ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Mô hình cánh bướm là gì? Ứng dụng mô hình Butterfly Pattern hiệu quả

20.03.2023, 12:05 12 phút đọc

Mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) là một mô hình thuộc nhóm Harmonic Pattern được các trader theo trường phái Price Action sử dụng phổ biến trong giao dịch Forex. Mặc dù Butterfly Pattern thuộc nhóm mô hình giá nâng cao và ít xuất hiện trên biểu đồ giá nhưng nó cung cấp tín hiệu giao dịch cực kỳ chính xác. Trong bài viết này, VnRebates sẽ giải đáp giúp bạn mô hình cánh bướm là gì và hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình giá độc đáo này.

>> Xem thêm:

Mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) là gì?

Mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) là một biến thể của mô hình Harmonic, thường xuất hiện ở cuối xu hướng và cho tín hiệu đảo chiều. Butterfly Pattern có nguồn gốc từ mô hình Gartley nguyên thủy, được tạo ra bởi Bryce Gilmore và sau này được Scott Carney và Larry Pesavento hoàn thiện bằng cách thêm các tỷ lệ Fibonacci vào mô hình. (Tham khảo forexboat)

Nhìn chung, mô hình Butterfly được sử dụng như một mô hình giá đảo chiều (reversal pattern) với tín hiệu mạnh mẽ. Trong đó, phiên bản cánh bướm giảm giá (Bearish Butterfly sẽ cho tín hiệu SELL và phiên bản cánh bướm tăng giá (Bullish Butterfly) sẽ mang đến tín hiệu BUY. 

Butterfly Pattern là mô hình Harmonic được đánh giá cao nhất vì sự hài hòa đến hoàn hảo cùng nhiều ưu điểm vượt trội như cho các điểm vào lệnh (entry) đẹp hơn với giá tốt hơn. Mô hình cánh bướm được áp dụng đối với tất cả các thị trường như Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử và hoạt động hiệu quả trên nhiều khung thời gian khác nhau.

Ví dụ: Trên biểu đồ khung 1D của cặp GBP/USD dưới đây, mô hình cánh bướm đã xuất hiện và cho tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. 

Mô hình cánh bướm xuất hiện trên biểu đồ khung ngày của cặp GBP/USD

Mô hình cánh bướm xuất hiện trên biểu đồ khung ngày của cặp GBP/USD (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Ứng dụng các mô hình giá trong trong phân tích đầu tư

Đặc điểm cơ bản mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern)

Trên biểu đồ giá, Butterfly Pattern rất trực quan nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa hình học và những tỷ số Fibonacci. Mô hình cánh bướm được cấu thành từ 5 điểm X, A, B, C và D, tạo thành 4 “chân” tương ứng với 4 đợt sóng: XA, AB, BC và CD. 

Để nhận diện chính xác mô hình giá này và không bỏ lỡ cơ hội giao dịch tiềm năng, trader cần nắm rõ các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci đối với 4 đợt sóng trên như sau:

  • XA: Là động thái ban đầu của mô hình cánh bướm và không có quy tắc cụ thể nào cho bước sóng này. Trong một xu hướng giảm, sóng này được hình thành khi giá giảm mạnh từ điểm X xuống A. Tương tự, trong một xu hướng tăng, XA được hình thành khi giá tăng nhanh chóng từ X đến A.
  • AB: Là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0.786 (78.6%) so với sóng XA. Mức Fibonacci thoái lui 0.786 tại điểm B của sóng XA là điều kiện quan trọng để phân biệt mô hình cánh bướm với các dạng mô hình Harmonic khác.
  • BC: Là đoạn sóng điều chỉnh chuyển động ngược với sóng AB với mức Fibonacci thoái lui 0.382 (38.2%) đến 0.886 (88.6%) của sóng AB.
  • CD: Là đoạn cuối cùng và quan trọng nhất của mô hình. Nếu BC bằng 0.886 (88.6% AB) thì CD phải bằng 2.618 (261,8%) BC. Mặt khác, nếu BC bằng 0,382 (38.2%) của AB thì CA đạt mức Fibonacci mở rộng 1.618 (161.8%) của BC. 
  • XD: Điểm D cũng phải tương ứng với mức Fibonacci mở rộng 1.27 (127%) hoặc 1.618 (161,8%) của sóng XA ban đầu.

Cấu trúc hoàn chỉnh sẽ giống như một con bướm với đôi cánh rộng mở. 

Đặc điểm của mô hình cánh bướm

Đặc điểm của mô hình cánh bướm (Nguồn: Internet)

Các loại mô hình cánh bướm Butterfly Pattern

Mô hình Butterfly bao gồm 2 loại chính Bullish Butterfly cung cấp tín hiệu BUY và Bearish Butterfly cung cấp tín hiệu SELL. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của từng mô hình.

Mô hình Bearish Butterfly

Trên biểu đồ, mô hình cánh bướm giảm giá này có hình dáng giống chữ “W” và cũng bao gồm 4 “chân” tương ứng với 4 bước sóng XA, AB, BC, CD với các đặc điểm như sau:

  • Mô hình Bearish Butterfly bắt đầu bằng một đoạn giảm giá XA, từ điểm X tới điểm A.
  • Tiếp theo, thị trường điều chỉnh tăng từ A đến B, tạo thành sóng AB.
  • Sau đó, giá lại điều chỉnh giảm xuống từ điểm B về điểm C, tạo thành sóng BC.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh tăng từ điểm đến điểm D và vượt qua đỉnh X. 
  • Sau khi điểm D xuất hiện hay mô hình Bearish Butterfly chính thức hoàn thành và thỏa mãn các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci, thị trường sẽ đảo chiều giảm giá từ điểm D. Khi đó, trader nên vào lệnh SELL để đón đầu xu hướng giảm.

Mô hình Bullish Butterfly

Ngược lại với mô hình Bearish Butterfly chính là mô hình Bullish Butterfly với cấu trúc và cách vẽ tương tự nhưng đảo ngược lại. Mô hình này xuất hiện trên biểu đồ với hình dáng giống chữ M cũng với 4 bước sóng XA, AB, BC và CD. 

  • Bắt đầu với một bước sóng tăng XA, giá bắt đầu một nhịp tăng mạnh từ điểm X đến điểm A.
  • Tiếp theo, giá quay đầu giảm, từ điểm A được điều chỉnh giảm về điểm B, tạo thành sóng AB.
  • Sau đó, từ điểm B giá lại tăng cùng chiều với sóng XA tới điểm C, hình thành sóng BC.
  • Cuối cùng, giá lại giảm mạnh về D và vượt qua đáy X.
  • Sau khi giá giảm về D và mô hình chính thức hoàn thành và thỏa mãn các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci, giá sẽ có xu hướng tăng lên từ điểm D. Khi đó, trader có thể vào lệnh BUY để đón đầu xu hướng tăng mới.

Cách nhận diện hai mô hình bullish Butterfly và Bearish Butterfly

Cách nhận diện hai mô hình bullish Butterfly và Bearish Butterfly (Nguồn: Internet)

>> Tham khảo thêm một số mô hình giá quan trọng khác:

Ý nghĩa của mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) trong phân tích kỹ thuật

Trong phân tích kỹ thuật, Butterfly Pattern là mô hình phức tạp nhưng độc đáo và hiệu quả. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng mà mô hình cánh bướm mang lại cho trader trong quá trình phân tích.

  • Cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng

Khi mô hình chính thức hoàn thành ở điểm D, giá sẽ di chuyển theo xu hướng của sóng XA ban đầu. Điều này có nghĩa là nếu XA là sóng tăng thì thị trường sẽ quay đầu tăng giá; ngược lại, nếu XA là đợt sóng giảm thì giá sẽ quay đầu giảm. Vì vậy, ý nghĩa quan trọng nhất mà mô hình này mang đến cho trader là báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.

  • Giúp trader tối ưu hóa lợi nhuận với cơ hội “mua thấp bán cao”

Đây cũng là ý nghĩa quan trọng mà mô hình này mang lại cho trader. Cụ thể, mô hình này cho trader thấy được vùng giá cao và vùng giá thấp quan trọng trong một xu hướng. Nhờ đó, trader có thể dễ dàng vào lệnh BUY ở mức giá thấp và vào lệnh BÁN ở mức giá cao hơn. Xem thêm: Lệnh Long Short là gì?

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cánh bướm chi tiết

Butterfly Pattern không xuất hiện thường xuyên trên biểu đồ giá nhưng mỗi khi xuất hiện sẽ mang đến tín hiệu giao dịch rất chính xác. Dưới đây, VnRebates sẽ hướng dẫn bạn cách giao dịch khi mô hình này được hình thành trên biểu đồ giá. Trader nên lưu ý, đối với từng mô hình cánh bướm tăng và giảm, việc xác định điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và chốt lời (Stop Loss và Take Profit) sẽ khác nhau. ư

Xác định điểm vào lệnh (Entry Point)

Thời điểm vào lệnh hợp lý với mô hình cánh bướm là khi nó được hình thành hoàn toàn sau khi trader xác định được điểm D. Cách vào lệnh (entry) được thiết lập như sau:

  • Bạn vào lệnh BUY tại điểm D đối với mô hình cánh bướm tăng – Bullish Butterfly.
  • Bạn vào lệnh SELL tại điểm D đối với mô hình cánh bướm giảm – Bearish Butterfly.

Tuy nhiên, VnRebates khuyên bạn nên đợi 1-2 nến xác nhận xu hướng sau khi điểm D được xác định rồi mới vào lệnh để hạn chế rủi ro. Ví dụ, trong mô hình Bullish Butterfly, bạn chờ 1-2 cây nến xanh xác nhận rồi mới vào lệnh BUY.  Ngoài ra, VnRebates cũng khuyến khích bạn nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác, khối lượng giao dịch, các mô hình nến Nhật tại vùng D để vào lệnh hiệu quả hơn. (Tham khảo forexacademy).

Xác định điểm cắt lỗ (Stop Loss)

Tương tự như bất kỳ chiến lược giao dịch nào, việc đặt điểm cắt lỗ luôn là nguyên tắc quan trọng trong quản lý rủi ro, đặc biệt với các newbie trader. 

  • Trong mô hình Bullish Butterfly, điểm cắt lỗ hợp lý là vị trí phía dưới điểm D một vài pip.
  • Trong mô hình Bearish Butterfly, điểm cắt lỗ hợp lý là vị trí phía trên điểm D một vài pip. 

Nếu giá chạm các điểm cắt lỗ này, mô hình cánh bướm bị phá vỡ bởi điểm D không còn thỏa mãn điều kiện Fibonacci thoái lui 1.618 nữa. 

Xác định điểm chốt lời (Take Profit)

Cách đặt chốt lời phổ biến nhất khi giao dịch mô hình cánh bướm là tại mức giá của điểm A, là mức giá cao nhất của mô hình Bullish Butterfly/thấp nhất của mô hình Bearish Butterfly. Ngoài ra, trader có thể đặt Take profit trong vùng hỗ trợ phía dưới trong mô hình Bearish Butterfly hoặc vùng kháng cự trong mô hình Bullish Butterfly ứng với mức Fibonacci thoái lui 1.618 của đoạn CD.

Tuy nhiên, vì Butterfly Pattern là một mô hình giá rất tiềm năng nên trader hoàn toàn có khả năng nắm bắt một phần lớn xu hướng mới. Do đó, khi giao dịch mô hình này các trader chuyên nghiệp thường áp dụng chiến lược chốt lời từng phần kết hợp với sử dụng lệnh Trailing Stop. Cụ thể như sau:

  • Bạn có thể dịch điểm chốt lời hoặc sử dụng Trailing Stop nếu thấy thị trường đang di chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính.
  • Bạn có thể chốt lời sớm để hạn chế thua lỗ nếu thấy thị trường di chuyển trong vùng hỗ trợ và kháng cự.

Cách giao dịch với mô hình Butterfly Pattern

Cách giao dịch với mô hình Butterfly Pattern (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình cánh bướm trader nên biết

Mô hình cánh bướm mang lại cơ hội giao dịch rất tiềm năng ngay từ thời điểm bắt đầu của một xu hướng, giúp trader tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Tuy nhiên, đây là mô hình giá nâng cao nên để sử dụng hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Nhận diện chính xác mô hình Butterfly Pattern. Bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ biểu đồ để phát hiện ra mô hình tiềm năng. Cách đơn giản để nhận diện mô hình Butterfly là tìm hình dáng chữ M hoặc W trên biểu đồ. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn, bạn nên tiến hành đo các tỷ lệ Fibonacci theo đúng quy tắc. 
  • Mô hình Butterfly không xuất hiện thường xuyên trên biểu đồ và cần đáp ứng nhiều điều kiện cụ thể mới chính thức được hình thành. Do đó, nó đòi hỏi trader cần kiên nhẫn chờ đợi. 
  • Đây là mô hình khá phức tạp, nên các trader mới nên thử giao dịch trên tài khoản Demo và nếu đủ tự tin mới có thể áp dụng vào biểu đồ thật. 
  • Trader mới nên sử dụng kết hợp mô hình cánh bướm với phân tích hành động giá và các chỉ báo kỹ thuật khác như Điểm Pivot, đường MA, đường xu hướng (trendline) để tìm tín hiệu chính xác nhất.

Kết luận

VnRebates vừa cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) và cách áp dụng mô hình này trong giao dịch. Cánh bướm là mô hình độc đáo và cung cấp các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy với lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đây là mô hình giá nâng cao nên đòi hỏi trader cần có thời gian rèn luyện trước khi áp dụng vào giao dịch tài khoản thực.  

Nhanh tay tham gia Kênh Telegram Tín hiệu Forex của VnRebates để nhận tín hiệu giao dịch từ đội ngũ Protrader của VnRebates nhằm tiết kiệm thời gian và tập trung tốt hơn vào hoạt động giao dịch của mình.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.