Giao dịch tài chính được xem như một công cụ hữu hiệu để thực hiện “giấc mơ có thật” về một cuộc sống thoải mái về tiền bạc, thời gian, không gò bó bởi bất cứ điều gì, không chịu áp lực từ công việc, không phải đau đầu về tài chính.
Bước vào thời kỳ 4.0, với sự phát triển vượt bật của công nghệ cùng những bộ óc vĩ đại, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một nhà đầu tư lão luyện mà không cần phải học những kỹ năng của họ thông qua 3 mô hình ủy thác giao dịch phổ biến nhất bao gồm: PAMM, MAM và Copytrade.
Với mỗi broker hay nhà cung cấp giải pháp, 3 hình thức giao dịch trên lại có những cách diễn giải khác nhau, tuy nhiên trong bài viết dưới đây Vnrebates sẽ cố gắng trình bày chúng trong các phiên bản phổ biến nhất cũng như giúp bạn đọc nắm bắt được những điểm giống nhau cũng như phân biệt sự khác nhau giữa các hình thức này.
Xem thêm: Top 5 sàn giao dịch Forex tốt nhất tại thị trường Việt Nam
1. Giới thiệu chung về PAMM và hoạt động của tài khoản này
PAMM (Quản lý quỹ theo Mô-đun tỷ lệ phần trăm) là loại tài khoản được cung cấp bởi các nhà môi giới ngoại hối nhằm huy động vốn đầu tư được quản lý bởi trader, trong đó nhà đầu tư (investor) có thể ủy quyền số tiền mà họ muốn giao cho người quản lý quỹ (master – money manager) để giao dịch kiếm lời cho mình.
Tài khoản master có số dư là tổng của tất cả các tài khoản của nhà đầu tư được kết nối và master không thực sự sở hữu số tiền đầu tư này. Do đó, người quản lý quỹ không có quyền truy cập vào tài khoản này, họ có thể đại diện để giao dịch nhưng không thể rút tiền từ tài khoản này.
Điều quan trọng cần đề cập là các tài khoản nhà đầu tư (investor account) được kết nối với PAMM không thể tự giao dịch, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ tỷ lệ phần trăm. Tuy nhiên, thông thường có thể tách tài khoản nhà đầu tư khỏi tài khoản Master bất cứ lúc nào.
Nhà quản lý quỹ PAMM kiếm tiền từ phí quản lý và phí ưu đãi (management fee và incentive fee). Phí quản lý được tính từ số dư của nhà đầu tư hàng tháng, phí ưu đãi phụ thuộc chặt chẽ vào lợi nhuận thu được từ giao dịch của chính nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư liên quan.
Xem thêm: Tất tần tật về các loại sàn Forex phổ biến hiện nay
2. MAM là gì? Ưu điểm của hình thức giao dịch này là gì?
2.1 MAM là gì?
MAM là viết tắt của cụm từ Multi-Account Manager (Quản lý đa tài khoản). MAM cũng được xem là một sản phẩm phái sinh của hệ thống PAMM. MAM là một phần mềm giao dịch riêng biệt, thông qua phần mềm duy nhất MAM sẽ giúp các nhà trader hoặc người quản lý tài khoản có thể trade nhiều tài khoản rất trực quan trên một màn hình mà không cần phải đăng nhập vào từng tài khoản đơn lẻ.
Hiện nay, nền tảng MT4, MT5, Currenex hay Trading Station hoặc thậm chí một số phần mềm giao dịch qua web cũng có tính năng MAM này. Các broker rất ưa thích thích hình thức giao dịch này, bởi khi cung cấp cho trader, MAM sẽ giúp các trader có thể thực hiện được khối lượng giao dịch nhiều hơn và nhanh hơn, cũng chính vì thế sàn được hưởng lời từ phí giao dịch như commission hay spread do khối lượng giao dịch tăng lên.
Bên cạnh đó, phần mềm MAM còn giúp cho các nhà giao dịch có thể chia khách hàng của họ thành nhiều group khác nhau, cũng đồng thời áp dụng chiến thuật giao dịch khác nhau cho từng group. Theo dó, mỗi khách hàng và mỗi group sẽ có điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời độc lập với nhau. Phần mềm MAM cho phép nhà quản lý tài khoản (có thể là một người quản lý hay một nhà giao dịch có nhiều kinh nghiệm), họ có thể giao dịch thay cho những người khác trên nhiều tài khoản khác nhau.
2.1 Những tính năng độc đáo của tài khoản MAM
- Nhà quản lý tài khoản MAM có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát thông số giao dịch trong thời gian thực.
- Không hạn chế số lượng tài khoản giao dịch và số tiền gửi.
- Có các tài khoản Full, Mini & Micro Lot để với lợi thế phân bổ tốt nhất.
- Phân bổ của khách hàng bắt đầu ở 0,01 (1000 đơn vị) lô cho mỗi giao dịch.
- Tất cả các loại lệnh thông thường được chấp nhận: Lệnh thị trường (Market Execution order), Lệnh dừng (stop order), Lệnh giới hạn (Limit order).
- Tất cả các loại lệnh duy nhất (unique order) được chấp nhận: Lệnh bảo toàn vốn (Trailing Stop), Lệnh đóng 1 phần Close by và lệnh đóng toàn phần Close all.
- MAM có thể quản lý nhiều tài khoản chính với các chiến lược khác nhau.
- Chấp nhận sử dụng phần mềm giao dịch Tự Động (EA).
- Tất cả Tài khoản phụ đều có đầu ra để sàng lọc báo cáo.
- Thông tin tài khoản được quản lý theo Tháng, Quý và Năm đều được báo cáo cho khách hàng trên phần mềm quản lý MT4 và MT5
- Giám sát phí hoa hồng và hiệu suất trong thời gian thực.
- Có nhiều hình thức phân bổ khác nhau bao gồm: vốn chủ sở hữu, số dư và lô.
3. Phân biệt tài khoản PAMM với tài khoản MAM
MAM và PAMM là 2 loại tài khoản khác nhau nhưng thường gây ra nhầm lẫn cho các nhà giao dịch cũng như nhà đầu tư.
3.1 Điểm tương đồng giữa PAMM và MAM
- Điểm giống nhau chung nhất giữa PAMM và MAM chính là đây đều là mô hình ủy thác giao dịch với mục đính chung là quản lý vốn và chia sẻ lợi nhuận.
- Các nhà đầu tư không thể giao dịch riêng lẻ trên các tài khoản được quản lý, nhưng họ có thể tách khỏi chúng bất cứ lúc nào.
- Cả hai hình thức trên đều đem đến sự an toàn về vốn. Bởi vì các trader chỉ được ủy quyền giao dịch không thể rút tiền vốn của nhà Đầu tư.
3.2 Sự khác biệt giữa PAMM và MAM
- Tài khoản người quản lý MAM và tài khoản nhà đầu tư là hoàn toàn độc lập. Đối với PAMM thì tất cả số tiền của người quản lý và nhà đầu tư đều nạp vào chung 1 tài khoản.
- Khối lượng giao dịch trên tài khoản nhà đầu tư có thể điều chỉnh theo tỷ lệ tùy ý so với tài khoản MAM. Đối với PAMM, khối lượng giao dịch được tính theo tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư
- Trong PAMM, số dư tài khoản chính (master account) liên kết với tài khoản của nhà đầu tư trong khi trong MAM, số dư tài khoản chính được tách biệt với số dư của các nhà đầu tư, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận khác nhau giữa chúng.
- Thông thường, các tài khoản master của PAMM được hiển thị công khai thì các master account của MAM lại không được hiển thị công khai trong bảng xếp hạng, chúng là các đăng ký riêng tư cho các nhà quản lý tiền cụ thể. Tài khoản MAM được thiết kế cho các nhà đầu tư muốn chọn mức độ rủi ro của riêng họ và linh hoạt hơn trong việc quản lý tiền của họ.
Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex hiệu quả
4. Copy trade hay Social Trading là gì? Điểm mạnh và hạn chế của giải pháp giao dịch này là gì?
4.1 Copy trade là gì?
Copy Trade hay Copy trading theo đúng nghĩa đen là SAO CHÉP GIAO DỊCH, một số nền tảng khác gọi là social trading hay giao dịch xã hội. Những giao dịch trên tài khoản chủ sẽ được sao chép giống hoặc tương đồng với tài khoản Copy. Đương nhiên tài khoản gốc lỗ hay lãi thì tài khoản copy cũng sẽ lỗ hoặc lãi tương đồng như thế.
Có thể hiểu Copy trade một hình thức giao dịch thụ động, trong đó, người sao chép (gọi là nhà đầu tư hoặc follower) được quyền đăng ký theo dõi tài khoản giao dịch của người được sao chép (trader chuyên nghiệp – Pro trader, chuyên gia, master hay leader…).
Bất kỳ hành động giao dịch nào được thực hiện bởi Pro Trader như vào lệnh, dừng lỗ, đóng lệnh đều sẽ được thực hiện trong tài khoản của người sao chép theo tỷ lệ giữa hai tài khoản. Nếu master giao dịch thành công, lệnh có lợi nhuận thì lệnh của follower cũng có lợi nhuận, ngược lại, nếu master giao dịch thất bại, follower cũng sẽ phải chịu thua lỗ theo.
Ví dụ cụ thể về Copy trade:
Tài khoản A có tổng cộng là 1000 USD và giao dịch lời thành 1500. Tài khoản B copy theo tài khoản A và có số vốn tương tự là 1000 USD thì cũng sẽ có lời là 1500 USD
Tài khoản C cũng copy nhưng vốn 10.000 thì cũng sẽ có lời thành 15.000 USD.
Người copy giao dịch vẫn sẽ có khả năng ngắt kết nối với Pro Trade và tự quản lý lệnh. Tương tự, người copy vẫn có thể không cần ngắt kết nối nhưng vẫn có thể toàn quyền quyết định việc cắt lệnh, Stop Loss, Take Profit,…
So với mức tiền gửi ngân hàng 7%/năm của bạn thì mức lợi nhuận khi bạn copy trade có thể lên đến 15%/năm hoặc có thể lơn hơn thế nữa. Và rất dễ dàng và an toàn nến bạn biết cách chọn và phân bổ vốn cho các nhà giao dịch.
4.2 Lợi thế cũng như bất lợi của Copy trade là gì?
Bất cứ một hình thức giao dịch nào nếu có những ưu điểm nổi bật thì cũng sẽ tồn tại những hạn chế nhất định, và Copy trade cũng không ngoại lệ.
Cũng như các hình thức ủy thác đầu tư khác, thông qua hình thức Copy trade, trader sẽ giải quyết được 3 vấn đề:
- Không kiến thức – Copy trade không yêu cầu bạn có đầy đủ các kiến thức về thị trường tài chính, kiến thức về phân tích kỹ thuật, kỹ năng xây dựng chiến lược giao dịch, kỹ năng quản lý vốn…,
- Không kinh nghiệm – các master là những trader lão luyện trên thị trường và những kinh nghiệm của họ sẽ giúp bạn kiếm được tiền.
- Không thời gian – với copy trade, bạn chỉ cần bỏ một khoảng thời gian ban đầu để lựa chọn tài khoản master, sau đó chỉ cần giữ cho máy tính luôn kết nối internet.
Các nền tảng đặc biệt như ZuluTrade, Myfxbook, TradeSocio, eToro… cung cấp tùy chọn kết nối các giải pháp giao dịch sao chép CopyTrade với nhà môi giới của bạn. Họ cũng cung cấp cơ sở dữ liệu của riêng họ về các nhà cung cấp tín hiệu ngoại hối được xác minh với một loạt các số liệu thống kê khác nhau cho tất cả các nhà cung cấp tín hiệu.
Đây được xem là một lợi thế lớn của Copytrade so với PAMM hay MAM bởi broker không cần tự mình tìm kiếm những nhà quản lý tiền đáng tin cậy.
Nhà đầu tư có thể chủ động quản lý tài khoản giao dịch nếu muốn: Trong các nền tảng Copytrade (social trading), khách hàng thường theo dõi các nhà cung cấp tín hiệu (signal providers) được chọn với khối lượng cụ thể. Họ có thể theo dõi nhiều nhà cung cấp trên một tài khoản giao dịch, điều này là không thể có trong MAM hay PAMM.
Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể giao dịch trên các tài khoản này hoặc đóng các vị thế được mở bởi các nhà cung cấp tín hiệu mà không có bất kỳ giới hạn nào. Kết quả thu được trên tài khoản của nhà đầu tư thường ít tương quan với các nhà cung cấp tín hiệu vì toàn bộ việc quản lý tiền được thực hiện bởi chính nhà đầu tư.
Trên hầu hết các nền tảng Copy trade, bạn có thể tương tác trực tiếp với các nhà cung cấp bằng cách gửi cho họ câu hỏi, nhận xét về chiến lược của họ hoặc thực hiện các cuộc trò chuyện trực tuyến với họ. Để sử dụng một nhà cung cấp tín hiệu cụ thể, bạn cần trả cước thuê bao, thường là một khoản phí cố định hàng tháng.
Tuy nhiên, Copy trade vẫn tồn tại các hạn chế nhất định như các rủi ro từ thị trường (chiến lược mà một nhà giao dịch đang copy không thành công), rủi ro đến từ việc lựa chọn tài khoản master hay rủi ro do phân bổ nguồn vốn không hiệu quả.
Trader cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu các công cụ mà họ đang giao dịch gặp phải tình trạng thanh khoản kém khi thị trường biến động hoặc rủi ro hệ thống nếu sản phẩm giao dịch trải qua sự sụt giảm mạnh.
Xem thêm: Giao dịch Forex cho người mới bắt đầu – Dễ hay khó?
5. Trader cần chú ý gì khi lựa chọn các hình thức giao dịch PAMM, MAM và Copy trade
5.1 Lựa chọn nhà môi giới uy tín
Thành công của bạn trong việc chọn một nhà quản lý quỹ tốt phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có chọn được một nhà môi giới uy tín hay không. Trong đó, điều quan trọng là nền tảng nhà môi giới phải đảm bảo rằng quỹ đầu tư sẽ luôn được an toàn, và ở trên đó các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch. Việc chọn các nhà môi giới cung cấp các dịch vụ PAMM, MAM, hay Copy trade có giấy phép, có nhiều phản hồi tích cực là vô cùng quan trọng.
5.2 Tùy thuộc vào “khẩu vị” mỗi nhà đầu tư mà cách chọn quỹ PAMM hay MAM cũng khác nhau
- Có nhà đầu tư thích lợi nhuận siêu cao tầm 100%/tháng, chỉ nạp vào vài trăm USD và cháy tài khoản cũng không sao.
- Có nhà đầu tư thích lợi nhuận ổn định theo tháng hoặc theo quý, nhưng quỹ phải an toàn thể hiện qua các chỉ số thống kê.
- Có nhà đầu tư thích chọn quỹ PAMM giao dịch scalping.
- Có nhà đầu tư thích quỹ giao dịch swing
Ví dụ, nếu bạn đặt tiêu chí hàng đầu là rủi ro thấp, vì chỉ có rủi ro thấp thì bạn mới sẵn sàng và yên tâm bỏ số tiền lớn vào quỹ PAMM.
Vì vậy đây là cách bạn tìm quỹ PAMM tốt nhất:
#1. Thời gian hoạt động > 6 tháng (bắt buộc)
#2. Max. Drawdown < 20% (bắt buộc)
#3. Floating P/L < 20% (bắt buộc)
#4. Average Win ($) > Average Loss ($) (bắt buộc)
#5. Lợi nhuận trung bình > 15%/quý ~ 5%/tháng (linh động)
#6. Vốn góp của quản lý PAMM tối thiểu 500$ (linh động)
Xem thêm: Các thuật ngữ trong forex cần biết cho các nhà giao dịch ngoại hối
Lời kết
Có nhiều giải pháp mà các brokers có thể sử dụng để cung cấp dịch vụ quản lí tài khoản cho trader, mở ra cơ hội mới cho các nhà giao dịch ngoại hối, mà 3 hình thức cơ bản là PAMM, MAM và Copy trade. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và tùy theo mục đích sử dụng mà nhà đầu tư và các trader sẽ lựa chọn dịch vụ cho phù hợp.
Các tài khoản PAMM và MAM thường được quản lý bởi một trader dạn dày kinh nghiệm và hầu hầu hết các giao dịch được thực hiện trên tài khoản của người quản lý quỹ. Đối với PAMM, lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ phần trăm còn đối với MAM lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ vốn giữa các trader. Khi tham gia Copy trade, khách hàng sẽ được lợi về việc chủ động quản lý tài khoản giao dịch nếu muốn. Còn đối với PAMM hay MAM, khách hàng sẽ được trader có uy tín được công nhận quản lý tài khoản.
Hiện nay, Copy trade được xem là một hình thức có bước phát triển mạnh mẽ nhất, và nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã xuất hiện, do đó gây khó khăn cho nhà giao dịch ngoại hối khi chọn nền tảng tốt nhất để có dịch vụ tốt nhất, tránh việc lựa chọn sai trader dẫn đến kết quả thua lỗ.
Việc đầu tư ngoại hối thông qua các nhà quản lý vốn rất hữu ích và hấp dẫn với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian cũng như kiến thức giao dịch, tuy nhiên để kiếm lời và bảo vệ vốn của mình, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nhà môi giới, nhà cung cấp dịch vụ cũng như nhà quản lý quỹ để chọn được nơi xứng đáng để “chọn mặt gửi vàng”.
Theo leaprate