ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Dự án tiền số HyperVerse dùng CEO “ma” để chiếm hàng tỷ USD của nhà đầu tư

14.01.2024, 12:23 4 phút đọc

HyperVerse, một dự án metaverse, được cho là đã lừa đảo 1,3 tỷ USD bằng cách lợi dụng uy tín của CEO giả mạo để thu hút người tham gia.

Xem thêm:

CEO dự án tiền số HyperVerse dùng danh tính ảo lừa các nhà đầu tư rót vốn

Theo The Guardian, Steven Reece Lewis là cái tên đang bị cộng đồng tiền số tại Australia truy lùng, do có liên quan trực tiếp đến vụ sụp đổ của dự án nổi tiếng HyperVerse đầu năm 2022. Tuy nhiên, sau hai năm liên tục thu thập thông tin, giới đầu tư vẫn chưa thể tìm ra danh tính thực sự của “chuyên gia tài chính” Lewis. Thậm chí, có những dấu hiệu cho thấy CEO này chỉ là nhân vật được nhóm điều hành dựng lên nhằm che giấu hành vi lừa đảo.

Cụ thể, trong giai đoạn dự án chạy chiến dịch quảng cáo, Lewis thường xuyên xuất hiện ở các sự kiện, được giới thiệu là nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm. Ông tự nhận tốt nghiệp Đại học Leeds, có bằng tiến sĩ tại Đại học Cambridge và làm cho ngân hàng top đầu thế giới Goldman Sach. Ngoài ra, đội ngũ HyperVerse nói Lewis từng xây dựng một dự án khởi nghiệp công nghệ thành công và bán lại cho gã khổng lồ Adobe.

Nhiều người bị thu hút bởi uy tín của vị CEO và chấp nhận rót tiền vào dự án. Trong các video trò chuyện với cộng đồng, Lewis liên tục hứa hẹn về tương lai của công ty cũng như lĩnh vực metaverse, đồng thời thuyết phục mọi người nên tham gia sớm để đạt được tỷ lệ sinh lời tốt nhất.

“HyperVerse sẽ tạo ra một hệ thống tồn tại song song với thế giới thực, qua đó thay đổi cách mọi người tương tác với nhau. Cuộc đua mới chỉ bắt đầu và chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư tạo đột phá trong kỷ nguyên metaverse”, người này nói.

CEO HyperVerse trong một sự kiện trực tuyến. Ảnh: Hyperians/Youtube.

CEO HyperVerse trong một sự kiện trực tuyến. Ảnh: Hyperians/Youtube.

Theo CryptoNews, bên cạnh những bài phát biểu của Lewis, dự án tiền số cũng lôi kéo cộng đồng bằng khoản lợi nhuận đến 0,5% mỗi ngày, tức 300% trong hai năm. Trước cơ hội gia tăng tài sản nhanh chóng, hàng nghìn người tính riêng tại Australia đã tham gia HyperVerse, bất chấp việc cơ quan chức năng cảnh báo đây có thể là mô hình ponzi gắn mác công nghệ blockchain.

Đội ngũ điều hành dự án cũng tận dụng tên tuổi của nhiều người nổi tiếng khác nhằm xóa nghi ngờ từ nhà đầu tư. Thông qua Cameo, nền tảng cho phép người dùng trả tiền để nhân vật bất kỳ đọc nội dung có sẵn, HyperVerse tạo ra sự ủng hộ giả của hàng loạt KOL.

Ví dụ, nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak “ảo” tuyên bố: “Tôi ở đây để hỗ trợ Lewis và nóng lòng chờ dự án hoàn thiện”. Trong khi đó, ngôi sao phim hành động Chuck Norris mạo danh nói “dưới sự lãnh đạo của CEO Lewis, HyperVerse sẽ dẫn đầu không gian metaverse”.

Tuy nhiên, vài tháng sau khi chiến dịch quảng cáo kết thúc, HyperVerse bất ngờ sụp đổ. Đồng tiền số HVT đại diện cho dự án lao dốc từ 7,4 USD xuống mức vô giá trị. Website dự án không thể truy cập và tài khoản chính thức thuộc mạng xã hội X dừng cập nhật. Theo thống kê từ đơn vị phân tích thị trường Chainalysis, cùng với sự biến mất bí ẩn của CEO Lewis, khoảng 1,3 tỷ USD của nhà đầu tư trên toàn thế giới đã bốc hơi.

Quá trình điều tra sau đó cho thấy cộng đồng đã bị lừa và đứng trước nguy cơ không thể thu hồi được tài sản. Hiện không có thông tin về Steven Reece Lewis trên sổ đăng ký công ty của Anh hay Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

Trong hồ sơ gửi lên SEC, tập đoàn Adobe cũng không ghi nhận thương vụ mua lại công ty của CEO HyperVerse. Tương tự, Lewis không tồn tại trong danh sách học tập, làm việc ở Đại học Cambridge, Đại học Leeds hay ngân hàng Goldman Sach.

Thông tin giới thiệu được cho là giả mạo của CEO HyperVerse. Ảnh: Hyperians/Youtube.

Thông tin giới thiệu được cho là giả mạo của CEO HyperVerse. Ảnh: Hyperians/Youtube.

Theo The Guardian, các manh mối dẫn đến mối liên hệ giữa dự án HyperVerse và Hypertech, công ty được điều hành bởi công dân người Australia Sam Lee và Ryan Xu. Dù vậy, Lee bác bỏ cáo buộc lừa đảo. “Nhiều người tự mắc sai lầm nhưng tôi lại trở thành mục tiêu bị làm phiền và đe dọa”, Lee nói.

Hiện những nạn nhân của dự án vẫn tìm cách thuyết phục cơ quan chức năng làm rõ vai trò của Lee và Xu trong vụ khủng hoảng HyperVerse.

Nguồn: VnExpress

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.