VNREBATES

Kiểm soát khoản thua lỗ – Tiêu chí khẳng định Pro Trader

28.06.2024, 14:25 4 phút đọc

Giao dịch không có chiến lược hoàn hảo, vậy nên thua là điều hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và với tư cách là một trader, việc bạn làm thể nào để xử lý những khoản lỗ luôn là công việc quan trọng hàng đầu. Một trader chỉ thất bại khi không kiểm soát được thua lỗ của bản thân mà thôi.

Xem thêm:

Kiểm soát khoản thua lỗ – Tiêu chí khẳng định Pro Trader

Thua lỗ hay thất bại trong giao dịch không phải có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó. Đôi khi thua lỗ chính là điều tốt và trader chúng ta cần có cái nhìn thay đổi về thua lỗ.

Thua lỗ là một phần của cuộc chơi

Thua lỗ là một phần của cuộc chơi

Mục tiêu mà bất kỳ trader nào cũng nhắm tới đó là có được lợi nhuận nhất quán, trước khi làm được điều này thì bạn cũng phải học cách thua lỗ một cách có hệ thống. Những trader thành công luôn phân tách các khoản thua lỗ của họ ra, để nắm được những nhóm giao dịch thua lỗ và xây dựng phương thức khắc phục.

Việc làm đơn giản này chẳng tốn bao nhiêu thời gian cả nhưng lại có hiệu quả rất lớn trong việc quản lý rủi ro của trader.

Dưới đây là cách một trader chuyên nghiệp phân loại các khoản lỗ của mình.

Khoản thua lỗ có hệ thống

Các khoản thua lỗ có hệ thống là những giao dịch thua lỗ xảy ra vì xác suất của thị trường. Điều đó có nghĩa rằng bạn đã có được một chiến lược chất lượng với điều kiện thị trường, tiêu chí vào lệnh đều thỏa nhưng kết quả cuối cùng lại thua lỗ.

Với những khoản thua lỗ này bạn không cần điều chỉnh gì nhiều mà chỉ đơn giản chấp nhận kết quả thôi. Việc làm này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giảm bớt áp lực tâm lý và vẫn tự tin vào chiến lược của bản thân. Lúc này bạn có thể dành thời gian để đánh giá những giao dịch khác hoặc đi làm những việc khác quan trọng hơn.

Thua lỗ do hệ thống

Thua lỗ do hệ thống

Khoản thua lỗ do điều kiện thị trường kém

Nhóm giao dịch thua lỗ này sẽ cho bạn thấy rõ được lý do mà bạn thua lỗ ở những giao dịch này là gì. Điều kiện thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng cho bất kỳ chiến lược nào, nó như là yếu tố hợp lưu mạnh mẽ xác nhận cho điểm vào lệnh. Nếu như bạn vì chấp nhận rủi ro mà giao dịch ở những điều kiện kém thì kết quả thua lỗ là điều khá dễ hiểu.

Ví dụ đơn giản như bạn giao dịch phá vỡ trong xu hướng giảm. Thiết lập và điều kiện vào lệnh đều thỏa, chỉ duy có xu hướng giảm không được đẹp cho lắm và nếu giao dịch này thua lỗ thì lý do đã quá rõ.

Chỉ cần thấy được chiến lược của bạn không hoạt động tốt trong những điều kiện như vậy thì những giao dịch sau đó bạn chỉ cần tránh nó ra là được. Việc làm đơn giản này thôi cũng có thể giúp bạn hạn chế giao dịch quá mức và rủi ro không đáng.

Thua lỗ do điều kiện thị trường kém

Thua lỗ do điều kiện thị trường kém

Khoản thua lỗ nằm ngoài hệ thống

Và nhóm thua lỗ cuối cùng chính là những thua lỗ do bạn thực hiện ngoài hệ thống và kế hoạch giao dịch.

Thay vì tập trung vào những chiến lược theo lợi thế, theo nguyên tắc và kế hoạch thì đôi khi trader chúng ta lại bị hấp dẫn bởi những tín hiệu khác ngoài hệ thống. Nếu những giao dịch kiểu này được thực hiện thì bạn cần phải lưu ý lại rõ ràng để phân loại những chiến lược này ra. Nếu kết quả là thua lỗ thì bạn sẽ dễ dàng phân loại và đưa ra cách thức để khắc phục.

Đây là loại thua lỗ có thể dễ dàng tránh được nhất và trader cũng nên hoàn toàn loại bỏ thua lỗ kiểu này ra. Bạn chỉ cần đơn giản là tập trung vào kế hoạch giao dịch là được.

Thua lỗ nằm ngoài hệ thống

Thua lỗ nằm ngoài hệ thống

Trên đây là 3 nhóm thua lỗ mà trader phân loại ra, ngoài ra có thể còn có những kiểu thua lỗ khác mà anh em có thể gặp phải, nhưng tốt nhất là chúng ta nên phân loại chúng ra để khi đánh giá lại chúng ta dễ dàng lên phương án giải quyết.

Việc làm này không hề khó khăn, chỉ là tốn chút thời gian của anh em mà thôi, nhưng nó lại có hiệu quả cực kỳ to lớn. Không những giúp anh em giao dịch có nguyên tắc hơn, dù có thua lỗ cũng có hệ thống hơn và quan trọng hơn là giảm bớt áp lực về tâm lý cực kỳ tốt.

Nguồn: TradingView

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.