Nếu đang tìm hiểu về mô hình nến Nhật, trader không thể bỏ qua mô hình nến Shooting Star (Nến Bắn Sao). Đây là một trong bộ tứ nến đơn rất nổi tiếng bên cạnh Hammer (Cây Búa), Inverted Hammer (Búa Ngược) và Hanging Man (Người Treo Cổ) của phương pháp Price action. Nến Shooting Star cho tín hiệu đảo chiều giảm, xuất hiện rất nhiều trên các biểu đồ giá. Chính vì vậy, trader cần nắm rõ đặc điểm và cách sử dụng của chúng để có thể ra quyết định chính xác khi bắt gặp.
Xem thêm: Price action là gì? Nguồn học price action tốt và uy tín
1. Mô hình nến shooting star là gì?
Mô hình nến Shooting Star – Bắn sao (sao đổi ngôi), còn được gọi là Pin Bar là một trong những mẫu nến Nhật phổ biến nhất trong số các chiến thuật giao dịch theo trường phái Price Action.
Mô hình nến Shooting Star được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến Shooting Star được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá. Mô hình này được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn tiềm lực tăng giá trước đó. Trước đó, lực tăng giá đã đẩy lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày, và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
Mẫu nến Shooting Star được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
Bóng trên dài của mẫu Shooting Star ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách trader để tìm kiếm mức kháng cự. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự, là mức giá cao nhất trong ngày. Lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.
Lưu ý: Tuyệt đối không bao giờ áp dụng mô hình nến Shooting Star trong một xu hướng mà giá đang đi ngang, hay còn gọi là Sideway.
Xem thêm: Sideway là gì? Cách xác định sideway sao cho chuẩn
2. Ví dụ cụ thể về mô hình nến shooting star
Hình trên minh họa rất tốt cho mô hình nến shooting star và những sự biến đổi của nó. Những sự biến đổi của shooting star bao gồm:
- Shooting star 1 là một biến thể của shooting star. Đây không phải là ngôi sao lý tưởng bởi vì không có khoảng trống giữa những thân nến. Tuy nhiên điều này chứng tỏ rằng dân đầu cơ đã thất bại khi muốn đẩy giá thị trường.
- Shooting star 2 không quan trọng lắm. Cấu trúc vẫn có một phần tiêu chuẩn của một shooting star (một ngôi sao với một thân nhỏ và bóng trên dài). Tuy thế, nó thiếu một quy tắc quan trọng. Đó là không xuất hiện sau một xu hướng tăng mà cũng không ở đỉnh của một dải hẹp.
- Shooting star 3 có hình dạng chuẩn của mô hình nến shooting star nhưng nó vẫn không phải là một “ngôi sao”, vì nó không tạo ra khoảng trống từ thân nến trước. Tuy nhiên, ngày này cần phải được nhìn trong bối cảnh hoạt động giá trước đó. Đỉnh của bóng trên của shooting star 3 là một cuộc tấn công mức giá cao đầu tháng tám tại 6.18$. Những người đầu cơ giá lên tự làm suy yếu mình tại mức đó.
- Shooting star 4 rất giống shooting star 3. Nó cũng không phải là một shooting star lý tưởng khi thân nó không tạo ra khoảng trống từ thân trước. Đó là sự cố gắng khác để đẩy dao động giá tới gần 6.18$. Điều này chứng tỏ rằng những người đầu cơ giá lên vẫn không thể giành được quyền điều khiển.
- Shooting star 5 là sự thất bại khác ở ngưỡng kháng cự. Trader phải ngưỡng mộ sự ngoan c-ường của những người đầu cơ giá lên trong việc cố gắng đẩy thị trường lên cao hơn. Với mỗi sự thất bại ở ngưỡng kháng cự 6.18$, chúng ta tự hỏi khi nào những người đầu cơ này sẽ bỏ cuộc. Câu trả lời nằm ở shooting star 6.
- Shooting star 6 là cú đẩy cuối cùng bị thất bại. Những người đầu cơ giá lên rồi cũng chịu thua. The hammer là kết thúc của đợt bán tháo (sell off).
Xem thêm: Các mẫu hình nến đảo chiều trong forex mà bạn nên biết
3. Tín hiệu nhận biết mô hình nến shooting star
3.1 Nến xác nhận tiêu chuẩn cho mô hình nến shooting star
Về cơ bản, Shooting Star có thể là một nến báo hiệu sớm cho sự kết thúc xu hướng tăng giá. Sau mô hình nến Shooting Star, trader sẽ phải chờ thêm một cây nến xác nhận với điều kiện như sau:
- Nếu Shooting Star là nến Bearish (Nến Đỏ) thì giá đóng cửa của nến xác nhận Bearish phải thấp hơn giá mở cửa của Shooting Star trước đó.
- Nếu Shooting Star là nến Bullish (Nến xanh)thì giá đóng cửa của nến xác nhận Bearish phải thấp hơn giá mở cửa của nến Shooting Star.
Nếu có điều kiện này, thì mô hình nến shooting star sẽ có tỷ lệ thắng cao hơn rất nhiều.
Các trader lưu ý rằng mô hình trên không phải là mô hình nến Bearish Engulfing, bởi lẽ cây nến xác nhận không hề bao trùm hết toàn bộ cây nến trước đó.
Lưu ý: Lý do này có thể không đủ để thuyết phục trader, nhưng kết hợp với tín hiệu đảo chiều giảm mạnh, tỷ lệ đảo chiều sẽ cao hơn. Tín hiệu xác nhận này rất quan trọng bởi sự chiều của xu hướng tăng giá sẽ không thực sự bắt đầu cho tới khi có một cây nến mới có giá đóng cửa nằm dưới thân nến của cây nến trước đó.
3.2 Nến xác nhận có giá đóng phiên nằm ở 1/3 thân nến
Tín hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi vì nếu râu nến ở phía dưới thân nến quá dài sẽ thể hiện sự TỪ CHỐI GIÁ ở một mức đóng cửa thấp hơn và có thể thay vì đảo chiều sang giảm giá, xu hướng tăng giá sẽ được tiếp tục.
Tỷ lệ đảo chiều giảm giá xảy ra ở mức giá hiện tại thấp hơn nếu giá thấp hơn đã bị thị trường bác bỏ.
Lưu ý: Đối với mô hình nến Shooting Star tự xác nhận phía trên thì yêu cầu này vẫn đạt vì bản thân nó đã tự có giá đóng cửa nằm ở 1/3 thân nến tính từ dưới lên.
3.3 Mô hình nến shooting star tự xác nhận
Nếu xảy ra trường hợp như trên thì mô hình nến shooting star có thể tự xác nhận trong 2 trường hợp sau.
- Trường hợp 1: Trước Shooting Star là một nến tăng giá Bullish nhỏ và Nến Shooting Star lớn hơn Nến Bullish đó, có giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa của nến Bullish. (Dưới thân nến Bullish trước) – Hình bên trái.
- Trường hợp 2: Trước Shooting Star là một cây nến giảm giá Bearish. Và giá mở cửa của Shooting Star phải nằm sau giá đóng cửa của nến Bearish trước đó. – Hình bên phải.
Chú ý: Trong trường hợp 02, Shooting Star xuất hiện sau một cây nến giảm giá khác (ở trên bên phải), điều quan trọng là nến bắn sao phải có độ dài tổng thể bao gồm cả thân nến và râu nến cao hơn hẳn so với cụm nến trước đó.
3.4 Kích thước của nến tín hiệu so với nến trước đó
Tín hiệu tiếp theo này có lẽ không phải là mới đối với trader nếu trader đang giao dịch theo trường phái Price Action.
Lấy ví dụ như hình trên: Tại sao kích cỡ của nến Shooting Star so với các nến trước đó cũng cần được xem xét?
- Mẫu nến Shooting Star lớn hơn đáng kể so với các nến khác hoặc có kích thước tương tự với các nến trước đó cho chúng ta biết về tình hình thị trường hiện tại. Chính vì vậy, khi Shooting Star có kích thước lớn thì đó là tín hiệu sắp có đảo chiều mạnh hơn so với một nến Shooting Star quá nhỏ.
- Cách tốt nhất là trader nên chờ đợi và lựa chọn các nến phù hợp với tiêu chuẩn để khi tiến hành vào lệnh, trader sẽ có đủ tâm lý và sự tự tin tối đa để ra quyết định đúng.
Ý tưởng của tín hiệu này đó là để tránh những tín hiệu đảo chiều quá yếu khiến cho mô hình bị thất bại và tiếp tục xu hướng tăng giá trong những nến tiếp theo.
Lưu ý: Trader không nhất thiết phải sử dụng tín hiệu về kích cỡ nến trong các chiến thuật giao dịch của mình. Nhưng đó sẽ là một điểm bất lợi đáng kể và có mức đổ rủi ro cao hơn nếu trader chọn một Nến Shooting Star với kích cỡ quá nhỏ.
4. Hướng dẫn vào lệnh mô hình nến shooting star trong trading
Lý thuyết là một chuyện, áp dụng thực tế lại là chuyện khác. Sau đây là một vài ứng dụng thực tế để trader vào lệnh khi mô hình nến shooting star xuất hiện.
4.1 Phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn
- Điểm vào lệnh tiêu chuẩn đầu tiên cho mô hình nến Shooting Star đơn giản chỉ là đặt một lệnh Bán (Put – Sell) ngay sau khi nến Shooting Star xuất hiện. Tức là ở đầu cây nến sau nến Shooting Star.
- Điểm vào lệnh tiêu chuẩn thứ hai cho mô hình nến Shooting Star là ngay khi nến Confirm Break nến Shooting Star, chúng ta sẽ tiến hành đặt một lệnh Bán (Put – Sell).
Với Điểm vào lệnh tiêu chuẩn thứ 2, trader cần phải theo dõi cho đến khi nến Confirm này kết thúc. Bởi lẽ điểm vào lệnh này thực hiện ngay khi nến đang chạy. Và nó hoàn toàn có thể giật lên, ngay lúc đó trader nên xem xét việc bán tháo lệnh hoặc chấp nhận rủi ro.
4.2 Phương pháp vào lệnh kèm theo tín hiệu xác nhận
Phương pháp vào lệnh cho mô hình nến Shooting Star kèm theo tín hiệu xác nhận là chiến thuật vào lệnh khà nhiều anh em ưa chuộng vì nó luôn đi theo sau một cây nến xác nhận mô hình và báo hiệu đảo chiều mạnh.
Như đã đề cập ở trên, nếu trader đang sử dụng các tín hiệu xác nhận đóng từ phía trên để hỗ trợ cho chiến lược giao dịch, trader sẽ không thể sử dụng các phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn bởi trader còn phải chờ thêm nến xác nhận.
Thông thường, khi xuất hiện Shooting Star, thì Shooting Star kèm nến xác nhận sau đó có thể tạo ra một vùng kháng cự mới và ngay sau khi nến xác nhận kết thúc, sẽ có một vài nến Pullback để kiểm tra lại đường kháng cự đó.
Tất nhiên, khi trader sử dụng các tín hiệu phía trên, thì trader phải chấp nhận rằng có thể trader sẽ bỏ lỡ một số cơ hội vì trong một số trường hợp chúng ta sẽ không hề có Pullback mà thị trường đảo chiều luôn. Tuy nhiên nên nhớ quy tắc “Less is more”, chất lượng hơn số lượng.
Lưu ý quan trọng:
- Nếu nến Shooting Star rơi vào trường hợp là Shooting Star tự xác nhận được đề cập ở mục trên trader không cần chờ nến xác nhận, Trader chỉ cần nhập vào lúc mở nến tiếp theo như trong mục vào lệnh tiêu chuẩn đầu tiên đã đề cập ở trên.
- Hãy chắc chắn rằng các nến pullback xảy ra trong vòng khoảng 5 nến hay như vậy, bắt đầu từ nến xác nhận.
Nếu sự đảo chiều không xảy ra trong khoảng 5 nến, có thể sẽ rơi vào trường hợp tiếp theo. Quy tắc này áp dụng cho Điểm vào lệnh ở mức 50% nến Shooting Star mà chúng ta sẽ cùng thảo luận dưới đây.
4.3 Phương pháp vào lệnh với đường kháng cự
Đường kháng cự có thể coi là một chỉ số hàng đầu, do đó đây là một điểm tuyệt vời để bắt đầu khi giao dịch các mẫu hình nến giảm giá. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư mới, đều có xu hướng nhìn nhận ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ở mọi nơi. Và nghi ngờ mọi thứ…
Giống như tín hiệu Price Action, trader cần phải hội đủ điều kiện cho bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào mà trader đang dựa vào để đưa ra quyết định giao dịch.
Các vùng hỗ trợ và kháng cự có xu hướng hoạt động giống như các vùng hơn các mức chính xác. Chính vì vậy, trader nên đặt các mức kháng cự ở ngay điểm trên cùng của thân nến, không phải đỉnh của Râu nến. Ngược lại, các đường hỗ trợ, trader thường đặt nó ở điểm cuối cùng của thân nến, không phải điểm cuối cùng của râu nến.
Mức kháng cự tốt nên được hình thành đạt đủ các tiêu chí sau:
- Xuất hiện ở một chu kỳ tăng giá rõ rệt.
- Là đỉnh cao nhất và chưa có đỉnh nào vượt qua nó.
- Ngay khi đạt tới đỉnh đó, giá lập tức đảo chiều và quay đầu đi xuống tạo xu hướng giảm giá.
Ngoài ra, mức kháng cự sẽ mạnh mẽ hơn nếu có thêm các tiêu chí này (Tất nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra.
- Là điểm nằm ngay tại vùng giá chẵn (Round Number) ví dụ khi cặp EUR/AUD đạt tới mức giá 1.600, 1.6500, 1.6100 thì đó là các vùng giá chẵn và có thể tạo thành cản mạnh
- Là giao điểm của 03 đường EMA (3, 9, 18)
Khi kết hợp giữa Shooting Star và các đường kháng cự. Chúng ta sẽ thường thấy các mẫu Shooting Star được tạo ra là do chạm đường kháng cự và bật trở lại để hình thành nến mẫu này.
Một khi trader đã thiết lập một mức kháng cự tốt, trader có thể tìm mẫu hình nến giảm giá, giống như ngôi sao băng (shooting star), hình thành ở hoặc gần mức. Thực tế hơn, nếu trader phát hiện ra một hình nến Shooting Star đẹp, hãy nhìn sang trái để xem nó có hnh thành ở mức kháng cự tốt hay kế bên nó có mức kháng cự nào mạnh hay không.
4.4 Phương pháp vào lệnh bằng tín hiệu phân kỳ
Ngay khi xuất hiện mô hình nến Shooting Star, tín hiệu phân kỳ từ MACD sẽ giúp trader có thêm một tín hiệu tốt và chắc chắn hơn để tìm điểm và xác định xu hướng sắp tới giá sẽ đảo chiều và giảm mạnh.
- Ý tưởng đằng sau Tín hiệu phân kỳ là mức cao thấp của chỉ số MACD hay một chỉ số khác có thể là dấu hiệu sớm cho thấy giá đã không còn đi theo xu hướng tăng mạnh và có khả năng sẽ xảy ra đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.
Thông thường trader sẽ không giao dịch sử dụng tín hiệu phân kỳ riêng biệt và dùng nó để ra quyết định 100% mà luôn sử dụng nó kết hợp với Bearish Engulfing, Double Top, hay giờ đây là mô hình nến Shooting Star. Vì nó sẽ báo hiệu cho một xu hướng đảo chiều mạnh sắp diễn ra.
Nếu trader kết hợp nó với tín hiệu đảo ngược mạnh mẽ, giống như hình mẫu nến Shooting Star, thì tỷ lệ đảo chiều sẽ xảy ra ở mức giá hiện tại thậm chí còn cao hơn.
Lưu ý: Để nhận biết tín hiệu phân kỳ MACD một cách chính xác, trader cần phải chắc chắn sử dụng một Indicator hỗ trợ MACD đúng. Chỉ báo mặc định trong MetaTrader 4 hoặc Trading View, cũng như nhiều nền tảng khác, sẽ không hoạt động.
5. Hướng dẫn Stop Loss và Take Profit với mô hình nến shooting star
Có lẽ đây là phần quan trọng nhất trong bài viết. Dù cho có hiểu rõ ý thuyết và nhận dạng được mô hình nến shooting star nhưng trader không hành động được gì để ra lợi nhuận thì cũng bằng không.
5.1 Cách Stop Loss cùng mô hình nến shooting star
Giờ, chúng ta sẽ phải tìm điểm Stop Loss khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star. Khi mà thị trường không đi đúng như các dự toán và các tín hiệu mà chúng ta đang theo đuổi.
Việc Stop Loss của trader nên luôn luôn được đặt tại khu vực hợp lý nhất, nếu giá đến khu vực đó, trader sẽ biết rằng trader đặt lệnh và các tín hiệu hỗ trợ đã sai, hoàn toàn thất bại. Trong trường hợp của mẫu nến bắn sao, trader biết trader sai nếu giá tạo ra một mức cao mới, thậm chi vượt qua luôn Shooting Star.
Lấy ví dụ như hình trên: Là một nguyên tắc nhỏ là để đặt stop loss của trader lên 5 pips trên cao của tín hiệu Shooting Star
Lưu ý: Đây là với mô hình Shooting Star áp dụng trong Forex còn với Binary Option, trader có thể phải bán tháo lệnh ngay khi cây nến Pullback vượt quá nến Shooting Star.
Khi trader thấy giá đã di chuyển trong vùng Take Profit, trader có thể chuyển điểm Stop Loss xuống đúng với điểm vào lệnh. Đây là một cách khôn ngoan để bảo toàn vốn của trader trong trường hợp giá bất ngờ phi mã dựng 1 cây thẳng đứng và trader không kịp trở tay thì cùng lắm, trader sẽ chỉ mất 1-2% vốn vì đã dời vùng Stop Loss.
Thông thường, trader sẽ di chuyển điểm Stop Loss này khi giá đã đạt 50%-60% vùng Take Profit mà đã tính toán trước đó.
5.2 Cách Take Profit với mô hình nến shooting star
khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star. Nói cách khác, nếu trader đang đặt Stop Loss là 50 pips, thì sẽ đặt mức Take Profit 100 pips bên dưới điểm vào lệnh.
Lưu ý: Tùy thuộc vào cách trader giao dịch theo trường phái Price Action, nếu trader không sử dụng các tín hiệu đủ điều kiện đã đề cập ở trên, trader có thể muốn thử nghiệm Risk:Reward là 3:1 với mô hình nến Shooting Star.
Trong trường hợp khi xuất hiện mô hình nến shooting star, mà khi đảo chiều và tạo xu hướng giảm giá mới, đạt tới mức Take Profit 50% mà trader đề ra nhưng lại chạm phải vùng Kháng cự hoặc hỗ trợ thì trader chỉ nên Take Profit ở mức 50% đó mà thôi.
Xem thêm:
Hướng dẫn sử dụng mô hình nến doji star để giao dịch chuẩn chỉnh
Chiến thuật 3 cây nến độc nhất vô nhị trong Forex
Nến Heiken Ashi là gì ? Ưu nhược điểm và cách sử dụng
Tổng hợp theo Vnrebates