Thị trường vàng được xem là một thị trường sôi động và được nhiều trader tin tưởng đầu tư. Ngay từ khi hình thành, thị trường vàng đã được ví như như thị trường tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, vàng còn là tài sản lưu trữ và thể hiện cho sự giàu có, uy quyền sang trọng.
Chính vì thế mà khi phân tích thị trường vàng Việt Nam phải lưu ý đến lịch sử giao dịch vàng, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010 khi các sàn giao dịch vàng tăng nhanh ở các thành phố lớn. Hai trung tâm giao dịch vàng lớn trong nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Vào năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ước tính rằng số vàng trong nhân dân nắm giữ là từ 300 đến 500 tấn vàng. Vậy thị trường vàng Việt Nam có gì đặc biệt? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Tổng quan về vàng và thị trường vàng
1.2 Vàng là gì?
Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm, ánh đỏ. Tên Latinh của nó là Aurum, ký hiệu là Au. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064 độ C. Khi nóng chảy, vàng dễ hòa tan với các kim loại màu khác như: đồng, bạc, kẽm, nhôm, thiếc, niken… Vàng nguyên chất là kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Nó cũng là một chất có tính phóng xạ tuyệt vời, nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng, nó có thể phản xạ tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ nhiệt. Vàng không tan trong đơn chất axit, không bị oxy hóa trong môi trường tự nhiên, không bị tác động bởi các muối kiềm nhưng lại có thể “hòa mình” trong thủy ngân lỏng và cũng dễ hòa tan trong nhôm kim loại khi có nhiệt độ cao. Kể từ khi được biết đến, vàng luôn được coi là thứ quý hiếm.
Vàng, từ thuở ngàn xưa, đã là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Giá trị của vàng có thể được truy về tận những nền văn minh sơ khai của nhân loại như Ai Cập cổ đại vào thời đại 5000 năm trước Công Nguyên. Riêng ngày nay ở Châu Á, những đất nước đặc trưng nhất như Ấn Độ và Trung Quốc đã trở thành những nơi nhập khẩu vàng lớn nhất Thế giới. Nội dung bài viết này sẽ bao quát về vàng và phân tích thị trường vàng Việt Nam.
Xem thêm: Mua vàng hay gửi tiết kiệm: Đâu là kênh đầu tư hiệu quả hơn trong năm 2021?
1.2 Vai trò của thị trường vàng đối với kinh tế Việt Nam
Vàng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với những chức năng căn bản như:
- Điều chế trang sức
- Vốn dự trữ của Ngân hàng Nhà nước
- Khoản đầu tư của khối Tư nhân
- Ứng dụng trong công nghiệp nặng.
Ngoài những chức năng vừa kể trên, vàng còn đóng vai trò như một công cụ tài chính thiết yếu đối với sự phát triển xã hội trong thời kỳ Việt Nam đóng cửa kinh tế. Cho đến ngày nay, xã hội Việt Nam vẫn còn giữ thói quen tiêu dùng vàng với vai trò không hề thay đổi. Một trong những số đó là:
- Đơn vị tiền tệ để chi trả trong các giao dịch thương mại, như là buôn bán bất động sản, xe hơi, và các thoả thuận nhỏ lẻ khác từ các cá nhân kinh doanh.
- Là khoản tiết kiệm cá nhận.
- Là các điểm tính thương mại cho tài chính và các ràng buộc về tài chính nói chung.
- Tài sản thay thế khi giá trị của các loại tài sản khác bị khấu hao dần theo thời gian.
- Một loại thế chấp.
1.3 Tình hình buôn bán vàng
Tình hình buôn bán vàng tại Việt Nam cũng không được ghi nhận trong bất kỳ báo cáo chính thức nào. Tuy nhiên, có một điểm chắc chắn rằng, hiện tượng vàng được buôn lậu tại Việt Nam là rất năng động.
Cách thức buôn lậu vàng thì vô cùng đa dạng, như là giấu trong các loại hành lý hàng không mà không được đăng ký, dọc theo đường biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc, v.v…
Số liệu từ năm 1995 – 2003 đã từng cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường vàng tại Việt Nam vô cùng to lớn. Cụ thể, đà tăng trưởng đạt mức 5.1% thường niên.
Vào năm 2004, Hiệp hội vàng bạc thế giới đã đánh giá Việt Nam là đất nước có thị trường vàng lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau mỗi Indonesia. Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ về nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu thụ trang sức.
Xem thêm: Cách đầu tư vàng hiệu quả!
2. Toàn cảnh bức tranh thị trường vàng Việt Nam
Để có bức tranh chung quy nhất về phân tích thị trường vàng tại Việt Nam và đưa ra các kết luân về bản chất của thị trường, chúng ta đầu tiên cần phải phân tích về xu hướng của nhu cầu vàng trong quá khứ. Thứ hai là các số liệu hàng thàng. Cuối cùng là phân tích số liệu hàng ngày.
2.1 Thị trường vàng thông qua đại lượng đo lường VND/Lượng
Giá vàng nội địa tại Việt Nam được tính bằng VND/Lượng (Tael = Lượng). Tael còn được gọi là cây hoặc lượng, tương đương 37,5 gram hoặc 1,2057 ounce. Còn ở một số quốc gia châu Á khác như Hồng Kông, mỗi lượng tương đương 37,429 gram hoặc 1,20337 ounce. Đơn vị Lượng của Việt Nam có thể được chia thành 10 chỉ. Một cây hoặc lượng = 37,50 gram và một chỉ = 3,75 gram.
Đơn vị chỉ của Việt Nam được sản xuất theo 5 mệnh giá như sau: 10 chỉ, 5 chỉ, 2 chỉ, 1 chỉ và ½ chỉ . Theo truyền thống Việt Nam, một lượng vàng 37,5 gram bao gồm 3 thanh vàng mỏng gắn với nhau, trong đó có hai thanh nặng 15 gram, và thanh thứ ba nặng 7,5 gram. Do đó mà khi phân tích thị trường vàng Việt Nam cần nắm rõ được các loại đại lượng đo lường này.
Ngoài đại lương đo lường, chúng ta cũng cần chú ý đến sản lượng khai thác vàng khi phân tích thị trường. Trên thực tế, sản lượng khai thác vàng tại Việt Nam được ước tính ở mức 2 tấn/năm.
Biểu đồ bên trên thể hiện dữ liệu về nhu cầu vàng nội địa được thống kê trong giai đoạn Việt Nam thực hiện cải cách từ năm 1994 – 2002. Trader có thể dễ sàng quan sát được phân tích thị trường vàng đang có xu hướng tăng trưởng theo thời gian, đặc biệt là vào cuối quý 4 và đầu quý 1 hằng năm.
Nhiều chuyên gia tin rằng, đây là hiện tượng phổ biến và lặp đi lặp lại do thói quen tiết kiệm của người Việt sau một năm làm ăn buôn bán. Và một nguyên nhất rõ ràng nữa, đầu quý 1 cũng chính là thời điểm của Tết. Các khoản tiết kiệm và giao dịch bằng tiền mặt sẽ tăng cao trong giai đoạn này.
Xem thêm: 5 cách đầu tư vàng tốt nhất trader phải biết
2.2 Thị trường vàng thông qua cung – cầu
Theo Hội đồng vàng thế giới, Việt Nam được ghi nhận là nước xếp thứ 4 châu Á trong năm 2015 về tổng mức đầu tư vàng với 47,8 tấn, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có nhu cầu vàng cao thứ 6 thế giới trong năm 2015, danh sách này có cả Đức và Mỹ. Lượng vàng trang sức của Việt Nam trong năm 2015 là 15,6 tấn, nghĩa là tổng lượng vàng tiêu dùng (đồ trang sức + vàng đầu tư) ở Việt Nam trong năm 2015 đạt 63,4 tấn, cao thứ 7 trên toàn cầu, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Đức, Thái Lan và Ả Rập Saudi.
2.3 Thị trường vàng thông qua việc nhìn lại lịch sử
2.3.1 Năm 2008 & 2009 – Sàn giao dịch vàng mọc lên như nấm
Hãy bắt đầu phân tích thị trường vàng Việt Nam từ năm 2008. Thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch vàng đã được các ngân hàng Việt Nam mở ra. Những “sàn giao dịch” này cho phép các khách hàng bán lẻ đầu cơ giá vàng trong nước, bao gồm các khoản vay ngân hàng và cung cấp cho khách hàng mức đòn bẩy rất cao và khuyến khích đầu cơ mạo hiểm.
Sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) được mở bởi Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng Eximbank liên doanh với Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sau đó và mở sàn giao dịch vàng vào tháng 9 năm 2008.
2.3.2 Năm 2010 – Đóng cửa sàn giao dịch vàng
Tuy nhiên, ngày 30 tháng 12 năm 2009, Chính phủ đã ban hành chỉ thị buộc đóng cửa tất cả các sàn giao dịch vàng trong vòng 3 tháng. Dường như, Chính phủ lo ngại rằng các hoạt động giao dịch gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính của đất nước.
NHNN cũng cho rằng tất cả các khoản vay đã được sử dụng để giao dịch vàng (các ngân hàng cho các nhà đầu cơ vay) phải được hoàn trả. Quy định trả nợ này và thời hạn chót để đóng cửa sàn vào ngày 30 tháng 3 năm 2010, thực sự đã khiến khối lượng giao dịch trên tất cả các sàn giảm mạnh vào đầu tháng 1 năm 2010, khi khách hàng tranh nhau vị trí bán. Điều này dẫn đến một số đơn vị giao dịch đóng cửa hoạt động kinh doanh vàng của họ trước hạn 30 tháng 3.
2.3.3 Năm 2011 – Cho vay và gửi vàng của các ngân hàng bị cấm
Tháng 4/2011, Thông tư 11/2011 / TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 đã được ban hành. Thông tư này cấm các ngân hàng (các tổ chức tín dụng) tham gia vào việc cho vay vàng hoặc nhận gửi vàng (được gọi là “huy động gửi vàng“) với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.
Tháng 5/2011, NHNN đã chỉ định Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất vàng miếng tại Việt Nam. Lý do để đưa SJC trở thành thương hiệu quốc gia sản xuất vàng độc quyền nhằm giúp Nhà nước có thể kiểm soát vàng tồn kho chặt chẽ hơn, và do đó can thiệp hiệu quả hơn giá vàng trong nước.
2.3.4 Năm 2012 – Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Vào tháng 4 năm 2012, Chính phủ đã ban hành nghị định quan trọng nhất trên thị trường vàng Việt Nam, Nghị định số 24/2012 / NĐ-CP về kiểm soát sản xuất vàng miếng bởi Nhà nước, và chính phủ thực hiện độc quyền về nhập khẩu và xuất khẩu vàng.
Nghị định bao gồm “quản lý kinh doanh vàng“, cụ thể cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán / phương tiện trao đổi, chuyển sang tiếp quản độc quyền sản xuất vàng miếng trong cả nước, duy nhất được nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu vàng, và quy định kinh doanh vàng miếng chỉ được thực hiện bởi các tổ chức được cấp phép. NHNN có thể lữu giữ vàng thỏi như một cách dự trữ chính thức.
Tại thời điểm đó, NHNN bắt đầu kiểm soát việc sản xuất vàng miếng của SJC. Các thanh SJC chiếm khoảng 90% thị trường theo NHNN. Vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC có thể được giao dịch trong giai đoạn chuyển tiếp, sau đó chỉ các loại vàng miếng SJC mới có thể được giao dịch bởi các công ty đã nhận được giấy phép mới có liên quan.
2.3.5 Năm 2013 – Giấy phép kinh doanh
Khi các quy định cấp phép kinh doanh vàng của NHNN có hiệu lực vào tháng 1 năm 2013, nó đã chỉ cấp phép cho 22 ngân hàng và 16 công ty khác hoạt động dịch vàng ủy quyền. Vào đầu tháng 1 năm 2013, các giao dịch vàng miếng nhỏ lẻ khác đều trở thành bất hợp pháp.
Mục đích của việc đấu giá vàng là nhằm điều tiết cung cấp vàng cho thị trường trong nước, nhằm giảm giá trong nước về giá quốc tế, cũng như ổn định thị trường.
Phiên đấu giá đầu tiên tổ chức vào ngày 28/03/2013. Tính chung trong năm 2013, NHNN đã tổ chức 76 cuộc đấu giá vàng và bán tổng cộng 1,82 triệu lượng vàng (khoảng 70 tấn). Giá vàng trong nước đã giảm 24,6% trong năm 2013, tuy nhiên việc giảm trên không biết có tác dụng gì không, song thực tế kể từ khi đấu giá, giá đô la quốc tế cũng đã giảm 25,5%.
Nhiều khả năng vàng này không được ghi nhận như là một phần của dự trữ chính thức. Do đó mà việc tiến hành phân tích thị trường vàng Việt Nam không thể sâu sắc khi không thực sự chú ý đến các số liệu trên.
3. Tìm hiểu về lợi nhuận giao dịch vàng
3.1 Số liệu lợi nhuận hàng tháng từ vàng
Cụ thể, hãy so sánh thử tỷ lệ lợi nhuận thu về từ vàng giữa Việt Nam so với số liệu quốc tế.
Cả 2 thị trường đều có xu hướng tăng trưởng, và các số liệu về tỷ lệ lợi nhuận thi về của Việt Nam cũng khá tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, con số cụ thể lại khác nhau khá nhiều.
Ví dụ, trong 7 thàng gần nhất từ bảg dữ liệu, tỷ lệ lợi nhuận thường niên của Việt Nam cao hẳn hơn của Luân Đôn gấp 3.11 lần, trong khi giá trị trung bình hàng tháng của cả 2 thị trường lại nằm mức rất xuýt xoát nhau – 8.19% và 8.4%.
Từ các số liệu trên, các trader chuyên nghiệp đã nhận định rằng, thị trường vàng Việt Nam cũng hứng chịu những tác động tương tự như thị trường vàng quốc tế nếu có xảy ra các biến động thị trường. Tốc độ có thể chậm hơn, nhưng mức độ và sức ảnh hưởng thì không hề thua kém.
Xem thêm: Vàng có còn là kênh đầu tư hấp dẫn trong khủng hoảng kinh tế do Covid gây ra?
3.2 Số liệu lợi nhuận hàng ngày từ vàng
Trong phân tích từ các số liệu hàng ngày, độ dao động của thị trường khi phản ứng với các biến động thì không hề lớn như các số liệu hàng tháng (chỉ trong khoảng tăng giảm 0.04%). Điều này thể hiện rất rõ ràng rằng, thị trường vàng tại Việt Nam không nằm trong giả thuyết thị trường hiệu quả (market efficiency). Nghĩa là các trader hoàn toàn có cơ hội chiến thắng thị trường dựa vào sự quản lý và thu thập các nguồn thông tin khác nhau.
Lời kết
Nhìn chung, thị trường vàng vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và dài hơi đối với các trader. Tuy nhiên, nếu muốn nắm bắt cơ hội thì thị trường này, bạn cần nắm rõ được quy luật và bản chất của nó. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro bắt tay vào đầu tư vàng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về vàng và thị trường vàng, vui lòng để lại bình luận dưới đây.
Tổng hợp theo Vnrebates
Theo Cafef