Xem thêm:
- VSA (Volume Spread Analysis) là gì? Cách áp dụng phương pháp VSA hiệu quả
- Phương pháp Wyckoff là gì?
Upthrust là gì? Spring là gì?
Upthrust là gì?
Upthrust là mẫu nến hình thành tại vùng kháng cự, với đặc điểm:
- Giá tăng vọt qua vùng kháng cự nhưng sau đó nhanh chóng giảm trở lại và đóng cửa dưới mức kháng cự (false breakout)
- Tín hiệu theo sau là một cây nến giảm
- Tất cả Upthrust đều là nến Pinbar giảm.
Spring là gì?
Ngược lại, Spring là một mẫu nến được hình thành ở một vùng hỗ trợ khi:
- Giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ nhưng sau đó tăng lại và đóng cửa ở mức cao hơn mức hỗ trợ (false breakout)
- Tín hiệu theo sau đó nên là cây nến tăng
- Không phải tất cả Pin bar tăng là Spring nhưng tất cả Spring đều là Pin bar tăng.
Ví dụ về Upthrust và Spring trong VSA
Dưới đây là một số ví dụ thực tế về Spring và Upthrust trong VSA trên biểu đồ:
Do bản chất là một cây Pinbar xuất hiện tại hỗ trợ và kháng cự nên không khó để hiểu rằng Spring và Upthrust trong VSA là các tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, nếu áp dụng spring và upthrust trong VSA, chúng ta sẽ có một thiết lập đáng tin cậy hơn rất nhiều.
Đọc thêm:
- Long Short là gì? Phân biệt lệnh Long và Short
- Test cung cầu là gì? Tại sao Test cung cầu lại quan trọng trong VSA?
Cách giao dịch với Upthrust và Spring hiệu quả
Upthrust và Spring là hai phương pháp được dùng bởi trader Richard Wyckoff – người có nhiều lý thuyết trading hay và được giảng dạy như lý thuyết trading căn bản.
Chất lượng của Upthrust và Spring tùy thuộc vào:
- Mức độ bẫy – độ dài của bóng nến falsebreak
- Độ cứng của kháng cự hoặc hỗ trợ – nơi xảy ra hiện tượng Upthrust hoặc Spring
- Khối lượng giao dịch của phiên tạo ra Upthrust hoặc Spring
Có vài kịch bản có thể xảy ra khi kết hợp giữa mô hình Upthrust Spring và khối lượng giao dịch của phiên tạo mô hình
- Bóng nến lớn và khối lượng lớn
- Bóng nến lớn và khối lượng nhỏ
- Bóng nến nhỏ và khối lượng lớn
- Bóng nến nhỏ và khối lượng nhỏ
Trong các trường hợp trên thì ưu tiên bóng dài và khối lượng lớn. Dẫn đến số lượng người bị bẫy và phải thoát lệnh ra nhiều hơn tạo lực đẩy theo hướng ngược lại. Phe bán kẹt lệnh thì thoát lệnh phải mua vào, tạo lực đẩy lên. Còn phe mua kẹt lệnh thì thoát lệnh phải bán ra, tạo lực đẩy xuống.
Các thiết lập thị trường với Upthrust
Như chúng ta đã thảo luận, Spring và Upthrust trong VSA là hai thiết lập hoàn toàn ngược lại với nhau. Do đó, khi đã hiểu về Spring, anh em cũng khá dễ dàng hình dung ra cách hoạt động của Upthrust.
Dưới đây mình sẽ điểm lại một vài điểm cơ bản của Upthrust, dựa vào đó anh em hãy liên hệ với Spring để tự triển khai các thiết lập của nó nhé.
1. Upthrust và xu hướng
Upthrust là tín hiệu xuất hiện tại vùng kháng cự, báo hiệu sự kết thúc xu hướng tăng. Vậy nên, dựa vào tính “đối xứng” của Spring và Upthrust trong VSA ta sẽ có thiết lập của Upthrust với xu hướng như sau:
- Nếu Upthrust xuất hiện trong xu hướng giảm, anh em có thể vào lệnh bán. Đặc biệt sẽ đáng tin cậy hơn nếu Upthrust xuất hiện tại kháng cự hoặc các mức Fibonacci
- Trong một xu hướng tăng, chúng ta cần chờ Testing thành công, với những điều kiện tương ứng với Spring theo hướng ngược lại
2. Upthrust và khối lượng giao dịch
- Điều kiện này tương tự như đối với Spring, thiết lập đáng tin cậy là khi Upthrust đi kèm với khối lượng giao dịch thấp
- Trong trường hợp khối lượng giao dịch lớn, thì anh em có thể bán khi xu hướng đang là xu hướng giảm, và nên chờ xác nhận từ Testing nếu trước đó là xu hướng tăng
3. Upthrust và tín hiệu nến theo sau
Ngược lại với Spring, theo sau Upthrust nên là các tín hiệu nến giảm. Nếu giá vẫn còn ngập ngừng muốn tăng trở lại thì anh em nên cân nhắc thoát lệnh bán để giữ an toàn.
4. Các trường hợp nên tránh giao dịch Upthrust
Anh em cũng nên cân nhắc không giao dịch với Upthrust trong trường hợp bối cảnh thị trường thay đổi, ví dụ như bên mua còn đang chiếm ưu thế, hoặc các sóng giảm có khoảng cách giảm dần (tương tự như các sóng tăng).
Xem thêm: Vùng cung cầu là gì? Cách nhận biết và vẽ vùng cung cầu
Ứng dụng thêm của Upthrust và Spring
Đặt dừng lỗ
- Dừng lỗ có thể đặt dưới đáy của Spring cho lệnh mua
- Dừng lỗ có thể đặt trên đỉnh của Upthrust cho lệnh bán
Vùng chốt lời
- Nếu trong 1 giai đoạn đi ngang mà giá tạo Upthrust hoặc Spring thì thường nó có thể retest lại vùng phạm vi đối diện
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, anh em đã biết Upthrust là gì và hiểu được cách áp dụng các mẫu nến Upthrust và Spring trong VSA. Phương pháp giao dịch này đòi hỏi khá nhiều thời gian để hiểu lý thuyết và thực hành thành thạo. Anh em có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại wp.vnrebates.io về chủ đề VSA, phương pháp Wyckoff để nắm bắt được trọn vẹn cách giao dịch với khối lượng, từ đó cũng có thể áp dụng vào thực tế với các mẫu nến Spring và Upthrust trong VSA.
Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả trên thị trường.
“Vnrebates tổng hợp”
[Theo dotnettutorials.net]