ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Giao dịch hàng hóa nông nghiệp và TOP các broker hỗ trợ giao dịch mặt hàng này

29.04.2022, 10:58 14 phút đọc

Giao dịch hàng hoá nông nghiệp trên thị trường đang là một xu hướng đầu tư mới. Tuy xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng thời gian gần đây hình thức đầu tư này mới bắt đầu khởi sắc và thu hút được nhiều nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam quan tâm và đón nhận cung như tham gia giao dịch.

Hiện nay các broker và MXV cho phép các trader giao dịch hàng hóa với 4 nhóm hàng chính gồm: giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Trong đó, nhóm hàng hoá nông nghiệp được giao dịch nhiều nhất. Giao dịch hàng hoá nông nghiệp giúp phòng ngừa biến động giá cả. Đồng thời, cũng có thể giúp trader có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường hàng hóa biến động.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Tổng quan về giao dịch hàng hóa nông nghiệp

Giao dịch hàng hoá nông nghiệp là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa như ngô, cà phê, lúa mì, đậu tương thông qua thị trường hàng hóa. Hiện nay, anh em trader có thể đầu tư nông sản mà không cần mua bán hàng vật lý mà có thể thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa. Mục tiêu của hình thức đầu tư này chính là tạo ra lợi nhuận trong quá trình giao dịch nhờ sự biến động của giá hàng hóa trên thị trường thế giới.

Giao dịch nông sản được xem là công cụ phòng ngừa biến động giá. Do nó có thể giúp những nhà đầu tư cân bằng trạng thái đối ứng giữa hàng thật và hàng được giao dịch bằng một lệnh bán tương ứng trên sàn. Từ đó, họ có thể giảm thiểu rủi ro và yên tâm về giá bình ổn của sản phẩm. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi nhận ký gửi của nông dân sẽ không phải chịu các chi phí phát sinh như chi phí kho bãi, bảo quản, trông coi,…

giao dịch hàng hoá nông nghiệp

Giao dịch hàng hoá nông nghiệp là giao dịch với các Sở giao dịch hàng hoá trên thế giới

Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì khi nhập khẩu sẽ phải thực hiện mua/bán giá chênh lệch từ các hợp đồng tương lai. Từ đó, sẽ được hưởng khoản chênh lệch kinh doanh hoặc chốt giá mua trên sàn rồi nhập khẩu sau để tăng lợi nhuận. Cuối cùng là với các trader khi tham gia sẽ mua bán các hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn trong giao dịch hàng hóa để tìm kiếm lợi nhuận.

Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì ? Đầu cơ hợp đồng tương lai ra sao ?

Anh em trader khi tham gia giao dịch về bất cứ loại hàng hoá nào, không chỉ riêng loại hàng nông nghiệp, đều có thể kiếm lời dù thị trường lên hay xuống. Biên độ dao động càng lên cao, tỉ lệ thuận với lợi nhuận càng nhiều. Anh em có thể mua khi phân tích thấy giá hàng hóa trên thị trường đang lên sau đó bán để kiếm lời. Ngược lại nếu thấy thị trường đang đi xuống thì anh em có thể thực hiện lệnh bán. Sau đó mua lại để hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch. Đó là nguyên lý giao dịch cơ bản tại thị trường hàng hóa nói chung.

2. Top những mặt hàng nông nghiệp được giao dịch phổ biến

2.1. Cà phê

Cà phê ban đầu được phát hiện ở Ethiopia vào khoảng năm 850 sau Công nguyên. Từ Châu Phi, cà phê được tìm đường đến Trung Đông và vào các quán cà phê. Chính những quán cà phê này đã giúp cà phê tiếp xúc với nhiều du khách, và nó đã lan rộng ra bên ngoài biên giới Ả Rập. Cà phê được giao dịch theo xu trên một pound. Một hợp đồng cà phê kiểm soát 37.500 pound cà phê. Khi giá cà phê giao dịch ở mức 1USD / pound, giá trị tiền mặt của hợp đồng đó sẽ là 37.500 đô la (1USD x 37.500 = 37.500 USD).

 Ví dụ: nếu một nhà giao dịch mua dài hạn ở mức 1,1000USD và thị trường chuyển sang 1,1550 USD, anh ta sẽ có lợi nhuận là 2062,50 USD  (1,1550 USD – 1,1000 USD = 0,0550 USD, tính toán theo 0,0550 USD x 37.500 = 2.062,50 đô la).

giao dịch hàng hoá nông sản

Cà phê mặt hàng ưa thích của trader khi giao dịch hàng hoá nông nghiệp

Bởi vì hợp đồng của Cà phê là một trong những hợp đồng có giá trị và khối lượng tương đối lớn cho nên những chuyển động nhỏ có tác động lớn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của anh em. Cà phê được giao vào tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 12. Các điểm giao hàng có mặt trên toàn thế giới tại các cảng trên toàn cầu như New Orleans, New York, Houston, Miami, Hamburg, Antwerp và Barcelona.

Mã giao dịch của cà phê trên các công cụ tài chính là: COFFEE, KT, KC

2.2. Bông

Mặt hàng bông có sức hấp dẫn trên thị trường vì sự phổ biến và có thể được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, nó đã trở thành một trong những mặt hàng có ảnh hưởng lớn. Được phát hiện cách đây hơn 5.000 năm, bông đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thăng trầm của nhiều quốc gia.

giao dịch hàng hoá nông nghiệp

Giao dich hàng hoá nông nghiệp với mặt hàng bông – cotton

Bông được giao dịch theo hợp đồng 50.000 pound. Nó cũng được giao dịch theo cent trên mỗi pound, vì vậy nếu thị trường đang giao dịch ở mức 53 cent mỗi pound, hợp đồng sẽ có giá trị là 26.500 USD (0,53 USD x 50.000 pounds = 26.500 USD).

Kích thước tối thiểu là 5 USD cho mỗi hợp đồng. Do đó, bất kỳ biến động 2 cent nào của bông sẽ tương đương với lãi hoặc lỗ 1.000 đô la. Tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 10 và tháng 12 là các tháng giao hàng cho hợp đồng của bông. Các điểm giao hàng nằm ở Galveston, Houston, New Orleans, Memphis và Greenville / Spartanburg.

Mã giao dịch của bông trên cac công cụ tài chính là: COTTON, CT, TT.

2.5. Đường

Con người đã sử dụng đường lần đầu tiên cách đây hơn 2.000 năm. Ban đầu mặt hàng này chỉ dành cho những người rất giàu, sau đó đường đã trở thành một trong những thực phẩm phổ biến trên thế giới. Do sức hút lớn của nó, đường thường là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới về tổng khối lượng.

giao dịch hàng hoá nông nghiệp

Giao dịch hàng hoá nông nghiệp với mặt hàng đường

Đường giao dịch theo hợp đồng, đôi khi được gọi là “sugar No. 11”, đại diện cho 112.000 pound đường, và được biểu thị bằng cent/pound. Nếu giá kỳ hạn là 0,1045 USD, hợp đồng có giá trị là 11,704 USD (0,1045 USD / lb x 112.000 pounds = 11,704 USD). Nếu thị trường di chuyển từ 0,1000 USD đến 0,1240 USD, điều đó tương đương với mức di chuyển giá của hợp đồng là 2,688 đô la.

Biến động giá tối thiểu cho đường là 11,20 USD cho mỗi hợp đồng. Đường chỉ được giao vào tháng 3, tháng 5, tháng 7 và tháng 10. Có các điểm giao hàng ở mỗi quốc gia chuyên sản xuất đường. Đó là những nơi như Argentina, Úc, Barbados, Belize, Brazil, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Ecuador, Quần đảo Fiji, Guatemala, Honduras, Ấn Độ, Jamaica, Malawi, Mauritius, Mexico, Mozambique, Nicaragua, Peru, Cộng hòa Philippines, Nam Phi, Eswatini, Đài Loan, Thái Lan, Trinidad, Hoa Kỳ và Zimbabwe.

Mã giao dịch của đường trên các nền tảng tài chính là: SUGAR, SB, SF

3. Ưu và nhược điểm của giao dịch hàng hóa nông nghiệp so với các hình thức giao dịch khác

Việc giao dịch hàng hoá nói chung và giao dịch hàng hoá nông nghiệp nói riêng đều có những mặt lợi ích và nhược điểm so với các loại tài sản đầu tư khác như chứng khoán hoặc tiền tệ. Nhưng có thể nói, giao dịch hàng hoá giúp cân bằng cả những vấn đề về rủi ro và lợi nhuận của hai hình thức đầu tư là chứng khoán và forex.

Các đặc điểm mà những mặt lợi ích, nhược điểm của giao dịch hàng hoá nông nghiệp sẽ mang những đặc thù như giao dịch hàng hoá nói chung, anh em có thể tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây:

Xem thêm: Giao dịch hàng hóa – Kênh đầu tư truyền thống nhưng hiệu quả

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

4.Các yếu tố và dữ liệu cần quan tâm khi giao dịch hàng hóa nông nghiệp

4.1. Cung cầu  

Cán cân cung cầu luôn là yếu tố cơ bản mà mạnh nhất quyết định đến giá trong giao dịch hàng hoá nói chung và giao dịch hàng hoá nông sản nói riêng . Sự mất cân bằng về cán cân cung cầu khiến cho giá cả hàng hóa thay đổi theo hướng:  Cung lớn hơn cầu thì giá có thể tăng lên và ngược lại, nếu cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ có thể giảm xuống. Cách mà yếu tố cung cầu tác động đến giao dịch hàng hoá nông nghiệp tương tự như các yếu tố cung cầu tác động lên giá dầu thô.

Xem thêm: Cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu

Ví dụ: hợp đồng bông vải giao tháng 3-2021 trên Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) ở Mỹ giao dịch sát ngưỡng 80 cent/pound (0,453 kg), đạt mức cao nhất trong hai năm qua. Nguyên nhân do các lo ngại nguồn cung suy giảm (cầu giảm) cùng với đà hồi phục kinh tế toàn cầu (cầu tăng) đã giúp bông vải, nguyên liệu thô quan trọng của thị trường dệt may, tăng giá mạnh.

4.2. Giá trị đồng USD

Giao dịch hàng hoá nông nghiệp cũng bị tác động bởi đồng sức mạnh đồng USD vì các hợp đồng hiện tại đưuọc giao dịch ở các Sở giao dịch đa số thanh toán bằng USD. Thông thường, giá các nông sản có xu hướng ngược chiều với chỉ số sức mạnh đồng USD – DXY. Khi sức mạnh đồng USD suy yếu, giá nông sản sẽ có xu hướng tăng và ngược lại.

Xem thêm: USD Index – chỉ số buộc phải theo dõi khi giao dịch với đồng Đô la Mỹ

Ví dụ: Chốt phiên giao dịch ngày 02/11/2018, giá cà phê Arabica hợp đồng kỳ hạn giao tháng 12/2018 đã  tăng 5,1 cent, tương đương 4,5% lên mức 1,178 USD/lb. Giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 1/2019 cũng đã tăng 37 USD, tương đương 2,2% lên 1.712 USD/tấn. Đà tăng của giá cà phê chủ yếu do đồng USD suy yếu trong khi đó đồng Real Brazil phục hồi tăng mạnh.

4.3. Ảnh hưởng của giá Dầu

Dầu thô đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp hiện đại. Dầu dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải và máy móc nông nghiệp. Khi giá nhiên liệu (dầu) tăng lên thì chi phí đầu tư chăm sóc và thu hoạch cà phê cũng sẽ tăng theo, từ đó có thể ảnh hưởng đến giá cà phê.

Nói cách khác, giá dầu tăng có thể khiến cho chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất cà phê tăng lên, dẫn đến khả năng nguời nông dân sẽ giảm mức độ sử dụng nguồn tài chính đầu tư ban đầu (như phân bón, nhiên liệu) do những khoản chi phí này quá đắt đối với họ. Khi đó, tình trạng giảm mức độ đầu tư đầu vào cho sản xuất cà phê sẽ dẫn đến viễn cảnh giảm năng suất và sản lượng cà phê, từ đó có thể ảnh hưởng đến giá cà phê theo chiều hướng tích cực.

Các chuyên gia ICO cũng đưa ra phân tích dữ liệu giai đoạn từ tháng 1/2002 – tháng 12/2014 cho thấy hệ số tương quan đáng kể giữa giá cà phê và chỉ số giá dầu thô, theo bảng dưới đây:

giao dịch hàng hoá nông nghiệp

Hệ số tương quan giữa giá dầu và giá cà phê theo nghiên cứu của ICO

4.4. Thời tiết

Thời tiết sẽ có tác động rất mạnh đến các mặt hàng nông nghiệp khi giao dịch vì sản lượng và chất lượng nông sản phụ thuộc rất ớn vào thời tiết. Chủ yếu các tác động tiêu cực của thười tiết sẽ làm gia tăng nỗi lo ngại về nguồn cung hạn chế trong tương lai làm cho giá khi giao dich hàng hoá nông nghiệp sẽ có xu hướng tăng lên.

Ví dụ: Giá cà phê arabica ngày 23/10/2021 ở mức 2,01 USD/lb tại New York (Mỹ), gần chạm đỉnh giá 7 năm vì nguồn cung tại Brazil giảm do hạn hán, sương mù ở quốc gia này.

4.5. Tình hình kinh tế và chính trị

Bất ổn chính trị làm gia tăng sự thu hẹp nguồn cung nếu bất ổn đó xảy ra tại các nước sản xuất nông sản mà anh em đang giao dịch

Ví dụ: Giá cà phê arabica giao sau, một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia Nam Mỹ, đã tăng vọt trong phiên giao dịch hôm 15/04/2022, lên tới hơn 2 USD/pound, mức cao nhất kể từ năm 2014. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường cà phê thế giới đã tăng vọt 60%, kể từ tháng Giêng. Trong khi đó, cà phê robusta chất lượng thấp hơn, chủ yếu được trồng ở các nước châu Á cũng đã nhảy vọt lên mức cao nhất, tính từ tháng 10/2017 và đạt mức 1.993 USD/tấn, tức tăng gần 40% trong năm nay.

Chuyên gia phân tích Carlos Mera của ngân hàng Rabobank nhận định: “Có một số lý do giải thích cho mức tăng đột biến đối với giá cà phê, nhưng chủ yếu là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Brazil”. Ông Mera cũng cho rằng, chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng bất ổn chính trị ở nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới- Colombia cũng là nguyên nhân quan trọng đẩy giá cà phê tăng vọt.

5. Broker nào hiện nay hỗ trợ giao dịch hàng hóa nông nghiệp?

Hiện nay các sàn mở giao dịch hàng hoá nong nghiệp cho anh em trader cũng khá đa dạng, các sàn dưới đây hiện đang liên kết và đã đưuọc review trên Vnrebates:

  • Fxpro: Sàn giao dịch uy tín và lâu đười trên thế giới, hiện broker này đang hỗ trợ giao dịch các mặt hàng: cà phê, đường, bông, lúa mì
  • XTB: Với XTB là một trong những nhà môi giới có tahnh khoản tốt nhất, hiện tại họ đang hỗ trợ anh em giao dịch với: Cà phê, bông, cocoa, bắp
  • XM: hiện tại sàn cho phép anh em giao dịch với các sản phẩm: Cà phê, bông, đường,… và đến với XM anh em sẽ nhận được nhiều chương trình khuyến mãi từ broker này.

Với các broker hỗ trợ giao dịch nông sản trên anh em có thể đăng kí thông qua VnRebates tại đây để được nhận hoàn phí hấp dẫn từ chính các broker này.

6. Kết luận

Mặt hàng nông sản là một trong những hàng hoá quan trọng với con người chính vì vậy giao dịch hàng hoá nông sản luôn luôn là thị trường tiềm năng đối với các trader biết nắm bắt cơ hội. Để giao dịch tốt trên thị trường này anh em cần trang bị cho mình một số kiến thức về các yếu tố cơ bản tác động đến giá hàng hoá nông nghiệp để tránh khỏi các biến động không mong muốn nằm ngoài phân tích kỹ thuật.

Hiện tại các broker sẽ là nhà môi giới tuyệt vời cho anh em trên thị trường này với các lợi thế về thủ tục đơn giản, kỹ quỹ thấp, đòn bẫy cao, được quản lý bởi các cơ quan tài chính hàng đầu và phù hợp với anh em có số vốn nhỏ và vừa. Đương nhiên, anh em cũng có thể tham gia giao dịch trực tiếp với Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam – MXV nếu số vốn anh em lớn và các lợi thế được bảo vệ bởi cơ quan nhà nước, bảo hiểm giá và giao dịch trực tiếp với các Sở giao dịch trên thế giới.

Chúc anh em thành công trên thị trường hàng hoá!

Vnrebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.