Những khoản tiền lãi thu được khi đầu tư, kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng, thường sẽ được gọi chung là lợi tức. Và trên các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm lợi tức này cũng sẽ có các tên gọi khác nhau. Vậy lợi tức là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Có bao nhiêu loại lợi tức? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của Vnrebates.
1. Lợi tức là gì?
Để hiểu rõ lợi tức là gì, anh em nên xem xét hai khía cạnh:
Về mặt bản chất lợi tức trong lĩnh vực kinh tế chính là những khoản lợi nhuận, lãi thu được khi đầu tư kinh doanh, gửi tiết kiệm ngân hàng… Trong mỗi trường hợp lợi tức lại có tên gọi khác nhau. Ví dụ: trong gửi tiết kiệm được gọi là tiền lãi, trong kinh doanh là tiền lời.
Về phương diện giao dịch tài chính trên thị trường chứng khoán thì lợi tức (return) là thu nhập được từ việc nắm giữ một chứng khoán. Nó bao gồm lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗ) về vốn do giá chứng khoán tăng (hoặc giảm) trong một thời kỳ nhất định so với giá mua ban đầu.
Ví dụ: anh em mua cổ phiếu giá 100.000 đồng, cuối năm được chia cổ tức bằng 10% và giá cổ phiếu tăng 30% so với giá mua ban đầu, thì lợi tức anh em thu được sẽ là 30 nghìn đồng. Hay nói cách khác, lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán của anh em sẽ là 10% + 30% = 40%.
Và đây cũng chính là sự khác nhau giữa hai khái niệm lợi tức và cổ tức. Trong lợi tức đã bao hàm cổ tức mà anh em được nhận định kì khi nắm giữ chứng khoán. Những thông tin trên đã phần nào cung cấp cho anh em những khái niệm ban đầu trả lời cho câu hỏi lợi tức là gì.
2. Các loại lợi tức hiện nay
2.1. Lợi tức dựa trên cơ sở chiết khấu ngân hàng
Trái phiếu kho bạc được niêm yết giá dựa trên cơ sở chiết khấu, có nghĩa là nó nêu rõ tổng số tiền sẽ được trả khi đáo hạn, và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để mua nó. Sự chênh lệch giữa hai con số (giá trị chiết khấu) chính là lợi nhuận. Tuy nhiên, để tính được lợi tức, thì khoản chênh lệch đó phải được anh em chuyển đổi sang tỷ lệ phần trăm hàng năm.
Lợi tức hàng năm trên cơ sở chiết khấu ngân hàng = (D/F ) * (360/T)
Trong đó:
D( discount) = Giá trị chiết khấu = Mệnh giá – Số tiền phải trả
F (Face value) = Mệnh giá
T(Number of days until maturity ) = Số ngày đến khi đáo hạn
Ví dụ: Anh em mua một trái phiếu kho bạc có mệnh giá 100.000 đồng chỉ phải trả 95.000 đồng. Trái phiếu này sẽ đáo hạn trong vòng 280 ngày. Vậy lợi tức chiết khấu ngân hàng lúc này là bao nhiêu?
= (5.000 /100.000) x (360/279) = 0,06428
= 6,4% (Quy đổi phần trăm)
2.2. Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Theo nguyên tắc, lợi tức trong khoảng thời gian nắm giữ chỉ được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Vì vậy, không cần thiết phải xác định số ngày như trong công thức tính lợi tức chiết khấu ngân hàng.
Lợi nhuận này chưa được quy đổi thành lợi nhuận một năm, đây chính là sự khác biệt so với hầu hết các cách tính lợi nhuận khác dựa trên cơ sở thời gian hàng năm. Ngoài ra, các khoản lãi hay tiền giải ngân được giả định sẽ thanh toán tại thời điểm đáo hạn.
Lợi tức theo thời gian nắm giữ HPY = (P1 – P0 + D1) / P0
Trong đó:
P1 = số tiền nhận được khi đáo
P0 = giá mua của khoản đầu tư
D1 = tiền lãi nhận được hoặc số tiền được trả vào ngày đáo hạn
2.3. Lợi tức hiệu dụng năm
Lợi tức hiệu dụng năm có thể cung cấp cách tính lợi tức chính xác hơn, đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư thay thế áp dụng việc tính lãi kép. Lãi kép chính là lãi thu được từ lãi.
Lợi tức hiệu dụng năm EPY = (1 + HPY)^(365/t) – 1
Trong đó:
HPY (holding period yield ) = lợi tức trong khoảng thời gian đầu tư
t (number of days held until maturity )= số ngày được tính đến thời điểm đáo hạn
Nếu khoản đầu tư giảm giá trị
Đối với các trường hợp thua lỗ, cách tính này vẫn không thay đổi; lỗ trong thời gian nắm giữ cần được cho vào khi tính lợi tức hiệu dụng năm. Bạn vẫn cộng một với HPY (bây giờ là một số âm), ví dụ 1 + (-0,5) = 0,95.
Ví dụ, nếu HPY lỗ 5% trong 180 ngày thì EAY sẽ là 0.95365/180 -1 tương đương -9,88%.
2.4. Lợi tức thị trường tiền tệ
Lợi tức thị trường tiền tệ còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi (CD-equivalent yield). Chỉ số này giúp ta so sánh lợi tức được viết trên trái phiếu kho bạc với lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ. Những khoản đầu tư này có thời hạn (thường là ngắn hạn), và được phân loại như các khoản tương đương tiền. Công cụ thị trường tiền tệ niêm yết giá trên cơ sở 360 ngày, vì vậy lợi tức thị trường tiền tệ cũng sử dụng số 360 trong tính toán.
Lợi tức thị trường tiền tệ MMY = (360/Ybd)/(360 – t*Ybd)
Trong đó:
- Ybd (yield on a bank discount basis calculated earlier )= lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã tính trước đó
- t (days held until maturity ) = số ngày được tính đến thời điểm đáo hạn.
3. Thuế lợi tức là gì?
Thuế lợi tức là một phạm trù đã được quy định trong luật định, các đối tượng phải nộp thuế lợi tức gồm:
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức. Bao gồm từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ,… Và các hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam. Thì đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật Thuế.
Tất cả nội dung đều được quy định đầy đủ trong Luật thuế lợi tức và Thông tư số 47-BTC của Bộ Tài chính. Anh em có thể tham khảo đầy đủ nội dung toàn văn của văn bản để xem liệu mình có thuộc đối tượng chịu thuế và mức thuế suất cụ thể như thế nào.
4. Lãi suất và lợi tức, liệu có giống nhau?
Lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ mà theo đó số tiền lãi mà người vay phải có trách nhiệm trả cho người cho vay. Tỷ lệ này sẽ dựa vào số tiền cho vay trong hợp đồng ban đầu.
Để dễ hiểu nhất thì lãi suất chính là phần trăm tiền gốc phải trả trong một khoảng thời gian xác định. Một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ chính là các mục tiêu về lãi suất. Ngoài ra đây còn là chỉ số quan trọng để tính đến biến số đầu tư, lạm phát hoặc thất nghiệp. Và cũng khá tường đồng với trái phiếu được các tổ chức, doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành.
Xem thêm: Trái phiếu là gì? Và công thức tính giá trái phiếu
Từ đây anh em có thể thấy lợi tức và lãi suất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nắm giữ một trái phiếu bất kì thì lợi tức sẽ bao gồm lãi suất theo quy định của trái phiếu mà anh em được hưởng và lợi nhuận từ việc nắm giữ và mua bán trái phiếu. Và để xác định khả năng sinh lãi của nguồn vốn cho vay, sẽ lấy lợi tức với vốn cho vay so sánh với nhau. Từ đó hình thành nên lãi suất tín dụng.
Và lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hóa của lợi tức tín dụng.
Vì vậy khi đọc một báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có các hoạt động bao gồm phát hành và nắm giữ trái phiếu thì anh em phải lưu ý giữa hai khái niệm này tránh nhầm lẫn.
5. Kết luận
Lợi tức được hiểu đơn giản đó chính là khoảng lợi nhuận trên số vốn ban đầu, có 4 loại lợi tức với các cách tính khác nhau. Anh em nên nắm chắc kiến thức cho mình để tránh nhầm lẫn khi phân tích cũng như tiếp nhận các báo cáo tài chính của công ty mà anh em đầu tư vào.
Chúc anh em thành công trên thị trường!