Bitcoin có nguy cơ trở nên lỗi thời
Vào tháng trước, Google đã ra một thông báo gây chấn động không nhỏ đối với giới chuyên gia trong thị trường tiền điện tử. Cụ thể, ông lớn công nghệ tuyên bố sắp phát triển thành công một “siêu máy tính” có tiềm năng rất lớn, cộng thêm khả năng giải đáp các phương trình toán học phức tạp nhất trên quả đất.
Google nói rằng bộ xử lý lượng tử Sycamore 54 qubit của mình chỉ mất 200 giây để thực hiện xong phép toàn mà Summit – siêu máy tính mạnh nhất Trái Đất – phải mất 10.000 năm mới giải xong. Nếu siêu máy tính mạnh nhất thế giới còn phải tính lâu vậy, thì máy tính thường không “có cửa”, đồng nghĩa với việc Sycamore đã đạt được ưu thế lượng tử.
Tin tức này đối với các chuyên gia chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Bitcoin có nguy cơ trở nên lỗi thời.
Siêu máy tính sẽ làm Bitcoin lỗi thời ư?
Giới đào Bitcoin (BTC) đã có một phen nhốn nhào khi các dữ liệu về siêu máy tính này được đăng tải lên trang web chính thống của NASA. Tuy nhiên, không lâu sau đó bài viết lại được tháo xuống, có thể là do chưa có nguồn nào đứng ra xác thực khả năng thành công của sự án đầy tham vọng này.
Nhắc lại để quý đọc giả dễ hiểu, quy trình Bitcoin (BTC) được “đào” sẽ xảy ra sau khi các máy tính xử lý một hệ thống phương trình toán học phức tạp. Những “thợ đào” nào xử lý được càng nhiều phương trình thì sẽ có khả năng thu về càng nhiều Bitcoin – một phần thưởng dành cho tình hình tài chính của họ sau công sức “đào” ngày “đào” đêm. Vấn đề là, liệu có một máy tính nào trên thế giới có khả năng cạnh tranh với chiêc siêu máy tính của ông trùm công nghệ Google? Trên lý thuyết, một chiếc máy tính bình thường do Google tự tay phát triển, trên trung bình, đã có thể giải quyết các phương trình phức tạp hơn một chiếc máy tính truyền thống của người dùng. Kể chi là một “Siêu máy tính”!
Một trong những niềm tự hào nhất của các “thợ đào” là họ là những cá nhân siêu việt và duy nhất có đủ “trí tuệ” để giải các phương trình toán học và thu Bitcoin về. Nhưng xem ra, chiếc siêu máy tính này còn siêu việt hơn nhiều. Các dữ liệu cho thấy tốc độ xử lý trung bình của siêu máy tính trong 200 giây sẽ tương đương 10,000 năm đối với một máy tính thông thường. Vì vậy, nếu việc “đào” Bitcoin trở nên quá dễ dàng thì nguy cơ rất cao thị trường sẽ bị bảo hoà, mất kiểm soát và lỗi thời. Đương nhiên, điều này cũng đồng nghĩa rằng “thợ đào” sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Nhiều chuyên gia có tiếng trong giới tiền điện tử cũng bình luận rằng đây có thể là điểm bắt đầu cho một hồi kết của ngành “đào” Bitcoin trên thế giới. Vì vậy, các chuyên gia cũng đề xuất giới “thợ đào”, nếu muốn tự bảo vệ mình, thì phải bắt đầu hành động sớm và có các bước chuẩn bị kịp thời trước khi Google hoàn thành loại siêu máy tính này.
Tuy nhiên, Charles Hayter – Chủ tịch trang web Crypto Compare, bình luận rằng thị trường tiền điện tử thật ra hoàn toàn có thể thu lợi từ loại công nghệ mới này. Ông diễn giải thêm đây sẽ là thời khắc quan trọng để giới “thợ đào” có thể sở hữu các nguồn lực công nghệ mới và qua đó, phát triển ngành nghề của mình xa hơn nữa trong tương lai. Cụ thể, ông khẳng định:
“Đây cũng giống như một đợt cập nhật đối với thị trường tiền điện tử. Nếu so sánh, thì chả khác gì các đợt chạy đua “vũ trang” giữa dân hacker và dân lập trình.”
Dragos Ilies – một nhà nghiên cứu về lượng tử tại Imperial College ở Luân Đôn đưa ra bình luận của mình khi ông miêu tả các khả năng và cấu trúc của chiếc siêu máy tính.
“Năng lượng hiện tại của chiếc siêu máy tính này đang ở mức 53 qubit. Để thực sự gây ảnh hưởng tầm cỡ đến thị trường Bitcoin, hoặc các hệ thống tài chính khác, đòi hỏi một mức năng lượng ít nhất là 1500 qubit và hệ thống phải đủ sức chịu được sự rối lượng tử của tất cả năng lượng đó.”
Theo ông Ilies, chiếc siêu máy tính này không “siêu” như mọi người lo sợ. Ông khuyên giới “đào” Bitcoin nên bình tĩnh và chờ đợi thêm các tin tức khác. Nói thêm, qubit là từ viết tắt của “Quantum bits”, là đơn vị năng lượng mà chiếc siêu máy tính sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin.
Mạng Bitcoin được thiết kế để điều chỉnh độ khó khai thác của nó sau mỗi 2.016 khối (khoảng 14 ngày) dựa trên sức mạnh khai thác tham gia trong mỗi chu kỳ. Việc này là để đảm bảo thời gian sản xuất khối ở giai đoạn tiếp theo duy trì trong khoảng 10 phút. Khi có ít máy tính cạnh tranh trong việc giải quyết hàm băm của bitcoin để kiếm được bitcoin mới được tạo, độ khó sẽ giảm; khi nhiều người chơi nhảy vào, nó tăng lên.
Giả thuyết trên đã bỏ qua điều này, và nếu một siêu máy tính lượng tử tham gia vào việc giải mã, thì độ khó tiếp theo sẽ được tăng lên đến mức ngay cả một siêu máy tính lượng tử cũng sẽ bị chậm lại. Để đảm bảo mã hóa cứng (hardcoded) phải mất 10 phút để thêm khối Bitcoin mới vào hệ thống Blockchain không thay đổi.
Tất nhiên là chưa có ai kiểm tra được liệu mức độ khó như vậy có thể xảy ra được hay không.
Có lẽ cũng không còn xa lắm đâu…
Tiếp tục về chủ đề xử lý năng lượng lượng tử của máy tính, ông Ilies bình luận thêm:
“Khi ta thêm càng nhiều qubit, hệ thống sẽ trở nên ngày càng bất ổn định. Mặc dù vậy, các chuyên gia nghiên cứu có thể áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết khúc mắc này. Vì vậy, những khó khăn này hoàn toàn có thể được giải đáp trong tương lai, nhưng hiện tại chúng ta còn lâu lắm mới làm Bitcoin lỗi thời được. Đừng vội đổ bỏ hết vốn Bitcoin của mình.
Nguồn: Livebitcoinnews
Tổng hợp theo Vnrebates