Ethereum là gì?
Ethereum là gì?
Đầu tiên, Ethereum là một hệ thống phi tập trung, có nghĩa là nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ thực thể quản lý nào. Đa số các dịch vụ trực tuyến, các doanh nghiệp đều được xây dựng trên hệ thống quản trị tập trung. Cách này đã được sử dụng trong hàng trăm năm, và lịch sử đã nhiều lần chứng minh là nó có nhiều thiếu sót, tuy nhiên việc sử dụng nó vẫn cần thiết khi các bên không tin tưởng lẫn nhau.
Hệ thống tập trung có nghĩa là kiểm soát bằng một thực thể duy nhất, điều này khiến các ứng dụng và máy chủ sử dụng hệ thống này cực kỳ dễ bị tấn công bởi hacker và thậm chí là mất điện. Ngoài ra, hầu hết các mạng xã hội và các máy chủ trực tuyến khác yêu cầu người dùng cung cấp ít nhất một số thông tin cá nhân, sau đó lưu trữ trên máy chủ của họ. Do đó, nó có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi chính công ty, hay hacker.
Ethereum là một hệ thống phi tập trung, hoàn toàn tự quản lý và không bị ai kiểm soát. Nó không có trung tâm lỗi vì nó được chạy từ hàng ngàn máy tính của các tình nguyện viên trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là nó không bao giờ offline. Hơn nữa, thông tin cá nhân của người dùng vẫn nằm trong máy tính của họ, trong khi các nội dung như ứng dụng, video,…vẫn thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của người tạo ra nó mà không phải tuân theo các quy tắc đươc áp dụng bởi các dịch vụ lưu trữ như App Store hay Youtube.
Thứ hai, điều quan trọng chúng ta cần biết là mặc dù liên tục được so sánh với nhau, Ethereum và Bitcoin là hai dự án hoàn toàn khác nhau với các mục tiêu hoàn toàn không giống nhau. Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên và là một hệ thống chuyển tiền, được xây dựng và hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain.
Ethereum lấy công nghệ đứng sau Bitcoin và mở rộng đáng kể khả năng của nó. Nó là một mạng lưới tổng thể, với trình duyệt internet, ngôn ngữ lập trình và hệ thống thanh toán riêng. Và quan trọng nhất là nó cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng phi tập trung trên Blockchain của Ethereum.
Ethereum là gì? Nó có phải là một loại tiền kỹ thuật số?
Theo định nghĩa, Ethereum là một nền tảng phần mềm với mục tiêu hoạt động như một hệ thống internet cũng như một kho ứng dụng phi tập trung. Một hệ thống như vậy cần có một loại tiền để thực hiện thanh toán cho các nguồn lực cần thiết để chạy một ứng dụng hay một chương trình. Đó là nơi đồng Ether được sử dụng.
Ether là tài sản nội dung số và không yêu cầu bên thứ ba xử lý thanh toán. Tuy nhiên, không chỉ hoạt động như một loại tiền kỹ thuật số, nó còn được coi như “nhiên liệu” cung cấp cho các ứng dụng phi tập trung trong mạng lưới. Nếu người dùng muốn thay đổi điều gì đó của các ứng dụng trong Ethereum, họ cần trả phí giao dịch để mạng có thể tiến hành sự thay đổi.
Phí giao dịch được tính toán tự động dựa trên lượng “gas” cần thiết để thực hiện hành động. Lượng nhiên liệu cần thiết lại được tính toán dựa trên lượng điện năng và thời gian cần thiết để chạy.
Ethereum là gì? Nó có giống đồng Bitcoin?
Ethereum có giống với Bitcoin?
Ethereum và Bitcoin có thể giống nhau theo cách nào đó về khía cạnh tiền điện tử, nhưng thực tế thì chúng là hai dự án hoàn toàn khác nhau với các mục tiêu hoàn toàn không giống nhau. Trong khi Bitcoin là một đồng tiền tương đối ổn định và thành công nhất cho đến nay, Ethereum là nền tảng đa năng, và tiền kỹ thuật số Ether chỉ là một thành phần trong các ứng dụng hợp đồng thông minh của nó.
Ngay cả khi so sánh ở khía cạnh tiền điện tử, hai dự án này cũng rất khác nhau. Ví dụ, trong khi Bitcoin có khả năng tạo ra 21 triệu đồng Bitcoin, nguồn cung cấp Ether có tiềm năng vô hạn. Hơn nữa, thời gian đào khối trung bình của Bitcoin là 10 phút, trong khi mục tiêu của Ethereum là không quá 12 giây.
Ethereum hoạt động như nào?
Như đã đề cập trước đó, Ethereum được xây dựng dựa trên giao thức của Bitcoin và thiết kế Blockchain nhưng được điều chỉnh để hỗ trợ các ứng dụng ngoài hệ thống tiền tệ. Điểm tương đồng duy nhất của hai Blockchain là chúng lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch của các mạng lưới tương ứng, nhưng Blockchain của Ethereum làm được nhiều hơn thế. Bên cạnh lịch sử giao dịch, mỗi nút trên mạng Ethereum cũng cần tải xuống tình trạng gần nhất, hoặc thông tin hiện tại của từng hợp đồng thông minh, mỗi số dư người dùng và tất cả mã của các hợp đồng thông minh và nơi chúng được lưu trữ.
Về cơ bản, Ethereum Blockchain có thể được mô tả như một máy trạng thái dựa trên các giao dịch. Khi nói đến khoa học máy tính, một máy trạng thái được định nghĩa là một cái gì đó có khả năng đọc một loạt các đầu vào và chuyển sang một trạng thái mới dựa vào các đầu vào đó. Khi giao dịch được thực hiện, máy sẽ chuyển sang trạng thái khác.
Ethereum là gì? Nó hoạt động như thế nào?
Mỗi trạng thái của Ethereum đều bao gồm hàng triệu giao dịch. Các giao dịch đó được nhóm thành khối, với mỗi khối được xâu chuỗi với các khối trước đó. Nhưng trước khi giao dịch được thêm vào “sổ kế toán”, nó cần được xác thực bằng cách thực hiện một quá trình khai thác (mining).
Đào là một quá trình khi một nhóm các nút sử dụng năng lượng máy tính để hoàn thành một thử thách gọi là “proof of work”, mà về cơ bản là một câu đố toán học. Máy tính càng mạnh thì câu đố càng được giải nhanh hơn. Câu trả lời cho câu đố này bản thân nó là một “proof of work”, và nó đảm bảo tính hợp lệ của một khối.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều máy đào đang cạnh tranh với nhau để tạo ra và xác nhận một khối, bởi vì mỗi lần một máy đào xác nhận một khối, mã Ether mới được tạo ra và trao cho máy đào đó. Các máy đào là xương sống của toàn bộ mạng Ethereum, vì nó không chỉ xác nhận và xác thực giao dịch hay bất kì hoạt động khác trong mạng mà còn tạo ra mã mới cho đơn vị tiền tệ của mạng lưới.
Theo Cointelegraph