ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Lời thú tội của một “sói già” phố Wall giải nghệ: Góc tối đằng sau phồn hoa và danh vọng

28.06.2022, 13:23 10 phút đọc

Phố Wall – Đại lộ tài chính nổi danh toàn thế giới được biết đến với sự xa hoa và tráng lệ, những tòa nhà chọc trời, là biểu tượng của sự thành đạt hay cỗ máy kiếm tiền vĩ đại của giới tài chính toàn cầu. Nhưng đằng sau sự hoa lệ đó vẫn còn nhiều góc khuất “đáng sợ” mà không phải ai cũng biết tới.

Hình ảnh phổ biến nhất về phố Wall – Thánh đường tài chính nổi danh toàn thế giới mà anh em thấy trong phim ảnh “Sói già phố Wall”, “The Big Short”, sách hay thậm chí trong các “thần thoại” hẳn là sự xa hoa, hào nhoáng bậc nhất, là những chuyên viên môi giới chứng khoán, chuyên viên ngân hàng đầu tư hay quản lý quỹ đầu cơ tỷ đô điển trai và tài năng trong những bộ vest sang trọng với thu nhập triệu đô trong tầm tay.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được biết được góc khuất đằng sau ánh hào quang rực rỡ của khu phố từng chấp cánh cho những “giấc mơ Mỹ” của bao người, nơi tiền không bao giờ ngủ, chốn phồn hoa và danh vọng bậc nhất này!

Để chúng tôi kể cho anh em nghe về những dòng hồi ký hay nói thẳng là lời thú tội của Turney Duffmột trong những trader khét tiếng, 1 con “sói già” phố Wall thực thụ về những vinh quang và cay đắng trong sự nghiệp của ông tại đại lộ tài chính này cũng như hành trình đầy khốc liệt để thay đổi từ một “con mồi” của tất cả cạm bẫy của chốn xa hoa đến khi tìm được giá trị đích thực trong cuộc sống.

Sự xa hoa và tráng lệ của phố Wall

Vòng xoáy tiền bạc bất tận ở phố Wall

Người đàn ông ngũ tuần bước ra từ căn nhà ở vùng quê Long Island vẫn còn mang đậm bóng dáng một “cổ cồn trắng” phố Wall sành điệu mỉm cười mời phóng viên dạo quanh khu vườn nhà mình.

Vẻ ngoài khiêm nhường ấy hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của biểu tượng thành công của người Mỹ mười mấy năm về trước. Bắt đầu sự nghiệp vào năm 1994 – một trong những năm đầu của kỷ nguyên bùng nổ của quỹ đầu cơ, Duff đã nhanh chóng đặt chân lên một “chuyến tàu lượn bất chấp tử thần”.

Duff quả thực đã có một hành trình làm giàu ngoạn mục, từ việc kiếm 30.000 đô la mỗi năm với tư cách là một trợ lý bán hàng cho gã khổng lồ Morgan Stanley thì chỉ chưa đầy 10 năm sau đã “trúng số độc đắc” ở Manhattan với hàng trăm nghìn tiền lương cộng thêm hàng trăm nghìn tiền thưởng khi đầu quân cho quỹ đầu cơ khét tiếng Galleon của tỷ phú Raj Rajartnamm trước khi tạo dựng con đường riêng với Argus Partners và J.L. Berkowitz.

Năm 2003, cầm trong tay 2 triệu USD tiền thưởng chính là dấu mốc quan trọng khiến Duff “điên cuồng” lao vào vòng xoáy của tiền bạc.

Ảnh minh họa: Bản gốc của “Sói già phố Wall – Jordan Belfort 

Turney Duff vội vã thích nghi với cuộc sống mới khi nhanh chóng dọn đến căn nhà rộng 250 m2 ở Tribeca với giá thuê 9.300 USD/tháng và kiếm gần 2 triệu USD mỗi năm.

“Chẳng bao giờ là đủ. Tôi kiếm được 2 triệu USD, nhưng tự nhủ bản thân cố thêm chút nữa để được 3 triệu USD biết đâu tôi sẽ hạnh phúc hơn. Thế rồi lại khát khao có nhiều hơn”.

Niềm khát khao tiền bạc của Duff còn “biến thái” đến mức ông từng gọi điện cho đường dây tự động của ngân hàng chỉ để khoan khoái nghe đi nghe lại giọng của người phụ nữ trong băng ghi âm đọc số tiền khổng lồ trong tài khoản của mình.

Trở thành con mồi cho tất cả những cạm bẫy của Phố Wall: tình dục, ma túy, rượu và quyền lực

Bên cạnh mục tiêu tiền bạc Duff chính thức bị sự hào nhoáng và phù phiếm của giới thượng lưu phố Wall cám dỗ mỗi khi thành phố lên đèn: vung tiền cho rapper hàng đầu biểu diễn trong bữa tiệc sinh nhật của mình, mua ngựa đua, mua căn nhà cổ và hẹn hò với nữ ca sĩ nóng bỏng.

Không chỉ riêng Duff, mà những đồng nghiệp của ông gần như ai cũng tràn ngập trong những bữa tối sang trọng với rượu vang xịn, vé xem Super Bowl, trực thăng riêng đến Las Vegas vào cuối tuần hay tiệc tùng miên man ở South Beach… Các bữa tiệc của Duff tràn ngập ma túy và các màn trình diễn lố lăng.

Với “The Buy Side” Turney Duff tự họa bằng 1 bức tranh biếm họa về 1 gã trader phố Wall trẻ tuổi kiêu ngạo mà cả nước Mỹ đều ghét.

Hình ảnh Turney Duff và cuốn THE BUY SIDE

Từng nghĩ những điều đó sẽ khiến bản thân mình hạnh phúc nhưng Duff bắt đầu rơi vào tâm trạng khủng hoảng của việc tự chán ghét và nghi ngờ chính mình: “Sao mình lại cảm thấy trống rỗng và khổ sở đến vậy?”.

Quả thật, ngay cả ở nơi thừa văn minh, thừa tiền bạc nhất, xa hoa nhất, vẫn có một cuộc khủng hoảng bản sắc cá nhân sâu sắc nhất khi người ta làm giàu điên cuồng mà vẫn không biết mình là ai, không biết mình cần những giá trị gì trong cuộc sống!

Chỉ đến khi Duff nghiện nặng, qua thời đỉnh cao, rời Argus Partners và vào trung tâm cai nghiện. Sau đó, dù ông cũng tìm được việc ở một quỹ đầu cơ khác, nhưng tái nghiện và lại phải trở lại trung tâm hồi phục và cũng từ đó đến nay, Duff chính thức từ bỏ chứng trường.

Áp lực tột cùng ở Phố Wall – Kiếm nửa triệu USD có nghĩa lý gì khi phải làm việc 20 giờ/ngày?

Áp lực công việc khiến nhiều nhân viên Phố Wall kiệt quệ cả thể chất và tinh thần

Là trung tâm tài chính của thế giới – những sàn chứng khoán, những ngân hàng đầu thế giới, những quỹ đầu cơ khét tiếng thế giới, con người sống ở phố Wall không thiếu tiền nhưng cũng thừa áp lực. Nhiều nhân viên Phố Wall đối mặt áp lực công việc lớn tới mức kiệt quệ cả thể chất và tinh thần và không nhiều người có thể trụ lâu với nghề.

Một giao dịch viên của Citigroup tâm sự với Business Insider rằng, cô “chẳng có thời gian để vào nhà vệ sinh, bởi núi công việc dày đặc bắt đầu từ 6h30 tới 19h30, thậm chí là 21h30 tối”. Áp lực công việc của những chuyên gia phân tích tại các ngân hàng đầu tư thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều: “dán mặt vào màn hình, không thể sao nhãng dù chỉ là một giao dịch nhỏ, cố gắng không bỏ lỡ bất cứ điều gì.”

“Có một thời điểm tôi không ăn, không tắm hay làm gì khác ngoài công việc từ sáng cho tới tận nửa đêm”. Hình ảnh là lượt với quần áo sang trọng và xe đẹp chỉ trên phim ảnh còn thực tế với các trader thì họ “ăn bánh mì kẹp ngay tại bàn làm việc, để sau đó gõ bàn phím trên những vụn bánh ấy, ngày qua ngày”.

Văn hóa áp lực công việc ở phố Wall còn khiến những người không theo kịp guồng quay cảm thấy mình như một gánh nặng: “Bạn có hiểu được cảm giác kiếm được 800.000 đô la mà giống như sống trong nghèo đói vậy.”

Bê bối giao dịch nội gián – mặt trái của những quỹ đầu cơ hàng trăm tỷ đô

pho wall

Phố Wall không thiếu những bê bối giao dịch nội gián

Cũng trong cuốn hồi ký của mình, Duff đã “phanh phui” ra nhiều góc khuất và mặt trái của những quỹ đầu cơ đầy chặt tiền, về một ngành công nghiệp ngập trong các bê bối về giao dịch nội gián. Ông chủ huyền thoại Raj Rajaratnam của quỹ đầu cơ Galleon Group hiện đang thụ án 11 năm tù vì tham gia vào một trong những giao dịch nội gián lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và hàng chục người khác cùng thời với Duff đã phải hầu tòa.

Trong cái rủi có cái may có lẽ là câu nói phù hợp với hoàn cảnh của Duff. Chính gã trader sành sỏi này đã thú nhận, nếu không phải buộc rời bỏ chứng trường vì ma túy và rượu thì rất có thể, ông cũng đang cùng chung số phận với các cộng sự của mình.

Sau đó vài năm, vào tháng 11/2013 quỹ đầu cơ SAC Capital do tỷ phú Steve Cohen – một huyền thoại mang tên “thiên tài phố Wall” thành lập và điều hành với quy mô 15 tỷ USD đã phải đồng ý nộp phạt số tiền kỷ lục 1,8 tỷ USD vì hành vi giao dịch nội gián.

Từng đánh bại thị trường nhưng cuối cùng nhiều người lại bị chính thị trường đánh bại

Cuối cùng, Duff đã vượt lên được vũng lầy của cuộc đời mình một cách ngoạn mục. Từng mỉa mai câu nói “tiền bạc không mua được hạnh phúc” nhưng giờ đây với cuộc sống không bia rượu, chăm sóc con cái và viết lách – ít tiền hơn rất nhiều so với thời đỉnh cao còn làm ở quỹ đầu cơ, Duff lại thấy “chưa bao giờ hạnh phúc như thế.”

Không được may mắn như Duff, có những nhà đầu tư thiên tài từng nhiều lần đánh bại thị trường nhưng trớ trêu thay cuối cùng lại bị chính thị trường đánh bại, đến nỗi phải tự kết liễu đời mình như một sự giải thoát. Huyền thoại Jesse Livermore – nỗi ám ảnh lớn nhất của phố Wall là một ví dụ như vậy.

Phố Wall là cỗ máy kiếm tiền là nơi chấp cánh cho “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, có vinh quang, đắng cay và đánh đổi rất lớn. Dù vậy trên thực tế, vẫn có rất nhiều trader thiên tài vừa có sự nghiệp thành công vừa có cuộc sống cá nhân hạnh phúc và phong phú như Ed Seykota, John D. Arnold hay Jim Rogers… Có sự nghiệp lâu dài với thị trường và cân bằng được cuộc sống cá nhân luôn là đích đến của các trader.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.