ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Giao dịch không hưởng quyền là gì? Nhà đầu tư nên làm gì vào ngày giao dịch không hưởng quyền

05.12.2021, 06:02 9 phút đọc

Ngày giao dịch không hưởng quyền là một ngày mà các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm khi mua bán cổ phiếu của một doanh nghiệp. Nếu như không chú ý đến ngày này, rất có thể các nhà đầu tư sẽ vô tình bỏ qua những quyền và lợi ích đối với số cổ phiếu mà mình sở hữu. Vậy giao dịch không hưởng quyền là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Khi đầu tư chứng khoán, nếu anh em nắm giữ trung hạn hoặc dài hạn và quan tâm đến các quyền và lợi ích của mình đối với cổ phiếu mà mình sở hữu, thì anh em cần đặc biệt quan tâm tới các ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền cùng với ngày đăng ký cuối cùng là những thông tin mà các nhà đầu tư luôn luôn nhận được kèm với thông báo họp Đại hội đồng Cổ đông của các tổ chức phát hành cổ phiếu.

giao dịch không hưởng quyền là gì

Giao dịch không hưởng quyền là gì

Theo định nghĩa, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà khi thực hiện các giao dịch mua, bán cổ phiếu, thì các nhà đầu tư sẽ không được hưởng các quyền của số cổ phiếu đó.

Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về quyền trong chứng khoán. Quyền ở đây không chỉ giới hạn ở quyền nhận cổ tức như đa số mọi người nghĩ, mà còn bao gồm các quyền khác liên quan tới việc sở hữu cổ phần của công ty.

Ví dụ, các quyền của một nhà đầu tư khi sở hữu cổ phiếu của một công ty có thể bao gồm quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu giá ưu đãi, quyền họp cổ đông, quyền tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến đối với các hoạt động của công ty…

Nhìn chung, quyền của cổ đông được quy định rõ ràng trong thông báo của mỗi công ty, cũng như tổ chức phát hành cổ phiếu.

Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền của một công ty là ngày mà nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty đó thì sẽ không được hưởng các quyền liên quan tới số cổ phiếu này.

Ví dụ: Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu thì sẽ không được hưởng cổ tức cho số cổ phiếu đó vào lần chia cổ tức tiếp theo.

Xem thêm: Chia tách cổ phiếu là gì? Liệu đây có phải cơ hội đầu tư tốt?

2. Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Bên cạnh ngày giao dịch không hưởng quyền, thì ngày đăng ký cuối cùng cũng là ngày mà các nhà đầu tư cần lưu ý, và nó liên quan mật thiết đến ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày đăng ký cuối cùng được hiểu là ngày chốt danh sách cổ đông, tức là tổ chức phát hành sẽ lập danh sách những người sở hữu chứng khoán đủ điều kiện hưởng những quyền lợi trong kỳ này, như họp Đại hội đồng Cổ đông, nhận cổ tức, mua cổ phiếu ưu đãi…

Những nhà đầu tư không còn sở hữu cổ phiếu tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ không được hưởng những quyền và lợi ích kể trên.

Thông thường, ngày đăng ký cuối cùng thường là một ngày sau ngày giao dịch không hưởng quyền.

ngày giao dịch không hưởng quyền

Thông báo ngày đăng ký cuối cùng của ngân hàng SHB (Nguồn: shb.com.vn)

Để dễ hiểu, chúng ta sẽ lấy một ví dụ sau đây.

ngày giao dịch không hưởng quyền

Sơ đồ ngày giao dịch không hưởng quyền

Giả sử ngày giao dịch không hưởng quyền của một công ty A là ngày 02/12. Ngày đăng ký cuối cùng sau đó một ngày, tức 03/12.

Chúng ta gọi ngày đăng ký cuối cùng là ngày T, khi đó ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày T-1.

Như vậy, những nhà đầu tư mua cổ phiếu tính từ ngày T-1 trở về sau là những nhà giao dịch không được hưởng quyền. Những nhà đầu tư được hưởng quyền là những người phải mua cổ phiếu trước ngày T-1, tức là từ ngày T-2 trở về trước, đồng thời tại ngày T, tức ngày đăng ký cuối cùng thì các nhà đầu tư này vẫn phải đang sở hữu cổ phiếu đó.

3. Lưu ý khi giao dịch gần  ngày giao dịch không hưởng quyền

Mặc dù nguyên tắc để hưởng quyền rất đơn giản, là anh em chỉ cần mua trước ngày giao dịch không hưởng quyền, và nắm giữ cho tới ngày đăng ký cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế anh em còn phải lưu ý đến thời gian thanh toán của chứng khoán.

Theo quy định hiện nay, thời gian thanh toán cho các cổ phiếu thông thường là T+3, có nghĩa là ngày T anh em thực hiện thành công lệnh mua cổ phiếu của một công ty, thì đến ngày T+3 (3 ngày sau), thì anh em mới thực sự sở hữu số cổ phiếu đó, và hưởng các quyền liên quan đến nó.

Mặt khác, tại ngày đăng ký cuối cùng, anh em cần phải sở hữu cổ phiếu đó rồi thì mới được hưởng các quyền và lợi ích liên quan.

Quay trở lại với ví dụ phía trên:

ngày giao dịch không hưởng quyền

Ví dụ ngày giao dịch không hưởng quyền

Như ban đầu chúng ta đã thảo luận rằng mua cổ phiếu ở ngày T-2 là đủ điều kiện cho việc hưởng quyền của cổ phiếu.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi anh em mua cổ phiếu ở ngày T-2 thì 3 ngày sau anh em mới thực sự sở hữu số cổ phiếu đó, tức là vào ngày T+1. Mà ngày T+1 đã qua ngày đăng ký cuối cùng, vậy tức là anh em không còn được hưởng quyền của các cổ phiếu này.

Ngoài ra, anh em cũng cần lưu ý quy định về thời gian thanh toán cổ phiếu là T+3 chỉ tính theo ngày làm việc, trừ thứ 7 và Chủ Nhật. Tức là giả sử anh em mua cổ phiếu vào thứ 6 (ngày T), thì ngày T+1 phải là thứ 2, và đến ngày T+3 là thứ 4 thì anh em mới sở hữu số cổ phiếu đó. Trong trường hợp này phải đợi đến 5 ngày sau khi giao dịch anh em mới sở hữu số cổ phiếu đã mua.

Như vậy, khi giao dịch sát ngày giao dịch không hưởng quyền, anh em cần đặc biệt lưu ý tới thời gian thanh toán cổ phiếu, kết hợp nó với ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày thanh toán cuối cùng để đảm bảo được quyền lợi mà mình mong muốn.

Xem thêm: Chứng quyền là gì? Hướng dẫn giao dịch chứng quyền có đảm bảo (CW) đạt hiệu quả!

4. Nhà đầu tư nên làm gì vào ngày giao dịch không hưởng quyền

Với những tính chất kể trên của ngày giao dịch không hưởng quyền, câu trả lời rất rõ ràng là anh em không nên thực hiện mua chứng khoán trước, trong hoặc sau ngày này nếu như muốn được hưởng các quyền lợi liên quan đến số chứng khoán đó.

Đối với giao dịch bán, anh em cũng không nên thực hiện, bởi vì khi bán ra trước hoặc trong ngày giao dịch không hưởng quyền có nghĩa là anh em sẽ không còn sở hữu cổ phần tại ngày đăng ký cuối cùng, và cũng không được hưởng các quyền và lợi ích liên quan.

Vậy đối với các nhà giao dịch không quan tâm đến các quyền như cổ tức, quyền mua cổ phiếu ưu đãi… mà chỉ giao dịch cổ phiếu theo những biến động về giá thì sao?

Vấn đề này còn liên quan trực tiếp đến mục đích của việc chốt quyền.

Trường hợp phổ biến và quan trọng nhất đối với nhà đầu tư chính là chốt quyền chia cổ tức.

Thông thường, ngày giao dịch không hưởng quyền đối với việc chia cổ tức cũng chính là ngày giá của chứng khoán được điều chỉnh giảm, đặc biệt là trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu, để đảm bảo vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không bị thay đổi đột ngột.

Vậy, các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu dựa trên biến động giá cũng cần nắm bắt các thông tin này để có chiến lược giao dịch hợp lý.

Rõ ràng là một nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của một công ty không nên bán ra sau ngày giao dịch không hưởng quyền, vì khi đó giá sẽ bị giảm xuống trong khi nhà đầu tư đó sẽ không được bù đắp lại bằng cổ tức.

Còn đối với những người mua, việc mua sau ngày giao dịch không hưởng quyền để có giá thấp hơn nghe có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế lợi ích cũng không đáng kể so với những người khác, vì nếu mua trước ngày giao dịch không hưởng quyền thì họ sẽ được nhận cổ tức, đôi khi có lợi hơn nhiều so với sự chênh lệch giá.

Vậy, chúng ta có thể kết luận rằng các nhà đầu tư dù giao dịch theo biến động giá hay nắm giữ để hưởng quyền đều không nên giao dịch trong hoặc ngay sau ngày giao dịch không hưởng quyền.

Việc thực hiện các giao dịch mua bán nên được diễn ra trước ngày giao dịch không hưởng quyền ít nhất từ 2-3 ngày làm việc để có thể đảm bảo được tối đa quyền cũng như lợi ích của nhà đầu tư đối với số cổ phiếu mà mình sở hữu.

Xem thêm: Đầu cơ là gì? Đâu là sự khác biệt giữa nhà đầu cơ và nhà giao dịch

5. Kết luận

Hy vọng qua bài viết, anh em đã hiểu được giao dịch không hưởng quyền là gì, cũng như có cho mình những kế hoạch giao dịch và đầu tư phù hợp trong những khoảng thời gian “nhạy cảm” này.

Điều quan trọng nhất mà anh em cần lưu ý, đó là theo dõi thông tin về doanh nghiệp mà mình sở hữu cổ phiếu, để nắm bắt kịp thời những công bố về ngày giao dịch không hưởng quyền cũng như ngày đăng ký cuối cùng.

Việc theo dõi thông tin của doanh nghiệp cũng thể hiện trách nhiệm của anh em đối với khoản đầu tư mà mình nắm giữ. Vì vậy hãy thường xuyên cập nhật thông tin từ đơn vị phát hành và xây dựng các chiến lược hợp lý nhé.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.