Horizontal line là gì? Đây là nhiều câu hỏi được nhiều trader quan tâm. Ở bài trước ta đã tìm hiểu về Trend Line hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Horizontal line, chúng ta sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản, công dụng và cách sử dụng hiệu quả khi áp dụng Horizontal line vào trong giao dịch thực tế như thế nào. Cùng VnRebates tìm hiểu về công cụ thú vị này qua bài viết dưới đây nhé.
Đọc thêm: Cách vẽ đường trendline trong forex chuẩn như Pro Trader
1. Tìm hiểu chi tiết về horizontal line là gì?
1.1 Line Chart là gì
Line Chart là biểu đồ dạng đường thể hiện mức dao động giá và khối lượng giao dịch dưới dạng một đường liền nét và thường được sử dụng rất phổ biến trong thị trường tài chính. Ưu điểm là Line Chart có thể giúp các nhà giao dịch hình dung rõ ràng nơi giá đã đi trong một khoảng thời gian nhất định. Nhược điểm là Line Chart không cung cấp được nhiều thông tin mà chỉ có biểu thị được giá đóng cửa và giá mở cửa trên biểu đồ nên dần dần ít được mọi người ưa chuộng.
1.2 Horizontal line là gì?
Trong toán học Horizontal line là đường nằm ngang trong mặt phẳng tọa độ và song song với trục x. Tuy nhiên trong Forex, Horizontal Line là một dạng Line Chart hay còn gọi là các đường nằm ngang và được sử dụng hầu hết trong tài chính và kinh tế. Khác với Line Chart biểu thị chuyển động của giá theo thời gian, thì Horizontal Line biểu thị thang thời gian còn trục dọc sẽ biểu thị giá.
1.3 Đặc điểm của Horizontal line là gì?
Trong phân tích kỹ thuật, các đường ngang thể hiện là một mức hỗ trợ kháng cự được xác định chính xác các điểm giá quan trọng. Nó khác với cách xác định thông thường là một vùng hỗ trợ kháng cự như chúng ta đã biết. Ngoài ra bạn vẫn có thể chèn thêm các đường ngang và dọc vào biểu đồ. Lúc này các đường dọc thường được sử dụng để xác định thời gian khi nến xuất hiện. Các đường ngang sẽ đóng vai trò là công cụ giao dịch cần thiết để giúp cho các nhà đầu tư xác định các mức cản. Phân tích theo chiều ngang có thể hữu ích trong phân tích cơ bản. Trong đó các traders có xu hướng so sánh các báo cáo hay công bố theo thời gian.
2. Sự khác nhau giữa trendline và horizontal line là gì?
2.1 Trendline (Đường xu hướng) là gì?
Về cơ bản, Trendline hay còn gọi là đường xu hướng. Đây là đường nối giữa các đáy để tạo thành đường hỗ trợ (trong 1 xu hướng tăng). Mặt khác nó có thể là đường để nối các đỉnh để tạo thành đường kháng cự (trong 1 xu hướng giảm).
Ngoài ra, Trendline còn được sử dụng để đưa ra dấu hiệu cho xu hướng hiện tại của thị trường. Đồng thời có cũng có thể dự báo khi nào xu hướng sẽ thay đổi.
Bên cạnh đó, trendline cũng đóng vai trò như là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Nó có thể cung cấp cho các nhà đầu tư những cơ hội để thực hiện các lệnh mở và đóng tối ưu trong giao dịch.
2.2 So sánh Horizontal line và Trendline
2.2.1 Khái niệm góc trong Trendline và Horizontal line là gì?
Sự khác biệt đầu tiên nhưng rất rõ ràng chính là góc của các đường, cụ thể như sau:
- Horizontal line : góc 0 độ, song song với đường thời gian (trục hoành).
- Trendline: Góc của đường xu hướng có thể thay đổi từ bất kỳ mức nào chỉ trên 0 đến 89,99 độ gần với đường thẳng đứng. Đường thẳng đứng sẽ có góc 90 độ. Nhưng trong các tình huống thực tế thực tế, các đường xu hướng không bao giờ có 89,99 độ. Bên cạnh đó, trendline từ 5 đến 60 độ là phổ biến nhất. Ngoài ra đường thẳng đứng không có công dụng cụ thể trong xu hướng. Trừ khi nó được sử dụng trên biểu đồ để ghi nhớ một thời điểm cụ thể hoặc một phần của hành động giá.
2.2.2 Điểm hỗ trợ hoặc kháng cự của Horizontal line là gì?
Sự khác nhau giữa điểm hỗ trợ hoặc kháng cự Trendline và Horizontal line là gì?
Horizontal line: có thể được đặt lệnh ở bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào mà nhà giao dịch Forex đánh giá là quan trọng. Ngoài ra, đường nằm ngang còn có một điểm giá là gọi là điểm hỗ trợ hoặc kháng cự. Hơn nữa, một đường nằm ngang có thể có nhiều điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.
Khác với Horizontal line thì đường Trendline cần phải có nhiều lần chạm thì mới được xem là có giá trị. Ví dụ như;
- Phải thực hiện tối thiểu phải có 2 lần chạm. Nếu không, nó sẽ không có giá trị.
- Ba lần chạm trở lên được xem là có giá trị nhất. Ngoài ra, một đường xu hướng với 3 lần chạm trở lên cũng có thể được coi là cơ sở của kênh xu hướng.
2.2.3 Trendline dùng góc để đo tâm lí và độ mạnh của một xu hướng còn Horizontal line thì không.
– Đường xu hướng dốc (hơn 40 độ):
- Tại đây, price action đang di chuyển với rất nhiều chỉ báo về động lượng. Khi đường xu hướng này bị phá vỡ, các chỉ báo về động lượng có dấu hiệu như đang dừng lại, nhưng thông thường, đó chỉ là sự dừng tạm thời.
- Ngoài ra, giá cũng là một yếu tố có thể điều chỉnh góc của đường xu hướng.
- Nhìn chung, những đường xu hướng này có thể là một phương pháp tương đối khả dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, một số đường xu hướng dốc hơn có thể cho thấy sự đảo chiều.
- Như vậy, bạn có thể sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá khi quyết định đầu tư sang hướng ngược lại.
– Các đường xu hướng ít dốc hơn (từ 10 đến 40 độ):
- Khi đó, hành động giá đang di chuyển ở một góc cân bằng nhưng tính chất của price action lúc này yếu hơn so với đường xu hướng dốc trên 40 độ. Thị trường lúc này cho thấy không có nhiều khởi sắc.
- Ngoài ra, sự phá vỡ của đường xu hướng từ 10 đến 40 độ chính là dấu hiệu cho thấy sắp có sự kết thúc của một chuyển động điều chỉnh giá.
- Tuy nhiên, những đường xu hướng này vẫn còn nhiều khoảng trống về phía đáy hoặc đỉnh tiếp theo (được dùng để hỗ trợ hoặc kháng cự).
- Đó cũng là lý do tại sao breakouts của đường này thường ít biến động hơn đường xu hướng với một góc nông hoặc đường xu hướng ngang. Do đó, việc sử dụng lệnh dừng lỗ sẽ chặt chẽ hơn và có nhiều cơ hội thành công cao hơn so với các đường xu hướng khác.
– Đường xu hướng nông (0-10 độ):
- Lúc này, hành động giá đang di chuyển ở một góc yếu. Khi đó, thị trường khó có thể di chuyển khỏi đỉnh hoặc đáy.
- Ngoài ra, breakouts của đường xu hướng có một điểm khác biệt hơn so với hai đường xu hướng bên trên, đó là: đỉnh và đáy (hay còn gọi hỗ trợ và kháng cự) tương đối gần nhau. Điều này có thể làm cho trading breakouts tồn tại trong thời gian ngắn trước khi các price action biểu hiện thực hiện chức năng của mình.
- Nhìn chung, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn cũng đều phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn. Vậy nên, cách tốt nhất để đạt được giao dịch hiệu quả là tiếp cận các giao dịch một cách đơn giản nhất có thể.
– Horizontal line (Đường ngang – 0 độ):
- Lúc này, các hành động giá đã phá vỡ đỉnh hoặc đáy. Điều đó có nghĩa là một điểm hỗ trợ hoặc một điểm kháng cự đang nằm ngoài các đường trendline.
- Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù 1 hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ nhưng vẫn có một hỗ trợ khác nằm ngay trên hoặc dưới nó, có thể gây ra sự thay đổi tương đối bất ngờ và đột ngột. Thông thường thì sự phá vỡ của đường Horizontal line sẽ đi kèm với rất nhiều biến động, điều đó góp phần tạo ra sự chuyển động lên xuống một cách khá đột ngột.
- Bên cạnh đó, các breakouts này thường có xu hướng quay trở lại Horizontal line vì không đủ động lực từ thị trường. Điều này có thể là lý do tạo nên một sự đổi chiều trên thị trường.
- Vậy nên, với Horizontal line , sẽ tốt hơn hết nếu các nhà đầu tư lựa chọn thực hiện các giao dịch tại điểm breakout lần hai hoặc cứ tiếp tục giao dịch. Bởi lẽ breakout sẽ có xu hướng trở lại và bull back là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
3. Các phương pháp tốt nhất để giao dịch với Horizontal line là gì?
3.1 Sự nhất quán của Horizontal line là gì?
Để vẽ được một đường trendline chính xác không có bất cứ một công thức nào cụ thể nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của trader đối với cặp tiền đó. Mình tin rằng với một biểu đồ bất kì bạn đưa cho mười trader khác nhau vẽ trendline ít nhất ta sẽ nhận được ba kết quả. Sự khác biệt giữa trendline và horizontal line là gì? Trendline thật sự không có tính nhất quán trong giao dịch, sẽ có lúc vẽ thế này đúng lúc khác thì lại sai. Bạn hãy nhìn hình dưới đây để hiểu hơn những gì mình muốn nói.
3.2 Horizontal line sẽ giúp ta tránh những break out giả
Sử dụng Horizontal line sẽ giúp bạn không phải dính những phá vỡ giả. Hãy nhìn biểu đồ dưới đây ta có thể thấy đường màu đỏ là Trendline đường màu trắng là Horizontal line. Giá đã phá qua Trendline theo lí thuyết xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng thành giảm tuy nhiên ở vùng dưới ta còn thấy có một cản của Horizontal line và khi giá rớt xuống chạm Horizontal line giá đã bật lên. Theo kinh nghiệm của mình khi gần Trendline mà xuất hiện Horizontal line thì ta sẽ ưu tiên quan sát sự phá vỡ ở Horizontal line nhiều hơn.
3.3 Horizontal line giúp biểu đồ clean hơn
Đối với trường phái giao dịch theo Opening Range chúng ta sẽ quan sát giá mở cửa trong 15 phút đầu tiên mở phiên. Vì thế để đánh dấu giá mở cửa thì chỉ có cách tốt nhất là dùng Horizontal line chúng ta không thể dùng công cụ hình chữ nhật để đánh dấu vùng giá mở cửa được. Ví dụ dưới đây ta đang sử dụng Horizontal line để đánh dấu giá mở cửa sẽ đơn giản và nhìn gọn gàng hơn rất nhiều.
3.4 Giao dịch theo Range giá
Sử dụng Horizontal line để làm range giá để giao dịch cũng là một lựa chọn không tệ vì theo lý thuyết Horizontal line đóng vai trò như một mức cản ngang. Trader sẽ dùng Horizontal line này để xác định cản. Thay vì vẽ một vùng chữ nhật để đánh dấu thì ở đây chúng ta sẽ cố gắng chọn ra đường Horizontal line nào đi qua càng nhiều giá đóng của cửa các cây nến ở trong vùng cản đó để làm cản. Vì giá đóng của cửa nến là mức giá quan trọng nhất trong một cây nến mà cản đi qua nhiều vùng giá đóng của nhất ta có thể xem đó là cản mạnh, cách chọn cản này cho ta được chính xác điểm giá mà ta muốn giao dịch.
3.5 Sử dụng Horizontal line kết hợp với Price action
Một công dụng khác của Horizontal line là khi bạn phân tích trên khung biểu đồ lớn để đánh dấu điểm vào thì đường này sẽ chạy xuyên suốt cả chart của bạn để tránh việc bị quá ham phân tích khung thời gian nhỏ mà bỏ quên giá đã chạm cản của khung lớn. Như ví dụ dưới đây ở khung D chúng ta tìm được một vùng giá mạnh có khả năng đảo chiều vùng giá này đã hình thành từ tháng 12/2020. Đến hôm 20/8/2021 sau gần 8 tháng giá mới tiếp cận lại vùng này. Giả sử bạn phân tích chart H1 cho dù bạn có zoom chart đến mức nhỏ nhất bạn cũng không thể thấy được giá đã chạm đến vùng bán mạnh này. Điều này giúp bạn bao quát được biểu đồ hơn tránh sa đà vào một khung thời gian
Mặt khác khi ta chú ý quan sát giá ở những vùng Horizontal line. Như ở trên đã nói Horizontal line đóng vai trò là một cản ngang nên khi giá tiếp cận đến vùng Horizontal line này bạn thấy giá xuất hiện mô hình nến đảo chiều Engulfing đây là dấu hiệu đảo chiều mạnh. Ta có thể vào một lệnh sell ở đây đặt mức kỳ vọng giá sẽ quay về vùng cản cũ 1.6000 trước khi giá có những động thái tiếp theo.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách giao dịch Price Action chuyên sâu
- Cách áp dụng phương pháp Volume Spread Analysis hiệu quả
4. Lời kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn về Horizontal line là gì và những điều cần lưu ý khi vận dụng Horizontal line vào giao dịch thực tế. Nhìn chung, Horizontal line phần nào giúp cho các traders phân tích được giá cả của thị trường và xu thế cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, Horizontal line cũng chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không phải một dạng chỉ báo “thần thánh”.
Vậy nên, nếu muốn thực hiện được các giao dịch một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận, bạn cần phải tự mình trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Hãy bình tĩnh, cân nhắc và xem xét thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào nhé!
VnRebates tổng hợp
Theo investopedia