VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Metaverse là gì? Tham vọng của các gã khổng lồ công nghệ với “siêu vũ trụ ảo”

06.11.2021, 11:59 20 phút đọc

Metaverse – “siêu vũ trụ ảo” hiện đang tạo trend vô vùng hot không chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ chủ chốt để xây dựng lên Metaverse sẽ là AI, Big Data, Blockchain và DeFi cộng với nền công nghiệp VR/AR, trong đó tiền điện tử Crypto sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái này.

Việc ông lớn công nghệ Facebook đổi tên thành Meta chính là tin tức công nghệ lớn đột phá nhất trong thời gian vừa qua. Chính tại sự kiện công nghệ nổi bật này, Mark Zuckerberg đã đưa thuật ngữ “Metaverse” dù đã xuất hiện vài chục năm trước trở thành viral topic hay từ khóa vô cùng hot không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ.

Vậy, Metaverse là gì? và liệu hệ sinh thái bắt nguồn từ ý tưởng khoa học viễn tưởng này chỉ một trào lưu được vẽ ra từ những bộ óc của Thung lũng Silicon hay sẽ tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ – tương lai của công nghệ, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Metaverse là gì? Tham vọng của các gã khổng lồ công nghệ với “siêu vũ trụ ảo”

1 . Metaverse là gì?

1.1 Nguồn gốc của thuật ngữ “Metaverse”

Bản thân thuật ngữ “Metaverse” được cấu tạo từ 2 từ đơn: Meta (siêu việt hay vượt trội + Verse (trong Universe là Vũ trụ). Như vậy, hiểu nôm na thì Metaverse là “siêu vũ trụ ảo”.

Mặc dù Metaverse chỉ mới được nhiều người nhắc đến trong vài tháng gần đây rồi nhanh chóng trở thành một từ thông dụng trong công nghệ nhưng concept này lại có nguồn gốc từ trước đó tới gần 30 năm.

Cụ thể, thế giới biết đến từ “Metaverse” lần đầu tiên từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng có tên Snow Crash của tác giả Neal Stephenson, được xuất bản năm 1992.

Sau đó, đến mãi năm 2011, concept này lại được tái hiện thành 1 “ốc đảo – Ossis” trong cuốn tiểu thuyết “Ready Player One” của Ernest Klein rồi được dựng thành phim cùng tên ra mắt năm 2018 của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg. Metaverse trong 2 tác phẩm trên đều đề cập đến một thế giới ảo giúp con người “chạy trốn” khỏi thực tại tồi tệ. Thế giới ảo này được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng thế giới thật, trong đó con người tương tác với nhau như một xã hội.

“Ready Player One” được xem là thế giới metaverse lý tưởng

1.2 Metaverse được định nghĩa như thế nào và những quan điểm sai lầm về Metaverse

Theo investopedia, Metaverse là một thế giới ảo/kỹ thuật số hay một không gian thực thế ảo – Digital Reality được hình thành từ mạng Internet, kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội cùng với sự trợ giúp các công cụ như thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) hay thực tế ảo (VR- Virtual Reality), điện thoại thông minh, PC, bảng điều khiển trò chơi (game consoles) và tiền điện tử cho phép người dùng tương tác ảo với những trải nghiệm chân thực nhất.

Metaverse được xem như thế giới tồn tại song song với thế giới thực, bạn có thể vừa thực sự hiện diện và tồn tại trong thế giới ảo vừa tương tác được với thế giới thực.

Vì Metaverse là một khái niệm rất mới lại bắt nguồn từ khoa học viễn tưởng cũng như chưa thực sự có sản phẩm nào ở quy mô đủ lớn để được coi là Metaverse đúng nghĩa nên concept này dễ bị hiểu lầm hay chỉ hiểu một khía cạnh nhỏ của nó.

Theo Matthew Ball, tác giả cuốn sách THE METAVERSE PRIMER, Metaverse nên được coi là “trạng thái kế thừa” của Internet di động và Internet, chứ không phải là một nền tảng hoặc dịch vụ trên Internet.

Cũng nhiều người cho rằng, Metaverse là NFT game nhưng thực chất một NFT chỉ có thể được coi là một phần của Metaverse và mình nó không đủ để xây dựng nên Metaverse. Cho dù NFT game có sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) thì nó khả năng kết nối với các không gian ảo khác, hay không có khả năng mở rộng. Do đó, Metaverse không đơn thuần là một trò chơi.

Ngoài ra, Metaverse cũng không phải là công nghệ thực tế ảo VR mà thực chất VR chỉ là công cụ giúp bạn truy cập vào Metaverse hay là một thiết bị và nền tảng cổng vào Metaverse, không phải chính Metaverse.

1.3 Metaverse và sự kiện đổi tên công ty mẹ Facebook thành Meta của Mark Zuckerberg

Công ty Facebook đổi tên thành Meta và dồn lực vào phát triển Metaverse

Hôm 28/10 vừa qua CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã thông báo đổi công ty Facebook thành Công ty Meta để dồn lực phát triển và đổi mới công nghệ tập trung vào xây dựng tương tác trực tuyến thế hệ mới, Metaverse. Zuckerberg viết: “Chúng tôi đang ở xuất phát điểm chương tiếp theo của Internet, và cũng là chương tiếp theo cho công ty của chúng tôi”.

Thực tế, trước đó Zuckerberg đã không giấu giếm tham vọng biến Facebook từ mạng xã hội thành trung tâm của một vũ trụ kỹ thuật số.

CEO của Facebook cũng đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn vào mùa hè này rằng theo quan điểm của anh ấy, Metaverse trải dài trên các nền tảng không nhập vai như phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, cũng như các công nghệ truyền thông 3D nhập vai, chẳng hạn như thực tế ảo (VR) và nó cũng sẽ được sử dụng cùng với làm việc từ xa…

Cụ thể, Mark Zuckerberg cho rằng:

Trong metaverse, bạn sẽ có thể làm hầu hết mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng – tụ tập với bạn bè và gia đình, làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm, sáng tạo – cũng như những trải nghiệm hoàn toàn mới không hề giống với những gì chúng ta đang trải nghiệm hay nghĩ về máy tính hoặc điện thoại ngày nay.

Trong tương lai này, bạn sẽ có thể dịch chuyển tức thời dưới dạng ảnh 3D để có mặt tại văn phòng mà không cần đi làm, tại một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trong xuất hiện ngay trong phòng khách của bố mẹ bạn để kịp sum họp gia đình.”

Mark Zuckerberg cho rằng trong tầm nhìn của các công ty công nghệ thì có thể xem Metaverse là một bước tiến vượt bậc của Internet hiện tại hay một cuộc cách mạng sau Internet di động. Điểm ưu việt so với Internet mà Metaverse mang lại cho người dùng chính là “không gian” và “cảm giác” cũng như tạo ra tương tác mở rộng với thế giới thực với những trải nghiệm chân thực nhất mà không dừng lại trong không gian ảo.

Và cũng giống như Internet, Metaverse nên được xem là một hình thức truyền thông, cần sự tham gia của công chúng và không thể được độc quyền bởi một công ty nào.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain là gì? Blockchain và Bitcoin có giống nhau?

2. Đặc điểm chính của Metaverse – sự hiện diện, khả năng tương tác và tiêu chuẩn hóa (Presence, Interoperability Standardization)

  • Yếu tố quan trọng đầu tiên – sự hiện diện – là cảm giác thực sự ở trong một không gian ảo cùng với những người ảo khác. Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác hiện thân này – có thể đạt được thông qua các công nghệ thực tế ảo, chẳng hạn như màn hình gắn trên đầu nhằm cải thiện chất lượng của các tương tác trực tuyến.
  • Thứ hai, khả năng tương tác có nghĩa là bạn có thể di chuyển liên tục giữa các không gian ảo với cùng một tài sản ảo, chẳng hạn như avatar và các sản phẩm kỹ thuật số.
  • Thứ ba, tiêu chuẩn hóa là điều cho phép khả năng tương tác của các nền tảng và dịch vụ trên toàn bộ metaverse.
  • Ngoài ra, Metaverse còn có Tính mở – Openness, có nghĩa là nó cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào cũng như cho phép người tham gia sáng tạo không giới hạn.
  • Metaverse là một hệ thống kinh tế song song với thực tế, trong đó, người tham gia có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng.

3. Công nghệ của metaverse hay hệ sinh thái metaverse được xây dựng như thế nào?

AI, Blockchain, Big Data và DeFi là công nghệ tạo nên Metaverse

3.1 AI, Blockchain, Big Data và DeFi là công nghệ tạo nên Metaverse

Metaverse không phải là một công nghệ độc lập mà là thành quả của sự kết hợp nhiều công nghệ lại với nhau. Hay nói cách khác, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) vô cùng phổ biến và phát triển, thực tế ảo (VR) và thậm chí là sự bùng nổ của tiền điện tử thì tất cả cùng kết hợp lại chính là nền tảng để xây dựng tương lai cho nấc thang lên “siêu vũ trụ ảo”.

  • Nền tảng cho Metaverse chính là mạng lưới Internet. Hiện tại, Internet đã rất phát triển và các ông lớn công nghệ vẫn liên tục cho ra đời các công nghệ Internet mới ngày càng tiện lợi hơn.
  • Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Bao gồm một sản phẩm hoàn thiện dễ sử dụng để hỗ trợ tương tác trong thế giới ảo. Cụ thể đó là các phần cứng (hardware) như CPU, GPU bên trong và công cụ thực tế ảo (VR). Công cụ này là kính VR, một thiết bị đeo vào mắt, đôi khi bao gồm cả quần áo, găng tay để những va chạm vật lý trong Metaverse trở thành cảm giác thật của người nhập vai.

Ngoài các linh kiện phần cứng ra thì các công nghệ hay phần mềm (software) để hình thành nên Metaverse đóng vai trò quan trọng bao gồm: AI, Big Data, DeFi và đặc biệt là Blockchain.

Sự phát triển của phân tích dữ liệu, học máy (machine learning), AI, Blockchain sẽ tạo nên bên trong Metaverse một nền kinh tế và thậm chí một nền chính trị riêng.

  • Phần nội dung (Content): Bao gồm những trò chơi, ứng dụng để tạo ra những trải nghiệm sống động cho người dùng. Khi metaverse phát triển, nó sẽ tạo ra các không gian trực tuyến nơi tương tác của người dùng đa chiều hơn các hỗ trợ công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi thế giới kỹ thuật số và vật lý hội tụ.

Như vậy, Metaverse không thể được xây dựng chỉ bởi một doanh nghiệp nào đó mà buộc phải cần sự hợp tác của nhiều bên từ các công ty sản xuất phần cứng đến phần mềm, để từ đó có được sự chuẩn hóa cần thiết nhằm mở rộng thế giới Metaverse về lâu dài.

Xem thêm: Đón đầu xu hướng DeFi 2020-2021 (Kỳ 1): Điều gì làm nên hệ sinh thái DeFi?

3.2 Những sản phẩm công nghệ xây dựng dựa trên khái niệm Metaverse: Second Life, Minecraft, Roblox, Fortnite, Decentraland…

Những năm 2000, chúng ta đã từng có Second Life – một ứng dụng mạng xã hội ảo không phải là game, trong đó người chơi có thể đi lại, nói chuyện với nhiều người khác nhau. Ở một khía cạnh nào đó, người ta cũng xem Second Life là metaverse.

Game Second life cũng được xem là xây dựng trên ý tưởng metaverse

Gần hơn thì Fortnite – game online bắn súng sinh tồn đa nền tảng nổi tiếng của Epic Games, trong đó trải nghiệm game này được mô tả là không gian 3D trộn giữa game và non-game. Với hơn 350 triệu người chơi hàng tháng trên toàn thế giới, Fortnite được xem là game online lớn nhất thế giới gia nhập cuộc chơi ‘vũ trụ ảo’ metaverse.

Fortnite – game online bắn súng sinh tồn đa nền tảng nổi tiếng của Epic Games

Hay, CEO David Baszucki của Roblox thì nói rằng “nhiều người đang nói cái mà chúng tôi đang làm là Metaverse”.

Ngoài ra, Minecraft của Microsoft, một game xây dựng thế giới ảo có quy mô vô cùng, trong đó bgười chơi có thể dành nhiều năm trời để tái tạo một kỳ quan thế giới thật đưa vào trong Minecraft hoặc xây dựng vô số những trò chơi khác nhau để giải trí với bạn bè.

Dù Minecraft không đề cập đến thuật ngữ Metaverse nhưng với khoảng 140 triệu người chơi hàng tháng, chắc chắn đội ngũ phát triển sẽ không bỏ qua trend Metaverse đang vô cùng hot này.

Ra mắt năm 2017, Decentraland là nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Decentralized Virtual Reality Platform) được phát triển trên Blockchain của Ethereum và được xem là dự án sớm nhất gắn với khái niệm Metaverse.

Ai đã xem “Ready Player One” thì sẽ hiểu đó là vũ trụ lý tưởng nhất cho hệ sinh thái Metaverse và một ngày nào đó metaverse có thể giống như Oasis hư cấu hào nhoáng trong “Ready Player One” của Ernest Cline, nhưng cho đến lúc đó, bạn có thể chuyển sang các trò chơi như FortniteRoblox, các nền tảng truyền thông xã hội thực tế ảo như VRChatAltspaceVR, và các môi trường làm việc ảo, chẳng hạn như Immersed, để tận hưởng trải nghiệm metaverse nhập vai và kết nối.

4. Vai trò của Blockchain và Crypto trong Metaverse – NFTs và Metaverse

4.1 Blockchain là công nghệ chủ chốt để xây dựng Metaverse và Crypto là phần quan trọng của Metaverse

Blockchain là công nghệ chủ chốt để xây dựng Metaverse và Crypto là phần quan trọng của Metaverse

Mặc dù được xây dựng dựa trên nhiều công nghệ khác nhau nhưng trong một thế giới đề cao sự sáng tạo không giới hạn, tương tác, tính tự do phân quyền như Metaverse thì Blockchain sẽ là một trong những công nghệ then chốt của thế giới này.

Thực tế, công nghệ Blockchain có thể giải quyết những vấn đề tồn tại trong các sản phẩm được xây dựng theo ý tưởng Metaverse như khả năng tương tác, tính cá nhân hóa và tính sở hữu.

Blockchain và Tiền điện tử (Crypto) cùng với sự phát triển của DeFi sẽ tạo thành một “nền kinh tế” của Metaverse. Cụ thể, crypto chắc chắn không phải là tất cả trong Metaverse nhưng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Metaverse. Như đã nói ở trên, Metaverse được xây dựng thành công sẽ phá vỡ mọi ranh giới giữa ngôn ngữ và địa lý, cũng như không thuộc sở hữu của riêng một tổ chức hay quốc gia nào.

Như vậy, không thể đặt toàn bộ quyền lực tài chính vào một đối tượng thuộc thể chế chính trị nào. Thế nên, chỉ có thể là Crypto với công nghệ blockchain là phù hợp nhất với Metaverse.

Metaverse được xây dựng như một “xã hội” đích thực, nên nó không thể tồn tại nếu không có nền kinh tế. Do đó, thị trường Crypto với vốn hóa thị trường lên tới hơn 2 nghìn tỷ USD tạo cho chúng ta niềm tin về tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng và vận hành Metaverse.

4.2 NFTs và Metaverse

Dự án Decentraland, dự án sớm nhất và đang hoạt động tốt nhất gắn với khái niệm Metaverse đã khiến đồng MANA – đơn vị tiền tệ của thế giới ảo Decentraland phát triển một cách vũ bão và nhanh chóng trở thành một loại tiền kỹ thuật số nổi tiếng trong cộng đồng.

Là một dự án game blockchain, khi tham gia Decentraland người sẽ thực hiện các hoạt động mua bán giao dịch trong trò chơi sử dụng MANA token. Với trữ lượng 2,1 tỷ đồng, đồng MANA hiện có giá trị 0,8 USD và vốn hóa đạt 1,4 tỷ USD.

Decentraland là dự án sớm nhất và đang hoạt động tốt nhất gắn với khái niệm Metaverse

Decentraland được phát triển từ những tài sản NFT mà con người tạo ra và theo founder của Decentraland thì đây không chỉ là một địa điểm mà còn là một cơ sở hạ tầng để xây dưng và thực hiện những hoạt động khác trên đó. Trong đó việc xây dựng và giao dịch tiền tệ chạy trên chuỗi khối Ethereum là hoạt động quan trọng.

Điểm thu hút lượng rất lớn người tham gia ở thế giới ảo này chính là trải nhiệm một cuộc sống có kết nối với nhiều người chơi khác thông qua nhiều hoạt động như trong đời sống thực như triển lãm, hòa nhạc, sòng bạc…

5. Tiềm năng của Metaverse – Tham vọng của các Big Tech về “siêu vũ trụ ảo” và thực tế triển khai Metaverse

Facebook hay hiện tại là Meta đang đi đầu trong việc định hình Metaverse và những hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới đã xây dựng lên những liên minh công nghệ nhằm nghiên cứu và phát triển thế giới ảo – XR associations (Extended Reality associations). Cụ thể như VR/AR Association của Google, Microsoft, Lenovo, Amazon hay IVRPA, XRA với những thành viên Google, Facebook, Oculus, Sony Interactive Entertainment, Microsoft, và HTC Vive hay EuroXR Association ở châu Âu.

Liên minh công nghệ nhằm nghiên cứu và phát triển thế giới ảo – XR associations

Trong FOUNDER’S LETTER, 2021, Mark Zukerberg sau khi đổi tên công ty mẹ sở hữu Facebook thành Meta cũng như thông cáo dồn lực để phát triển Metaverse, đã có những phát biểu đầy tham vọng về “siêu vũ trụ ảo” này như sau:

Nền tảng tiếp theo sẽ còn vượt bậc hơn – một mạng Internet hiện thân nơi bạn đang trải nghiệm chứ không chỉ nhìn vào nó. Chúng tôi gọi đây là Metaverse và nó sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mọi sản phẩm mà chúng tôi xây dựng.”

“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, lưu trữ hàng trăm tỷ USD thương mại kỹ thuật số và hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”

Hiện tại, Facebook đã đầu tư 1/5 trong số 50.000 nhân viên và con số khủng lên tới 10 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh AR/VR của Facebook Reality Labs.

Ngoài ra, những gã khổng lồ công nghệ khác đều ráo riết đưa ra những ý tưởng và chiến lược xây dựng một “siêu vũ trụ ảo” ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Cụ thể, Microsoft Corp đang thực hiện ý tưởng xây dựng một Metaverse cho PowerPoint, Excel và các ứng dụng Office khác, hứa hẹn cho phép người dùng sống, làm việc và giải trí trong thế giới ảo được kết nối với nhau.

Epic Games chủ quản của Fortnite – trò chơi có ảnh hưởng nhất trong thập kỷ qua đã nhận vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD để phát triển trò chơi. Tim Sweeney – Giám đốc điều hành và Founder của Epic Games đã đưa ra lý do đằng sau những khoản đầu tư này: “Chúng tôi biết ơn các nhà đầu tư mới và hiện tại của chúng tôi, những người ủng hộ tầm nhìn của chúng tôi đối với Epic và Metaverse.”

Tuy nhiên, vị CEO Meta cũng nhấn mạnh đó sẽ là cả một chặng đường dài “will be a long road” cộng với hiện trạng cơ sở hạ tầng để phát triển metaverse – công cụ VR còn khá đắt đỏ hay nền công nghiệp VR chưa thực lớn cho thấy Metaverse vẫn là concept của “tương lai” và cần nhiều thời gian để phát triển và hoàn thiện.

6. Lời kết

Như vậy, trong bối cảnh các ông lớn công nghệ đang ráo riết rót tiền đầu tư nghiên cứu Metaverse cho thấy tương lai rộng mở và tiềm năng phát triển rất lớn của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, vì đó công nghệ của tương lai và hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho Metaverse chưa hoàn tất nên hiện tại chưa phải “thời điểm bùng nổ” của Metaverse.

Trong thời điểm “nhạy cảm” khi Metaverse đang là chủ đề nóng hổi tạo ảnh hưởng tích cực cho sự tăng trưởng của các mảng NFT game và cũng có thể xuất hiện những hoạt động đầu cơ để bơm thổi giá token lên trời. Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng trong đầu tư để vừa tận dụng cơ hội để kiếm lời nhưng vẫn đảm bảo tránh được rủi ro.

VnRebates Tổng hợp

Theo nytimes, investopediaforbes

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.