Lời cảnh báo trên xuất phát từ một chuỗi các sự kiện rất đáng ngờ khi mà Bắc Triều Tiên đang tỏ ra rất quan tâm đến tiền crypto và công nghệ blockchain. Vào tháng 08 năm ngoái, một đội ngũ chuyên giám sát lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã báo cáo rằng, các điệp viên Bắc Triều Tiên đã kiếm được hơn 2 tỷ đô bằng cách trộm tiền từ các tổ chức tài chính và sàn giao dịch crypto. Cũng trong báo cáo này, Bắc Triều Tiên được cho rằng sẽ sử dụng số tiền trên để đầu tư cho các chương trình sản xuất vũ khí sát thương hàng loạt. Đây là thông tin đang gây ra rất nhiều hoang mang và lo lắng.
Nhìn lại, Bắc Triều Tiên đã nằm trong danh sách chịu trừng phạt của Liên Hiệp Quốc từ năm 2006 sau đợt thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên. Cụ thể, lệnh trừng phạt liên quan đến việc nghiêm cấm đất nước này giao thương hàng hóa và vật liệu liên quan đến vũ khí, cũng như các loại tài sản tài chính (Ví dụ như tiền crypto) và những giao dich ngân hàng dùng để đầu tư cho các loại hàng hóa bị cấm vừa được nêu.
Ngoài các nguyên nhân trên, lời cảnh báo từ Liên Hiệp Quốc một phần còn xuất phát từ sự kiện nhà nghiên cứu của Ethereum Foundation – Virgil Griffith – đã ghé thăm Bắc Triều Tiên vào tháng 04 năm ngoái để tham dự buổi Hội nghị Crypto đầu tiên mà nước này tổ chức.
Griffith được cho là đã cung cấp các dịch vụ một cách trái phép cho giới cầm quyền Bắc Hàn khi mà chưa thông qua sự cho phép của chính phủ Hoa Kì. Nhà nghiên cứu đã bị tuyên án với âm mưu phá hoại lệnh trừng phạt của pháp luật Hoa Kì và phải đối mặt với 20 năm phía sau song sắt.
Bắc Hàn dự định tổ chức Hội nghị Crypto lần thứ 2
Mặc cho tất cả diễn biến trên, một số thành viên trong cộng đồng blockchain vẫn dự định tham gia tổ chức một buổi sự kiện trong tháng tới. Theo nhiều nguồn tin, hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 02 năm 2020 và sẽ được tổ chức bởi Alejandro Cao de Benos – một chuyên gia kiêm chủ tịch của Tổ chức Ngoại giao Hàn Quốc, được ủy quyền bởi Hiệp hội giao lưu văn hóa Bắc Hàn. Ngoài ra, y còn hợp tác với Chris Emms – nhà phát triển kinh doanh tại Bitcoin.com
Cả Emms và Cao de Benos đều từ chối các buổi phỏng vấn từ giới báo chí mà có liên quan đến sự kiện này.
Brittany Kaiser – một nhà hoạt động tự do từng nói rằng cô đã từng được mời tham dự một sự kiện của Bắc Hàn bởi một nhóm Telegram do Emms đứng đầu, nhưng cuối cùng sự kiện bị hủy mà không rõ lý do.
Kaiser cho rằng Emms cũng chính là người đứng sau buổi Hội nghị blockchain đầu tiên của Bắc Hàn hồi tháng 04 năm ngoài mà dẫn đến việc Griffith bị bắt. Cô lên tiếng bảo vệ các thành viên trong cộng đồng Blockchain có tham dự Hội nghị đầu tiên này, cho rằng họ không hề ngờ được các hệ quả nghiêm trọng khi đồng ý tham dự. Kaiser giải thích thêm:
“Hầu hết dân trong ngành này (blockchain) là những con người yêu thích công nghệ và hay mơ mộng, chứ không phải là chuyên gia về chính trị và ngoại giao.”
Theo các đoạn nhắn trong nhóm Telegram, dự tính có khoảng 90 thành viên từ cộng đồng Blockchain đều có tham gia trao đổi bàn luận. Trong đó nổi bật có thể kể đến Moe Levin – người chịu trách nhiệm tổ chức Hội nghị Bitcoin tại Bắc Mỹ và Ran Neu-er – CEO của Onchain Capital.
Các đoạn tin nhắn liệt kê rất chi tiết các khoảng phí tổn dự tính cho sự kiện. Cụ thể, tầm 3,200 Euro (hoặc $3,550) trên mỗi đầu người. Ngoài ra, nội dung còn nhăc đến các tiêu điểm chính của sự kiện bao gồm lịch tham quan, họp hành, v…v…
Bắc Hàn quan tâm đến blockchain có là điều xấu?
Kaiser giải thích thêm rằng, mặc dù sự kiện cô được mời bởi Emms đã bị hủy, dẫu vậy, mấu chốt là cô muốn biết ai mới là người đứng sau tất cả và yêu cầu Emms và các cộng sự tổ chức những sự kiện này. Kaiser bình luận:
“Giới chức nào lại muốn mang họ đến đó? Đây là điểm rất đáng ngờ và đó là còn chưa kể đến các vấn đề liên quan đến sự an toàn của những chuyên gia này. Một nhà nghiên cứu của Ethereum Foundation giờ đã phải ngồi tù rồi!”
Kaiser, ngoài ra còn có bằng Thạc sĩ về quyền con người, các nghiên cứu của cô nhiện đang tập trung nhiều vào Bắc Triều Tiên. Cô tin rằng giới cầm quyền Bắc Hàn quan tâm đến blockchain là vì họ muốn sử dụng công nghệ này cho lợi ích quyền lực cá nhân, “Bắc Triều Tiên là một trong những mối hiểm họa lớn nhất về quyền con người.”
“Chúng ta nên bắt đầu tự chất vấn và cẩn thận hơn về các suy nghĩ tự cho rằng cứ công nghệ là tích cực. Bản chất công nghệ có thể lá đúng vậy thật, nhưng người nắm giữ công nghệ lại có các suy nghĩ và dự định khó lường.”
Nguồn: Cointelegraph
Tổng hợp theo Vnreabtes