Báo cáo mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ, công bố lúc 13:30 GMT sẽ là tâm điểm chú ý vào thứ Sáu này, vì dữ liệu này có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách của Fed trong cuộc họp sắp tới vào 2 ngày 14-15 tháng 12 này.
Không có nghi ngờ gì về việc lạm phát ở Mỹ đã tăng nóng trong một thời gian, nhưng áp lực giá cả trong tháng 11 có thể sẽ “bốc đầu” lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980. Khi cuối cùng Fed đã chấp nhận rút lại từ “tạm thời” khi nói về lạm phát, liệu Fed có sẵn sàng nhanh chóng hành động để kiềm lại đà tăng quá nóng của giá cả hay không? Trong khi đó, kỳ vọng về việc đẩy nhanh tiến trình cắt giảm QE đã hỗ trợ đồng USD trong đợt điều chỉnh giá mới nhất của nó.
Việc dự báo mức tăng CPI hàng tháng không hề dễ dàng
Giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng với tốc độ hàng năm là 6,2% trong tháng 10 – mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1990. Tình hình chung có vẻ đang xấu đi khi chỉ số CPI dự kiến sẽ tăng 6,8% vào tháng 11, tức là mức cao nhất trong 4 thập kỷ. CPI cốt lõi, không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, dự báo sẽ đạt 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái – cũng là mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Khá là lo lắng cho Fed rằng mức tăng CPI hàng tháng chưa thấy dấu hiệu dịu đi, đang dội một gáo nước lạnh một lần và mãi mãi đối với quan điểm rằng lạm phát sẽ giảm bớt một khi những hiệu ứng cơ sở yếu kém bắt đầu dần biến mất. Mức tăng hàng tháng 0,9% của tháng 10 trong CPI là mức cao nhất kể từ tháng 6 và dự báo mức tăng cho tháng 11 là nhỏ hơn một chút 0,7%.
Kỳ vọng về việc đẩy nhanh tiến trình cắt giảm QE đang hỗ trợ đồng USD
Các số liệu ôn hòa hơn dự kiến trong chùm dữ liệu hàng tháng bao gồm cả tỷ lệ lạm phát chính thức và lạm phát cơ bản có thể làm dịu đi lo lắng về tình trạng lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hầu hết các quan chức Fed dường như đã nhận thức được đe dọa từ “bóng ma” lạm phát cao vĩnh viễn. Do đó, tâm điểm tranh luận trong cuộc họp chính sách tháng 12 này có thể sẽ là có nên đẩy nhanh tốc độ cắt giảm chương trình mua tài sản khẩn cấp hay không?!
Điều quan ngại ở đây không phải việc chương trình mua trái phiếu sẽ kết thúc sớm hơn bao nhiêu mà chính là ý nghĩa của động thái đó đối với thời điểm bắt đầu thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên sau đại dịch.
Các chuyên gia thị trường cho rằng có khoảng 60% xác suất rằng đợt tăng lãi suất đầu tiên diễn ra sớm nhất là vào tháng 5. Việc gia tăng suy đoán về việc tăng lãi suất sớm đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn tăng mạnh trong hai tháng qua, kéo cặp USD/JPY tăng xa hơn mức 115, cho thấy giá USD áp sát mức cao nhất trong 5 năm so với đồng Yên.
Biến thể Omicron là làm trật bánh đà tăng của cặp USD/JPY
Trong phân tích kỹ thuật, cặp tiền USD/JPY vừa phá vỡ trên ngưỡng kháng cự mạnh xung quanh đường MA 50 ngày, đang cắt mức Fibonacci mở rộng 161,8% của động thái giảm từ tháng 7 đến tháng 8 ở mức 113.47. Nếu dữ liệu CPI bất ngờ tích cực có thể nâng cặp tỷ giá này lên trên ngưỡng kháng cự tiếp theo ở mức 114, mở đường cho việc kiểm tra lại mức đỉnh của tháng 11 là 115.51.
Tuy nhiên, các chỉ số lạm phát bất ngờ không tốt có thể cho thấy đồng USD quay trở lại mức hỗ trợ gần đây xung quanh 112,50 yên. Mức giảm thậm chí còn lớn hơn sẽ đưa đường MA 200 ngày tiến vào phạm vi gần mức Fibonacci 61,8% là 110,53.
Liệu Fed có quay lưng lại với khuynh hướng hawkish của mình hay không?
Việc Mỹ phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron đã gây ra một sự trượt dốc mạnh đối với cả đồng USD và lợi tức kho bạc. Lợi suất ngắn hạn đã phục hồi nhưng lợi suất 10 năm vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trước khi Omicron xuất hiện. Sự không chắc chắn về virus gia tăng có thể tiếp tục gây áp lực lên cặp USD/JPY một thời gian nữa, và quan trọng hơn, ngăn cản Fed đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm QE vào tuần tới.
Tuy nhiên, mặc dù sự bùng phát của Omicron có thể gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong vài tháng tới, nhưng nó cũng có thể làm trầm trọng thêm những hạn chế về nguồn cung, nguyên nhân chính khiến lạm phát leo thang ngay từ đầu.
Do đó, Fed có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết thúc chính sách tiền tệ nới lỏng sớm hơn nhiều do với những gì họ đã hình dung cách đây vài tuần. Nhìn ở phía tươi sáng hơn, nền kinh tế Mỹ được đánh giá sẽ hoạt động tốt hơn bất kỳ nền kinh tế hàng đầu nào khác khi thực hiện thắt chặt chính sách.
Theo Actionforex