ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Biểu đồ giá bitcoin – Những điều căn bản các trader cần biết

27.08.2020, 09:04 16 phút đọc

Bài viết nhằm mục đích giới thiệu đến các bạn cách đọc biểu đồ giá bitcoin, với một số chỉ dẫn khái quát cùng một số khái niệm căn bản, tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong các giao dịch của mình

Bài viết nhằm mục đích giới thiệu đến các bạn cách đọc biểu đồ giá bitcoin, với một số chỉ dẫn khái quát cùng một số khái niệm căn bản, tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các nhà giao dịch mới trong các giao dịch của mình.

1. Biểu đồ giá bitcoin

Khi bạn nhìn vào biểu đồ giá và tìm thấy một nhóm dữ liệu được vẽ theo cùng một hướng chung, người ta có thể tìm ra xu hướng tổng thể mà giá đang hướng tới. Mọi biểu đồ và đồ thị đều khác nhau, trên hầu hết các biểu đồ xu hướng có thể được xác định một cách dễ dàng, trong khi các xu hướng biểu đồ khác có thể phức tạp hơn.

Xác định xu hướng, cho dù chúng đang di chuyển lên, xuống hay đi ngang và cũng biết khi nào chúng sắp đảo chiều thực sự là chìa khóa thành công cho tất cả các giao dịch của bạn, không chỉ với bitcoin không thôi.
Bất kể bạn đang giao dịch tài sản gì, bạn cần biết cách theo dõi biểu đồ. Khả năng đọc biểu đồ là một phần và cốt lõi của mọi giao dịch và bạn càng hiểu nhiều về phân tích kỹ thuật, bạn càng có thể trở thành một nhà giao dịch tốt hơn.

Giống như tất cả mọi thứ trong cuộc sống, bạn càng thực hành nhiều, bạn càng nâng cao kỹ năng của mình. Bài viết này nhằm mục đích giúp bạn bắt đầu hành trình tìm hiểu và sử dụng biểu đồ để nâng cao hiệu quả giao dịch của mình.
Nhà giao dịch sử dụng biểu đồ được gọi là nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật. Họ thích làm theo cách phân tích khả năng, dự đoán xu hướng giá dựa vào biểu đồ giá và chỉ báo trên biểu đồ để xác định các xu hướng và các điểm giá đỉnh-đáy, dựa vào các dữ liệu thu thập được để họ có thể đưa ra quyết định khi nào nên vào và thoát ra khỏi thị trường.

Trái lại, các nhà giao dịch theo trường phái phân tích cơ bản thích theo dõi các nguồn tin tức cung cấp thông tin về tăng trưởng kinh tế, nguồn cung dầu, dữ liệu việc làm, thay đổi lãi suất và các động lực địa chính trị như chiến tranh và bất ổn chính trị.
Hãy bắt đầu bằng cách hiểu biểu đồ là gì, trước khi đi vào việc phân tích các mẫu hình và chỉ báo.

Tóm lại, biểu đồ giá là sự mô tả sự diễn biến của giá cả trong quá khứ và hiện tại, được minh họa trên đồ thị.

biểu đồ giá bitcoin

Ví dụ về biểu đồ giá bitcoin – Tradingview,com

Có nhiều nguồn cung cấp cho bạn các biểu đồ giá bitcoin, ở đây tôi sẽ sử dụng Tradingview.com

Nắm bắt xu hướng với biểu đồ giá

biểu đồ giá bitcoin - bullish

Hình minh họa xu hướng tăng – bullish

Khi bạn nghe nói về xu hướng Tăng (bullish), là bạn đang xem xét một xu hướng giá tăng trên tổng thể (hãy tưởng tượng hình tượng một con bò húc lên) và xu hướng Giảm là một chuỗi các mức giá đáy và đỉnh giảm dần (hãy tưởng tượng một con gấu đang ẩn náu trong rừng).

biểu đồ giá bitcoin - bearish

Có một loại xu hướng thứ ba được gọi là xu hướng đi ngang, giá đi ngang hoặc dịch chuyển nhưng chỉ trong một khoảng giá nhất định.

Để tìm hiểu thêm về cách xác định xu hướng và thời gian của xu hướng, hãy chuyển sang đọc thêm bài hướng dẫn xác định xu hướng của chúng tôi.

2. Các loại biểu đồ giá bitcoin

Có ba loại biểu đồ chính phổ biến trong giới giao dịch. Mỗi loại biểu đồ cung cấp nhiều thông tin khác nhau tùy theo trình độ kỹ năng cá nhân của nhà giao dịch:

Biểu đồ đường – Line chart

Đây là biểu đồ cơ bản nhất và là bước đệm cho người mới bắt đầu giao dịch. Biểu đồ này chỉ biểu thị giá đóng cửa trong một khoảng thời gian. Giá đóng cửa thường được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc phân tích dữ liệu. Về bản chất, đây là cách biểu đồ đường được hình thành: bằng cách kết nối các giá đóng cửa trong một khung thời gian đã định. Không có thông tin trực quan hoặc phạm vi giao dịch, có nghĩa là không có mức cao và thấp và không có thông tin về giá mở cửa.

line chart

 

Biểu đồ dạng thanh – Bar chart

Mở rộng hơn đối với biểu đồ đường, biểu đồ thanh bao gồm một số đoạn thông tin chính khác được thêm vào mỗi điểm dữ liệu trên biểu đồ. Được tạo thành từ một chuỗi các đường dọc trong đó mỗi đường là đại diện của thông tin giao dịch. Chúng đại diện cho mức giá cao và thấp của thời kỳ giao dịch cũng như giá mở và đóng cửa. Giá mở cửa và giá đóng cửa được biểu thị bằng một đường ngang ngắn hơn.

Giá mở cửa là ‘dấu gạch ngang’ nằm ở phía bên trái của thanh dọc và ngược lại giá đóng cửa được biểu thị bằng một đường ngang tương tự, ở phía bên phải của thanh. Hiểu biểu đồ này rất đơn giản, nếu dấu gạch ngang bên trái (giá mở cửa) thấp hơn dấu gạch ngang bên phải (giá đóng cửa) thì thanh sẽ được tô bóng bằng màu xanh lá cây, đen hoặc xanh lam và thể hiện sự tăng giá và công cụ đã tăng giá trị. Ngược lại, giá trị giảm của cổ phiếu được biểu thị bằng màu đỏ.

 

Biểu đồ nến nhật – Candlesticks chart

Một khi bạn đã nắm vững biểu đồ đường và biểu đồ thanh, bạn có thể chuyển sang biểu đồ hình nến, tương tự như biểu đồ thanh. Các đường thẳng đứng của cả hai biểu đồ minh họa phạm vi giá của thời kỳ giao dịch, trong khi thân nến sử dụng các màu khác nhau để biểu thị những thay đổi của thị trường trong khoảng thời gian đó.

 

3. Cách đọc nến trên biểu đồ, các mô hình căn bản và các chỉ báo cần biết

3.1 Cách đọc nến nhật

Đúng với tên gọi của mình, mô hình nến nhật có hình dạng trực quan như một cây nến với cấu tạo bao gồm thân nến và bóng nến (râu nến). Điểm ưu việt của công cụ này so với các dạng biểu đồ ngang (bar chart) hoặc biểu đồ đường (line chart)… là ở chỗ thông qua mô hình nến, bạn có thể dễ nhận nhận thấy cả 4 yếu tố: mức giá mở cửa, mức giá đóng cửa, mức giá giao dịch cao nhất và mức giá giao dich thấp nhất trong phiên.

Để đọc hiểu mô hình nến Nhật, trước tiên bạn cần nắm được ý nghĩa của từng bộ phận trong cấu trúc của mô hình.

Về cơ bản, mô hình nến nhật bao gồm: Thân nến, bóng nến.

Trong đó:

  • Thân nến được mô tả với 3 yếu tố: đỉnh nến, màu sắc và độ dài.
  • Đỉnh nến thể hiện mức giá mở cửa (open) và mức giá đóng cửa (close).
  • Màu sắc thể hiện sự tăng giảm của giá, thường được sử dụng với màu đỏ/xanh hoặc đen/trắng– trong đó thân nến màu đỏ (hoặc đen) thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và thân nến màu xanh (hoặc trắng) thể hiện hướng giá ngược lại. Như vậy, khi nến xanh, mức giá mở cửa sẽ ở đỉnh dưới, mức giá đóng cửa sẽ ở đỉnh trên và ngược lại với nến đỏ.
  • Độ dài thân nến thể hiện sức mua/bán trong phiến. Thân nến càng dài thì sức giao dịch càng lớn và ngược lại.
  • Bóng nến được mô tả bằng hai đoạn thẳng ở đầu nến (bóng nến trên) và đuôi nến (bóng nến dưới), biểu hiện sự kiểm soát của người mua/người bán trong phiên giao dịch. Bóng nến trên dài chứng tỏ người mua là người nắm quyền kiểm soát ở đầu phiên song đến cuối phiên, quyền kiểm soát đã bị người bán giành lại. Ngược lại, bóng nến dưới dài thể hiện việc người bán nắm quyền kiểm soát ở đầu phiên và người mua nắm quyền kiểm soát ở cuối phiên.
  • Giá cao nhất nằm ở đỉnh của bóng nến trên và giá thấp nhất nằm ở đỉnh của bóng nến dưới.
  • Phạm vi giá là khoảng giá dao động giữa đỉnh của bóng nến trong phiên giao dịch trên với đỉnh của bóng nến dưới. Phạm vi được tính bằng cách lấy giá cao nhất trừ giá thấp nhất.
  • Mỗi phiên giao dịch được thể hiện bằng một thân nến. Độ dài của phiên giao dịch được thiết lập bằng một khoảng thời gian cụ thể, có thể là 1 giờ, 1 ngày… theo góc độ phân tích của bạn.

>> Xem thêm một số mô hình nến nhật chuyên dùng của chúng tôi

 

Mô hình nến Nhật và cấu trúc của mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật và cấu trúc của mô hình nến Nhật

 

3.2 Các mô hình căn bản

Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai thường xảy ra vào giai đoạn cuối của xu hướng giá tăng. Trader có thể dễ dàng nhận ra nó trên bất cứ khung thời gian giao dịch nào. Mô hình được hình thành bởi ba đỉnh kế tiếp nhau. Trong đó đỉnh đứng giữa là đỉnh cao nhất, kế bên là đỉnh vai với vai trái cao hơn vai phải. Trader có thể tạo một đường viền cổ (neckline) bằng cách nối điểm đáy hoàn thiện của vai trái với đáy bắt đầu thiết lập của vai phải. Đường viền này không phải lúc nào cũng là một đường nằm ngang hoàn hảo. Độ dốc của nó có thể được biểu diễn đi lên hoặc đi xuống. Thông thường, độ dốc xuống thể hiện tín hiệu đáng tin cậy hơn.

Nếu trader giao dịch trong một xu hướng giá giảm, ta sẽ tìm kiếm mô hình vai đầu vai ngược (inverse Head and shoulders) trên biểu đồ. Mẫu biểu đồ này hoàn toàn ngược lại với mẫu vai đầu vai truyền thống và có thể báo hiệu sự đảo chiều tăng.

Minh họa đơn giản nhất cho mẫu hình giá đầu vai

Mô hình Harmonic

Giao dịch theo mô hình Harmonic là phương pháp giao dịch forex, tiền điện tử kết hợp lý thuyết mô hình giá và toán học. Phương pháp này dựa trên tiền đề rằng các mẫu hình giá sẽ tự lặp lại trong tương lai.

Nền tảng của kỹ thuật này gồm một vài tỷ số sơ cấp như 0.618 hoặc 1.618. Bên cạnh đó, nó còn gồm một số tỷ lệ thứ cấp như: 0.382, 0.50, 1.41, 2.0, 2.24, 2.618, 3.14 và 3.618.

Như các bạn biết, các tỷ lệ sơ cấp được nêu ra ở trên xuất hiện một cách trùng hợp trong hầu hết các cấu trúc của tự nhiên như số cánh của một bông hoa, các tỷ lệ vàng. Và sự thật là nó cũng được tìm thấy trong các cấu trúc nhân tạo. Thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng, vốn bị ảnh hưởng bởi môi trường và xã hội nơi họ giao dịch, cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Bằng cách phát hiện ra các mô hình giá, các trader sau đó có thể áp dụng tỷ lệ Fibonacci cho các mô hình này, từ đó dự đoán các chuyển động trong tương lai. Phương thức giao dịch này gắn liền với tên tuổi của nhà phân tích kỹ thuật rất nổi tiếng là Scott Carney.

biểu đồ giá bitcoin - mẫu hình harmonic

Các mẫu hình harmonic

>> Xem thêm cách phân tích kỹ thuật sử dụng các mẫu hình harmonic

3.3 Các chỉ báo

Hầu hết mọi nền tảng biểu đồ giao dịch đều đi kèm với một loạt các chỉ báo kỹ thuật, cung cấp cho trader những thông tin bên dưới:

  • Xu hướng
  • Động lực hoặc thiếu động lực trên thị trường
  • Biến động để tính lợi nhuận kỳ vọng – Thị trường có thực sự biến động?
  • Khối lượng để xem mức độ phổ biến của thị trường với các trader khác

Vấn đề bây giờ trở thành sử dụng cùng loại chỉ số trên biểu đồ về cơ bản cung cấp cho bạn thông tin tương tự. Mặc dù điều này có thể được giải thích là bạn đang tìm kiếm “xác nhận” tín hiệu giao dịch khi sử dụng nhiều indicator, nhưng những gì thực sự mang lại cho bạn có thể là thông tin mâu thuẫn cũng như nhiều thông tin cần xử lý.

Nếu bạn chọn sử dụng các chỉ báo, chỉ cần chọn một trong bốn nhóm sau(nếu cần, hãy nhớ rằng để giao dịch có lời, các chỉ báo không phải lúc nào cũng cần thiết). Thậm chí chỉ chọn một chỉ báo từ mỗi nhóm thôi cũng đã có thể dẫn đến sự dư thừa và lộn xộn, mà không cần cung cấp thêm bất kì thông tin nào cả.

  • Dao động: Đây là một nhóm các chỉ báo dao động lên xuống, thường là giữa giới hạn trên và dưới. Các bộ dao động phổ biến bao gồm RSI, Stochastics, chỉ số kênh hàng hóa (Commodity Channel Index – CCI) và MACD.
  • Khối lượng: Ngoài khối lượng cơ bản, cũng có chỉ báo khối lượng. Các chỉ báo này thường kết hợp khối lượng với dữ liệu giá để xác định xu hướng giá mạnh như thế nào. Các chỉ báo khối lượng phổ biến bao gồm Volume (trơn), Dòng tiền Chaikin, Khối lượng cân bằng (On Balance Volume) và Money Flow.
  • Chỉ báo chồng chéo: Đây là các chỉ báo chồng lên biến động giá, không giống như chỉ báo MACD tách biệt khỏi biểu đồ giá. Với loại chỉ báo này, bạn có thể chọn sử dụng nhiều hơn một chỉ báo, vì các chức năng của chúng rất đa dạng. Các chỉ báo phổ biến bao gồm Dải Bollinger, Kênh Keltner, Parabolic SAR, Đường trung bình động, Pivot PointsĐường Fibonacci Mở rộng và thoái lui.
  • Chỉ báo đo lường tâm lý thị trường: Nhóm này bao gồm bất kỳ chỉ báo nào liên quan đến tâm lý trader hoặc thị trường rộng lớn hơn đang hoạt động như thế nào. Đây chủ yếu là các chỉ báo liên quan đến thị trường chứng khoán, bao gồm Trin, Ticks, Tiki và Advance-Decline Line.

Thường thì các trader rất ít khi cần nhiều hơn một chỉ báo dao động, đo tâm lý thị trường hay khối lượng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thấy việc sử dụng nhiều chỉ báo chồng chéo giúp chỉ ra sự thay đổi trong xu hướng, mức độ giao dịch và vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Những trader giỏi thường sử dụng biến động giá và các chỉ báo chồng chéo, và bạn cũng sẽ có xu hướng không cần các loại chỉ báo khác nữa.

4. Kết luận

Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Cuối cùng, Bitcoin hay thị trường crypto nói chung vẫn đang là xu hướng đầu tư vô cùng tiềm năng trong tương lai, tuy nhiên, xin nhắc nhở đối với các bạn, chơi bitcoin mặc dù cơ hội kiếm tiền là rộng mở, nhưng rủi ro vẫn luôn đi kèm, hãy đầu tư với số tiền dư giả, và có thể chi trả, không ảnh hưởng tới tài chính cá nhân, gia đình, tuyệt đối không nên vay mượn để đầu tư.

 

VnRebates tổng hợp

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.