Hoặc bạn có thể trả lương cho công nhân đang ở Việt Nam qua Stellar network. Mặc khác Stellar còn cho phép người dùng trao đổi tiền tệ với nhau. Bạn hình dung giống như là giao dịch forex miễn là đồng tiền đó đã được khởi tạo trên hệ thống Stellar. Hệ thống sẽ yêu cầu người dùng phải có một lượng rất nhỏ lumen để khởi tạo tài khoản cũng như gửi transaction ( 0.00001 lumen mỗi giao dịch). Ngoài yêu cầu trên thì Stellar không ưu tiên bất cứ loại tiền nào.
3.2 Stellar giải quyết được hết những khuyết điểm của ngân hàng thông thường.
- Stellar là hệ sinh thái phi tập trung vì thế không một tổ chức nào kiểm soát được, không độc quyền chức năng (bất cứ ai cũng có thể khởi tạo ra token quy đổi)
- Stellar xử lý nhiều loại tài sản không chỉ riêng Crypto mà Stellar có thể hỗ trợ tất cả các loại tiền tệ mà thế giới đang sử dụng.
- Stellar quá rẻ vì các giao dịch gần như miễn phí chỉ mất 0,00001 XLM trên một lần giao dịch trong khi phí giao dịch của Bitcoin từ 3- 5 USD. Phí giao dịch thấp mạng lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng của Stellar. Với chi phí thấp của Stellar, nó sẽ có khả năng tiếp cận được rất nhiều người trong tương lại.
3.3 Lộ trình phát triển của Stellar Lumens
Lộ trình năm 2021 được thiết lập qua 3 trụ cột chiến lược:
- Giúp Stellar trở thành blockchain được nhiều người biết và tin tưởng hơn.
- Thúc đẩy các ứng dụng sử dụng Stellar blockchain để thanh toán và chứng khoán hóa.
- Giúp Stellar trở nên linh hoạt hơn để các ứng dụng bên thứ 3 có thể sử dụng.
4 Các ứng dụng thực tế của Stellar Lumens
4.1 Hợp tác với một số tổ chức phi lợi nhuận.
- Praekelt Foundation là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhiều ở châu Phi đã tích hợp Stellar vào ứng dụng nhắn tin Vumi để giúp đỡ những phụ nữ ở Sub-Saharan Africa tiết kiệm được tiền trong các khoản tín dụng.
- Deloitte đã tích hợp công nghệ Stellar nhằm xây dựng ngân hàng kỹ thuật lưu chuyển tiền tệ vào năm 2016. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, mạng lưới Stellar đã mở rộng gồm khắp nơi từ Á đến Âu như startup Philippines Coins.ph chuyên cung cấp ứng dụng thanh toán di động. Ngân hàng ICICI của đất nước tỷ dân Ấn Độ, và công ty chuyển tiền Tempo Money Transfer của Pháp.
- Đặc biệt là các nước châu Phi nơi công nghệ còn hạn chế thì công ty Orchain đã sử dụng Stellar nhằm kết nối các tổ chức tài chính ở Nigeria lại với nhau.
- Ngày 6 tháng 1 năm 2021, Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine đã công bố hợp tác và đối tác với Stellar trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Ukraine, sau đó giá trị của Stellar đã tăng 40%
Xem thêm: Ripple là gì? Mọi thứ bạn cần biết
4.2 Stellar Lumes là đối tác chiếc lược với IBM
Vào khoảng giữa tháng 7, International Business Machines Corp. ( IBM ) thông báo họ đang hỗ trợ dự án stablecoin tên là “Stronghold USD” được lấy nền tảng trên chuỗi khối của mạng Stellar. Đồng stablecoin này được tạo ra bởi Stronghold nền tảng của Stellar. Được gọi là đồng StrongHold ổn định được bảo hiểm bằng USD của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) sẽ được hỗ trợ tài sản ở mức ngang bằng (một đô la Mỹ cho mỗi đồng Stellar) và các khoản dự trữ cần thiết sẽ được nắm giữ bởi một công ty tín thác được nhà nước điều hành. FDIC là một cơ quan liên bang bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm, với số tiền lên đến 250.000 đô la. Và bắt đầu từ tháng 10 năm 2018 thì IBM đã dự định cho ra mắt một sản phẩm mới hoạt động trên nền tảng Blockchain được hỗ trợ bởi Stellar có tên là Blockchain World Wire.
4.3 Hợp tác với Transfer To
TransferTo là một nền tảng chuyển tiền quốc tế sẽ hợp tác với Stellar để thúc đẩy chuyển khoản và thanh toán quốc tế, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chuyển khoán với chi phí thấp, bảo mật và an toàn. Với việc cả hai tổ liên kết với nhau sẽ cho phép mở rộng hoạt động chuyển tiền tới hơn 70 địa điểm quốc tế trên toàn cầu.
5.Ưu và Nhược điểm của Stellar Lumens
5.1 Ưu điểm
- Đội ngũ sáng lập trẻ giàu nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.
- Giống ADA thì Stellar tập trung vào phát triển cộng đồng hơn là đi gọi vốn ICO.
- Càng ngày càng có nhiều đối tác muốn kết hợp với Stellar để phát triển thêm hệ sinh thái của họ. Mới đây Elon Musk cũng đưa Stellar vào danh sách các đồng coin nên đầu tư.
- Ứng dụng của Stellar không đao to búa lớn vĩ mô mà rất dễ hình dung là lưu chuyển tiền tệ không biên giới nên rất được nhiều người đón nhận.
5.2 Nhược điểm.
- Do phát hành 95% ra cộng đồng mà không qua ICO nên đồng tiền Stellar dễ bị lạm phát rõ ràng với mức 5% / năm là không phải con số thấp
- Hợp đồng thông minh trên Stellar kém thông minh là không linh hoạt bằng ETH. Tuy nhiên, nhờ như vậy thì Stellar ít bị tấn công hơn ETH
- Cạnh tranh với anh em cùng cha là XRP trong lĩnh vực thanh toán điện tử, hiện XRP có vốn hóa đứng thứ 3 trên của XLM
Xem thêm: Bạn đã biết 3 website xem phân tích biểu đồ của Bitcoin tốt nhất chưa?
6. Lời kết
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về Stellar Lumens nói chung và Stellar Coin nói riêng. Stellar coin là một trong những coin nền tảng có hướng đi riêng và độc đáo. Ngoài ra với những ứng dụng thiết thực và cộng đồng tâm huyết, đây là một mã tiền điện tử mà bạn có thể cân nhắc đưa vào danh mục tích trữ dài hạn.
VnRebates tổng hợp
Theo businesswire