ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Hyperledger Fabric là gì? Đặc điểm và cách sử dụng Hyperledger Fabric

08.01.2023, 22:17 12 phút đọc

Hyperledger Fabric là công cụ mã nguồn mở cho blockchain và đảm nhận các tính năng quan trọng nhất dùng để đánh giá và sử dụng blockchain cho các trường hợp kinh doanh. Cùng Vnrebates tìm hiểu về Hyperledger Fabric là gì, Hyperledger và Hyperledger Fabric có giống nhau không và cách dùng Hyperledger Fabric trong bài viết dưới đây.

Đọc thêm: 

Hyperledger là gì?

Nói một cách đơn giản thì hyperledger là một dự án mã nguồn mở. Hyperledger từng bước xây dựng một nền tảng gồm các giải pháp và người dùng nhằm giải quyết các vấn đề trong ngành công nghiệp.

Hyperledger được hình thành và xây dựng bởi Linux Foundation. Linux Foundation mong muốn tạo ra một cộng đồng các nhà phát triển làm việc trên các dự án nguồn mở. Mã nguồn dự án luôn được nâng cấp, sửa đổi và phân phối lại. Ngoài Hyperledger, Linux Foundation còn biết đến với các dự án NodeJs, Alljoyn và Dronecode.

Cuối năm 2015, Hyperledger được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học dữ liệu, sản xuất, ngân hàng, …. Những nhà nghiên cứu này cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống blockchain vững chắc.

Sau đó, dự án được đưa vào thử nghiệm bằng cách tương tác giữa ứng dụng và một mạng Blockchain an toàn. Sau đó, Hyperledger hướng đến là một hệ thống blockchain dễ tiếp cận, dễ sử dụng và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn.

Tuy nhiên Hyperledger thường bị hiểu nhầm là:

  • Một đồng tiền mã hóa (Cryptocurrency)
  • Một blockchain
  • Một công ty

Thế nhưng, bản chất của Hyperledger là xây dựng nhiều kênh thanh toán (private chain) riêng biệt với các thị trường khác nhau. Hyperledger hiểu được mỗi doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu và đặc trưng riêng. Vậy nên, Hyperledger tập trung phát triển các ứng dụng cóc các quy tắc được cá nhân hóa.

Điều này được xem là tối ưu hơn so với nền tảng Ethereum. Bởi vì Ethereum thường có xu hướng buộc các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng xung quanh một bộ giao thức định sẵn.

Hyperledger là gì?

Định nghĩa Hyperledger (Nguồn: Internet)

Các framework đặc trưng của Hyperledger là phải nhắc đến: Hyperledger Sawtooth, Hyperledger Fabric, Hyperledger Burrow, Hyperledger Indy, Hyperledger Iroha.

Sau đây, VnRebates sẽ phân tích rõ hơn về Hyperledger Fabric.

Hyperledger Fabric là gì?

Cùng với Hyperledger Indy, Hyperledger Iroha, Hyperledger Sawtooth, Hyperledger Burror thì Hyperedger Fabric là một trong 5 Framework về Blockchain được nằm trong chiến lược Hyperledger Umbrella của Linux Foundation.

Nói một cách dễ hiểu thì Hyperledger Fabric là một mạng Private Blockchain. Hoặc nếu xem Hyperledger Fabric là một Framework để xây dựng Private Blockchain thì cũng có thể chấp nhận được. 

Ngoài ra, Hyperledger Fabric là một dự án được “đỡ đầu” bởi IBM.  Hiện nay, Fabric đang hướng đến là nền tảng blockchain được các doanh nghiệp danh tiếng tin tưởng và sử dụng.

Hyperledger Fabric là gì?

Hyperledger Fabric (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của Hyperledger Fabric

Hyperledger Fabric được phát triển bởi Hyperledger, trong đó phải kể đến Fabcar. Fabcar có tính năng hướng dẫn thông tin cho Hyperledger Fabric. Fabcar được tạo nên từ 2 phần chính:

  • Ứng dụng Chaincode: được dùng để triển khai và thực thi lệnh bên trong mạng fabric.
  • Ứng dụng Client: được dùng để các traders tương tác với chaincode trên mạng fabric này.

Hyperledger Fabric được xem là có tính mô đun tương đối cao. Hơn nữa Hyperledger Fabric hoạt động khá linh hoạt và nó còn cung cấp cho doanh nghiệp một bộ khung để xây dựng Private Blockchain. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng một ứng dụng Private Blockchain phù hợp các yêu cầu nghiệp vụ của mình.

Tuy nhiên, Hyperledger Fabric sẽ không dễ sử dụng cho người mới. Bởi vì nó được hoạt động như một framework mô-đun, nơi mà các ứng dụng có thể dễ dàng mở rộng ở mọi cấp độ. Hyperledger Fabric hi vọng sẽ trở thành nhà cung cấp các dịch vụ blockchain minh bạch, phân cấp và bảo mật.

So sánh công nghệ Block chain giữa Hyperledger Fabric, Ethereum và Corda

1. Về mục tiêu

Hyperledger Fabric hướng đến việc cung cấp một kiến trúc mô-đun có khả năng mở rộng cao. Cấu trúc này sẽ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Ethereum không xây dựng theo cấu trúc mô đun. Bản chất Ethereum là một nền tảng cho các loại giao dịch và ứng dụng.

Cũng tương tự như Hyperledger Fabric, mục tiêu của Corda là hướng đến các trường hợp sử dụng cụ thể.

2. Ngôn ngữ lập trình

Đối với Hyperledger Fabric: ngôn ngữ được sử dụng trong Smart contract được gọi là Chaincode. Chaincode được viết bằng ngôn ngữ Java hoặc Golang.

Đối với Ethereum: Ngôn ngữ lập trình được xây dựng là Solidity.  Đó là một dạng ngôn ngữ cấp cao được dùng để thực hiện các Smart contract. Ưu điểm lớn nhất của Solidity là tính bền vững, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Đối với Corda: ngôn ngữ lập trình trong Corda được gọi là Kotlin. Lý do chính cho việc chọn Kotlin là mức độ tích hợp cao.

3 .Cơ chế hoạt động: Cơ chế đồng thuận

  • Hyperledger Fabric:
    • Cơ chế đồng thuận của Hyperledger Fabric được mở rộng và bao gồm toàn bộ giao dịch.
    • Các nút được giả định đóng vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong quá trình đồng thuận. Cụ thể là: khách (client), người đặt hàng (orderer) hay thành viên (peer).
    • Cơ chế hoạt động trong một giao dịch như sau: một khách hàng gửi một giao dịch đến những người xác nhận để khởi tạo một quá trình cập nhật sổ cái. Sau khi đạt được sự đồng thuận, giao dịch này sẽ được chuyển tiếp cho các thành viên nắm giữ sổ cái để thực hiện giao dịch.
    • Hyperledger Fabric cho phép kiểm soát chi tiết sự đồng thuận và hạn chế truy cập vào các giao dịch. Điều đó càng mang lại sự hiệu quả về khả năng mở rộng, đồng thời nâng cao hiệu suất và tính riêng tư của mạng.
    • Tuy nhiên, quyền truy cập vào các giao dịch tại Hyperledger Fabric chỉ được giới hạn cho các bên liên quan. Vậy nên, sự đồng thuận chỉ có thể đạt được ở mức giao dịch.
  • Ethereum:
    • Hiện tại sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Tuy nhiên, trong tương lai Ethereum sẽ ra mắt thuật toán đồng thuận Proof of Stake (PoS)
    • Vai trò và nhiệm vụ của các nút trong quá trình đồng thuận là giống hệt nhau.
    • Quyền truy cập vào các giao dịch đạt đến mức sổ cái.
Cơ chế hoạt động Ethereum

Cơ chế hoạt động Ethereum

    • Tất cả những người tham gia phải đồng ý với trạng thái của blockchain và đều có quyền truy cập vào tất cả các khối giao dịch đã tồn tại trong blockchain.
    • Mức độ bảo mật thông tin cá nhân không được đánh giá cao. Bởi vì mặc dù dữ liệu được lưu trữ ẩn danh trên blockchain, nhưng chúng vẫn có thể được truy cập bởi mọi người tham gia.
  • Corda:
    • Corda là một permissioned blockchain được kiểm soát và phát triển bởi R3 và các tổ chức tham gia vào giao dịch.
    • Sự đồng thuận trong Corda cũng chỉ đạt được ở mức giao dịch bởi các thành viên có liên quan.
    • Corda xây dựng hệ thống hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng. Khi đó chỉ những người có quyền hoặc có đặc quyền hợp lý mới được truy cập và chia sẻ dữ liệu cá nhân. Điều đó nhằm mục đích đảm bảo tính nhất quán trong một hệ thống chung.
    • Tính mô đun và khả năng tương tác của Corda tương đối cao. Điều này cho phép các tổ chức tích hợp các thiết lập hiện có, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu và vào mạng Corda.

Nhìn chung , khác với Ethereum, Hyperledger Fabric và Corda sử dụng các cơ chế đồng thuận khác và không dựa trên các dẫn xuất của Proof of Work. Hyperledger Fabric và Corda cung cấp một cơ chế phân quyền, kiểm soát truy cập và đồng thuận tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa là tính riêng tư của người dùng được đảm bảo hơn. cũng như đảm bảo tính riêng tư tốt hơn. Ngoài ra, Hyperledger Fabric và Corda chỉ cho phép thực hiện giao dịch giữa các bên liên quan, nên hiệu quả thực hiện sẽ được nâng lên cao hơn.

4. Các token hay tiền tệ xây dựng sẵn trong blockchain

Hyperledger Fabric và Corda không yêu cầu sự đồng thuận thông qua khai thác vì vậy cũng không tồn tại đơn vị tiền tệ dựng sẵn trong blockchain. Thế nhưng, Hyperledger Fabric vẫn có thể phát triển các đơn vị tiền tệ riêng bằng cách thực hiện chaincode. Còn đối với Corda thì không thể phát triển đơn vị tiền tệ riêng.

Corda

Corda

Mặt khác, Ethereum lại cho phép các chức năng thanh toán tiền tệ. Hơn nữa người dùng có thể xây dựng các token riêng bằng cách triển khai một smart contract. Đây cũng là cách mà tiền mã hóa hoặc các tài sản số trên Ethereum được tạo ra.

Hướng dẫn sử dụng Hyperledger Fabric

Hyperledger Fabric là một nền tảng blockchain được cả các doanh nghiệp lẫn cá nhân tin tưởng lựa chọn. Vậy nên, khi người dùng tham gia vào nền tảng blockchain trên thì họ phải nhận được sự cấp phép.

Sau đây là ví dụ giúp hiểu rõ làm thế nào để cấu thành mạng lưới blockchain trong Hyperledger Fabric.

Giả định có 3 công ty. Mỗi công ty có vai trò như sau:

  • Công ty A: Vai trò như quản trị viên.
  • Công ty B: Vai trò như người dùng.
  • Công ty C: Vai trò như người dùng.

1. Tạo network

Với vai trò là quản trị viên, Công ty A sẽ có nhiệm vụ tạo Network. Khi đó, Công ty A sẽ sử dụng CA server và định nghĩa các chính sách mạng (Network policy) để tạo dễ dàng tạo Network.

Trong đó, cần chú ý các nội dung chính sách mạng sau: Quyền hạn của member trong channel và Cấu trúc channel.

2. Thành lập liên hiệp các công ty

Bước tiếp theo, các công ty sẽ tiến hành liên kết với nhau. Lúc này, công ty A và công ty B sẽ là liên kết với nhau tạo thành một liên hiệp. Tương tự, công ty A và công ty C sẽ liên kết với nhau để tạo thành một liên hiệp.

3. Thiết lập kênh (channel)

Sau khi thành lập liên hiệp các công ty, lúc này sẽ cần thiết lập kênh (channel), được đặt tên là channel 1. Khi channel được tạo ra, chính sách kênh sẽ được gọi là server CA. Chính sách kênh sẽ quy định công ty nào sẽ thuộc kênh này.

Lúc này, các thông tin của kênh này được xem như dữ liệu sổ cái. Hyperledger Fabric sẽ thực hiện tính năng chia sẻ thông tin cho các đơn vị công ty thuộc kênh này. Điều này đã góp phần tạo ưu thế cho Hyperledger Fabric bởi vì nó đã xây dựng được một hệ thống có tính bảo mật và quyền riêng tư cao.

Sau đó, tiếp tục việc thêm kênh thứ 2 (channel 2) cũng tương tự như kênh thứ 1. Kênh thứ 2 sẽ là sự kết hợp giữa công ty A và công ty C. Kênh 1 và kênh 2 sẽ được Hyperledger Fabric quản lý thông tin dữ liệu một cách riêng biệt. Tức là, là thông tin của kênh 1 sẽ không được chia sẻ cho kênh 2 và ngược lại.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn Hyperledger Fabric là gì và cách sử dụng Hyperledger Fabric. Nhìn chung, Hyperledger Fabric không phải là blockchain ưu thế nhất. Tuy nhiên, Hyperledger Fabric đã từng bước xây dựng cho mình một hệ thống hiệu quả, đảm bảo quyền riêng tư. Vậy nên, bạn có thể cân nhắc và xem xét việc có nên sử dụng Hyperledger Fabric để tối ưu hóa giao dịch của mình. Hãy bình tĩnh và có những quyết định chính xác nhất nhé!

Vnrebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.