Chắc hẵn, khi nghe đến giảm phát, các bạn sẽ dễ dàng liên tưởng ngay đến lạm phát đúng không? Tuy nhiên, “Giảm phát” và “Lạm phát” là hai phạm trù định nghĩa hoàn toàn khác biệt. Nếu lạm phát là nguyên nhân của suy thoái kinh tế, thì giảm phát như “gọng kìm” siết chặt làm nền kinh tế không thể phát triển được. Bài học điển hình tại Châu Âu và Nhật Bản, giảm phát là vấn đề nhức nhói gây suy giảm kinh tế và năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế của các quốc gia này.
Không chỉ tác động đến nền kinh tế, giảm phát còn là vấn đề nóng bỏng trên thị trường tài chính Crypto mà các nhà phát triển phải giải quyết. Vậy Giảm phát là gì? Ảnh hưởng ra sao đến nhà đầu tư và thị trường tiền điện tử. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Tổng quan về giảm phát
1.1. Giảm phát là gì?
Giảm phát (tiếng anh là Deflation) được định nghĩa là sự giảm giá chung của các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản, giảm phát là lạm phát mang giá trị âm, hay nói cách khác, lãi suất trong thời kỳ giảm phát về gần bằng 0 hoặc âm. Ngoài ra, bạn cần tránh tránh nhầm lẫn giữa giảm lạm phát và giảm phát. Đơn giản, giảm lạm phát là việc mà mức giá chung được cân bằng lại và giảm mức độ lạm phát, trong khi đó, giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm.
Ví dụ: Với 10.000 VNĐ bạn có thể mua được 1 ổ bánh mì. Khi có giảm phát, bạn chỉ cần 5.000 đã có thể mua được một ổ bánh mì.
“Vậy, giảm phát là tốt hay xấu, trong khi chúng ta mua được nhiều hàng hóa hơn?”
Khi giá giảm, đây thường là điều tốt với món hàng mà bạn yêu thích, đúng không nào? Tuy nhiên, khi bạn cảm giác giá ngày cảng giảm, bạn sẽ trì hoàn việc mua hàng với hy vọng rằng có thể mua với mức giá thấp hơn vào ngày sau đó. Gây giảm chi tiêu, doanh nghiệp làm ăn thất thoát, trả lương thấp hoặc cắt giảm nhân sự. Kết quả, giá càng giảm, lương bạn càng giảm theo và chung quy bạn chẳng thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Từ đây, giảm phát được xem là vấn đề xấu cho đất nước vì chúng báo hiệu giai đoạn đầu của suy thoát sinh tế.
1.2. Cách đo lường giảm phát
Để có thể tính toán được giảm phát, sẽ tùy vào lựa chọn loại giỏ hàng hóa và theo dõi dưới dạng chỉ số giá. Thông thường có hay chỉ số thông dụng là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI) .
- Chỉ số tiêu dụng (CPI): Để có thể đo lường giảm phát, chúng ta sử dụng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – đo lường mức biến động giá trong cùng một rổ hàng hóa qua các năm. Theo đó, Chỉ số CPI đánh giá mức độ biến động của giá cả trong một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó, tức dấu hiệu của nền kinh tế đang trong giai đoạn giảm phát. Ngược lại, nếu CPI qua các năm tăng, tức nền kinh tế đang ở giai đoạn lạm phát.
- Chỉ số giá bán buôn (WPI): Ngoài CPI, WPI còn được xem là một thước đo lạm phát phổ biến thứ hai trên thế giới. Mục tiêu nhằm đo lường và theo dõi tính biến động của giá hàng hóa bán buôn trong các giai đoạn trước và sau giảm phát. WPI sẽ khác biệt giữa các quốc gia, nhưng chủ yếu bao gồm các mặt hàng được sản xuất hoặc bán buôn như bông thô, hàng bông xám, quần áo bông,… Một số quốc gia còn sử dụng một biến thể của WPI có tính chất tương tự được gọi là chỉ số giá sản xuất (PPI) .
Xem thêm: CPI là gì? 6 kiến thức trader phải biết về chỉ số này!
1.3. So sánh giảm phát và giảm lạm phát
Rất nhiều nhà đầu tư lẫn lộn giữa hai khái niệm lạm phát và giảm lạm phát. Để có thể hiểu rõ, VnRebates xin phép chia sẻ so sánh trong bảng sau đây:
Giảm lạm phát | Giảm phát | |
Định nghĩa | Giảm lạm phát là khi tốc độ lạm phát tạm thời chậm lại. | Giảm phát là khi một nền kinh tế chứng kiến giảm phát nếu mức giá chung giảm |
Tính thường xuyên | Giảm lạm phát ít xảy ra hơn so với giảm phát. | Tình trạng giảm phát diễn ra thường xuyên ở một quốc gia. |
Các biện pháp khắc phục hậu quả | Để xử lý giảm lạm phát, các nhà chức trách không cần sử dụng bất kỳ biện pháp xử lý nào trong thời gian này. | Giảm phát có thể đẩy một quốc gia vào suy thoái hoặc đại suy thoái. Do đó, để kiểm tra hoặc kiểm soát nó, các nhà chức trách sẽ phải sử dụng các chính sách tiền tệ mở rộng. |
Ví dụ | Hầu hết mọi nền kinh tế đều trải qua quá trình giảm phát theo thời gian. | Cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930 là ví dụ lớn nhất về giảm phát. Vào thời điểm đó, Mỹ đã chứng kiến mức giảm phát hai con số. Nhật Bản cũng chứng kiến giảm phát trong những năm 90 sau khi bong bóng bất động sản vỡ. |
Tác động nền kinh tế | Ổn định và tích cực | Suy thoát và tiêu cực |
Lãi suất | Lớn hơn 0 | Bằng hoặc nhỏ hơn 0 |
Tác động thị trường tài chính | Thị trường đi ngang hoặc tăng nhẹ. | Thị trường tài chính giảm và có nguy cơ sụp đổ. |
1.4. Nguyên nhân của giảm phát
Vấn đề tại sao giảm phát lại xảy ra được nhiều nhà người đặt câu hỏi. Vậy đâu là nguyên nhân của giảm phát. Hãy cùng tổng quan các yếu tố chính sau đây nhé:
- Tổng cầu: Yếu tố tổng cầu về nhu cầu hàng hóa trong nước giảm, sức mua thị trường kém. Đồng thời, tổng cầu thấp còn kéo theo vốn đầu tư nước ngoài và trong nước giảm đáng kể. Kết quả gây giảm thu nhập người dân và giảm làm sức mua thị trường kém.
- Tổng cung: Khi lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế không đủ cho lưu thông, dẫn đến cung hàng hóa nhiều hơn cầu hàng hóa, dẫn đến giá hàng hóa giảm. Hàng hóa dư thừa nhiều, người dân không muốn mua gây tồn ứ và không thể kích thích nền kinh tế. Thêm vào đó, yếu tố hàng hóa nhập lậu từ các nguồn khác làm nhu cầu hàng nội địa giảm và gây gián đoạn sản xuất nền kinh tế thị trường.
- Sai lầm trong điều hành vì mô của Chính phủ: Ngoài các yếu tố trên, điều hành sai lầm của Chính phủ còn là nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát, xuất phát từ các chính sách chống lạm phát quá liều như thắt chặt tiền tệ, hạn chế cầu,…
1.5. Các biện pháp hạn chế giảm phát
Để có thể kiềm chế giảm phát và đưa nền kinh tế vào quỹ đạo như thường, Chính phù và Ngân hàng trung ương các nước đã đặt ra mục tiêu hạn chế giảm phát dựa vào các công cụ tài khóa và tiền tệ. Thông tin cụ thể các cách như sau:
- Giảm giới hạn dự trữ ngân hàng, kích thích cho vay và phát triển nền kinh tế
- Hoạt động mua trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá nhằm bơm tiền ra nền kinh tế
- Giảm lãi suất
- Gói nói lỏng định lượng (QE). Chính phủ thường sử dụng trong trường hợp lãi suất đã về gần bằng 0 và các công cụ khác không phát huy hiệu quả.
- Đẩy mạnh chi tiêu chính phủ và tập trung đầu tư công
- Tăng thu thuế suất
Thực chất, việc chống lại giảm phát khó hơn so với việc kiềm chế lạm phát, các chính phủ và ngân hàng trung ương. Điển hình là các nước Châu Âu và Nhật Bản đã rơi vào giảm phát và suy thoái trầm trọng trong hơn 90 năm qua, mà Chính phủ vẫn rất khó khăn để giải quyết vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về thực trạng trên, hãy cùng VnRebates tìm hiểu phần bên dưới nhé.
2. Giảm phát và thực trang “Gọng kìm” của nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản
Sau đại dịch Covid 19, trong khi Việt Nam chúng ta đang lo ngại chỉ số lạm phát cao kỷ luật từ trước đến nay (xuất phát từ chính sách bơm tiền và hạ lãi suất của Chính phủ), thì mặt khác, Nhật Bản và các cường quốc Châu Âu đang lo ngại về tình trạng giảm phát vốn dĩ “chôn vùi” sự phát triển nền kinh tế của họ suốt 90 năm qua.
Đối với các quốc gia Châu Âu, họ phải đang đối mặt “Suy thoái kép” – suy thoái từ Covid 19 và suy thoái kinh tế, đang là vấn đề đáng lo ngại vì lãi suất ECB (Ngân hàng Trung Ương Châu Âu) đưa ra đã âm và bất kỳ nổ lực giảm lãi suất nào sẽ có nguy cơ thêm căng thẳng nền kinh tế đang vốn lung lay này. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách tăng cao, nợ công các quốc gia thành viên càng lớn (như Tây Ban Nha, Bồ Đầu Nha),…đã và đang là thách thức lớn của Châu Âu để giải quyết tình trạng suy thoái này.
Không mấy khả quan tại Nhật Bản, từ những thập niên 1990, khi bong bóng tài sản vỡ và tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Chính sự lo ngại sự đổ vỡ của thị trường nhà đất và chứng khoán, Chính phủ Nhật Bản đã mạnh tay siết mạnh cung tiền từ 11% về còn 0,6%. Có thể nói, đây là một quyết định sai lầm của Chính phủ nhật khi đưa đất nước vào thế “gọng kìm” giảm phát đang siết nền kinh tế Nhật Bản bấy lâu này. Tương tư như Châu Âu, quốc gia này còn phải đối mặt nợ công tăng cao, nợ xấu ngân hàng, cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng hóa buôn lậu tràn lan,…dẫn đến các hệ quả khôn lường trong nội tại nền kinh tế Nhật vốn dĩ đã lung lay bởi Covid – 19.
Dù ECB và cựu chính phủ Nhật Shinzo Abe đã đưa ra các chính sách tài khóa, tiền tệ mạnh mẽ và đã phát huy hiệu lực, nhưng việc đưa nền kinh tế phát triển như trước thì rất khó khăn. Qua đó cho chúng ta thấy, giảm phát hay lạm phát đều có sức tàn phá nền kinh tế khủng khiếp, Để hiểu được giảm phát ảnh hưởng đến thị trường Crypto thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong phần bên dưới nhé.
Xem thêm: ECB là gì và có tác động như thế nào đến thị trường Forex
3. Đồng tiền giảm phát và các cơ chế giảm phát tiền điện tử.
Chắc hẳn, nếu bạn là một Trader chuyên nghiệp, bạn sẽ thường nghe mọi người rỉ tay nhau rằng tiền điện tử như BTC, ETH,..là cách phòng tránh lạm phát, giảm phát tốt nhất đúng không nào? Thực chất, điều này hoàn toàn chính xác, vậy tại sao BTC, ETH có thể chống giảm phát và cơ chế giảm phát của tiền điện tử như thế nào?
3.1. Định nghĩa Tiền điện tử giảm phát (Deflationary Cryptocurrency).
Tiền điện tử giảm phát là một dạng tiền điện tử có nguồn cung tiền xu giảm giá, nói một cách dễ hiểu, số lượng tiền xu đang lưu hành giảm, làm cho một đồng tiền riêng lẻ trở nên có giá trị hơn. Khác với Fiat Money (tiền pháp định) sẽ được nhà nước bơm hoặc rút bao nhiêu tùy ý, nhưng với tiền điện tử giảm phát thường có giới hạn cung cấp tối đa và cố định lượng cung không thể thay đổi.
Trái ngược với tiền điện tử lạm phát (Inflationary Cryptocurrency) không có giới hạn đối với nguồn cung của họ, theo đó, cơ chế này hoàn toàn tương tự như Fiat Money. Khi các ngân hàng (hoặc khối) khai thác các đồng tiền mới, với nguồn cung dường như không giới hạn, thì dẫn đến hiện tượng lạm phát ở chính đồng tiền đó.
Để có thể giảm lượng cung, các đồng tiền điện tử hiện nay như BTC, ETH,..thường thiết lập cơ chế Halving hoặc chính nhà phát triển sẽ Burn coin nếu cảm thấy cần thiết.
3.2. Cơ chế Halving của Bitcoin.
Khi Bitcoin ra đời, nhà sáng lập năm, cho Satoshi Nakamoto đã thiết kế và mong muốn BTC trở thành đồng tiền có giá trị cao xuyên suốt quá trình mining ra các khối mới. Tức là, khi các thợ mỏ mining (đào coin) để tạo ra các BTC mới, cứ trong 4 năm có khoảng 210,000 Block Bitcoin được tạo ra và phần thưởng cho việc đào được 1 Block Bitcoin mới sẽ giảm tương ứng 1/2. Nhờ đó, tổng lượng cung BTC luôn được duy trì ổn định và tiệm cận 21.000.000 BTC xuyên suốt qua nhiều năm.
Mục đích khiến cho Bitcoin phải Halving cứ 4 năm/1 lần, do:
- Ngăn chặn lạm phát: Nhằm đáp trả tính thiếu hiệu quả của chính sách tiền tệ từ bài học khủng hoảng kinh tế năm 2008. Satoshi Nakamoto không muốn việc việc thêm tiền mới vào lưu thông sẽ có một ngày làm giảm giá trị của đồng tiền. Do đó nguồn cung của BTC luôn bị hạn chế ở mức quanh 21 triệu đơn vị và sẽ hoàn toàn không bao giờ nhiều hơn thế nữa.
- Gia tăng giá trị của Bitcoin: Satoshi Nakamoto muốn Bitcoin phải hiếm, và việc để sở hữu BTC phải tốn công sức, từ đó giá trị của nó sẽ tăng lên theo từng ngày. Đó cũng chính là lý do tại sao quy trình Halving diễn ra. Khi nguồn cung lưu hành giảm sẽ mang lại sự tăng giá của Bitcoin, trong khi lượng cầu bên ngoài tiếp tục tăng lên.
Xem thêm: Sự kiện Bitcoin Halving – giá Bitcoin sẽ tăng mạnh vào năm 2024?
3.3. Cơ chế Burn Coin
Burn coin (hay còn gọi là đốt coin) là quá trình người dùng tự loại bỏ token/coin của mình ra khỏi nguồn cung lưu thông nhằm mục đích làm chậm tốc độ lạm phát của đồng token/coin đó. Quá trình đốt coin này còn được xem là Proof-of-Burn – một biến thể từ Proof-of-Work (bằng chứng quá trình mining). Tương tự như Halving, nhưng Burn coin mang tính chất tự ý của nhà phát triển hơn. Việc burn coin còn có nhiều mục đích khác nhau, như sau đây:
- Làm tăng giá trị token/coin: Hiện nay, để có càng ít token/coin thì các sàn giao dịch sẵn sàng đốt lượng tiền ảo mà họ mong muốn. Điển hình, phải kể đến sàn Binance, khi sàn giao dịch này thường xuyên có hoạt động burn coin theo từng quý, và do đó bằng cách này, Binance dễ dàng làm giảm cung cấp nhu cầu dài hạn cho các đồng coin và từ đó khiến nó trở nên tăng giá và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong dài hạn
- Sửa lỗi sai hoặc loại trừ coin không bán được. Đôi khi các lỗi của đồng coin có thể đực khắc phục bằng việc đốt coin. Với số lượng coin nhiều quá mức và thường xuyên hiển thị lỗi không hợp lệ để nhận và lưu trữ tiền, thì quá trình đốt coin phải diễn ra để đảm bảo xử lý an toàn tài khoản khách hàng. Ngoài ra, burn coin còn diễn ra với số lượng coin chưa bán được sau khi ICO.
3.4. Một số đồng coin giảm phát khác
Tiền điện tử giảm phát đáng chú ý nhất là SafeMoon . SafeMoon có phí giao dịch là 10% – với 5% được phân phối lại cho các nhà đầu tư và 5% bị đốt cháy. Theo BSCScan, ví ghi của SafeMoon chứa hơn 421 nghìn tỷ SAFEMOON trị giá 821 triệu đô la. Với nguồn cung tối đa là 1 triệu tỷ, con số này chiếm khoảng 42,1% tổng nguồn cung.
Ngoài ra, đồng BNB của Binance cũng sử dụng đốt giảm phát để đưa một lượng lớn BNB ra khỏi lưu thông. Mỗi quý, Binance mua một tỷ lệ BNB để đốt, với BNB Burn mới nhất đã tiêu hủy 1.296.728 BNB . Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại 100.000.000 BNB.
Kết luận.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ giảm phát là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của giảm phát đến nền kinh tế trầm trọng đến mức độ nào. Do đó, các đồng coin như ETH, BTC, BNB,..nhờ vào cơ chế Halving và burn coin hoàn toàn có thể giúp bạn hạn chế tác động của giảm phát đến túi tiền của bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin cho bạn đọc. Chúc các bạn đầu tư thành công!
VnRebates tổng hợp
Theo Investopedia, USDtoday.com