ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Đồng đô la Mỹ và những điều cần biết: Bản tin Non-Farm và chỉ số PMI (phần 2)

07.02.2024, 09:36 8 phút đọc

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với serie khám phá về đồng đô la Mỹ! Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu nguồn gốc hình thành của đô la Mỹ và FED tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với một trader, để tiếp tục cuộc hành trình, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về những tin tức ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ mà những trader chuyên nghiệp và newbie không thể bỏ qua. Hãy cùng bắt đầu!

Xem thêm:

Trong thế giới tài chính năng động, việc đọc và hiểu các tin tức và chỉ số kinh tế của đồng USD không chỉ là một kỹ năng, mà là một yếu tố quyết định sự thành công trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường ngoại hối là một thị trường dựa vào tin tức – một thực tế quan trọng không thể phủ nhận.

Market sentiment

Currency market không chỉ đơn giản là nơi trao đổi tiền tệ mà còn là một “News-driver-market” – thị trường được định hình bởi thông tin. Điều này đặt ra một điều kiện quan trọng: người giao dịch cần phải có khả năng đọc hiểu tin tức, hiểu rõ vấn đề và điều quan trọng hơn là có khả năng tiên đoán cảm nhận và kỳ vọng của thị trường đối với tin tức sắp được công bố.

Khả năng này gọi là đọc hiểu tâm lý thị trường, hay “market sentiment,” dựa trên tin tức và dữ liệu sắp được công bố. Trong khi mọi người có thể đọc và hiểu ý nghĩa kinh tế của tin tức, việc đọc hiểu tâm lý thị trường qua tin tức và sự kiện công bố là một thách thức lớn, đặc biệt khi nó đòi hỏi sự nhạy bén và tư duy logic.

Điểm quyết định giữa những trader chuyên nghiệp và nghiệp dư chính là khả năng kết hợp thông tin và sự tư duy phân tích. Để đọc hiểu được “market sentiment,” trader cần phải biết cách kết hợp nhiều yếu tố và quan trọng hơn, cần phải có tư duy logic.

Market Sentiment (Nguồn: Wallstcheatsheet.com)

Market Sentiment (Nguồn: Wallstcheatsheet.com)

Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu các chỉ số chính ảnh hưởng đến đồng USD.

ADP Non- Farm employment change

Bản tin Non-Farm

Bản tin Non-farm là gì

ADP (Automatic Data Processing) không chỉ là một công ty xử lý dữ liệu và tư vấn hàng đầu mà còn là nguồn thông tin quan trọng. Báo cáo ADP Non-Farm Employment Change, công bố mỗi tháng, đóng vai trò như một “đèn tín hiệu” quan trọng cho những nhà đầu tư và người theo dõi thị trường.

Đây là một cơ hội để nhận định sớm về sự thay đổi trong số liệu thống kê người có việc làm, ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp và quản lý hành chính. Được công bố khoảng 2 ngày sau khi một tháng kết thúc, con số ADP Non-Farm Employment Change thường là đối tượng quan tâm hàng đầu. Nhà đầu tư thường sử dụng con số này như một dự báo tiềm năng cho báo cáo Non-Farm Payroll của Bộ Lao động Mỹ, được công bố vào tuần giao dịch đầu tiên của tháng.

Chiến lược giao dịch thông thường là so sánh số liệu thực tế của ADP với dự đoán trong báo cáo Non-Farm của Bộ Lao động. Nếu số liệu ADP cao hơn đáng kể so với dự đoán, thị trường thường có xu hướng mua đồng USD và các chỉ số chứng khoán như S&P500, Nasdaq, hay Dow Jones. Nguyên nhân đằng sau là sự kỳ vọng rằng số liệu thực tế của báo cáo Non-Farm cũng sẽ vượt dự đoán.

Nguyên tắc “Buy the rumor, sell the fact” (mua tin đồn, bán sự thật) thường được áp dụng ở đây. Điều này có nghĩa là trader xây dựng vị thế (position) khi tin đồn xuất hiện và đóng giao dịch khi sự thật được tiết lộ. Khi bản tin ADP-Non Farm công bố, thị trường không chỉ giao dịch dựa trên tin tức này mà còn dựa trên kỳ vọng về bản tin Non-Farm của Bộ Lao động sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Bản tin Non-Farm hay Non-Farm Employment Change:

Đây là bản tin mà hầu như tháng nào các trader Việt của chúng ta cũng trông ngóng, không chỉ vì đây là cơ sở cho những chuyển dịch tiếp theo của thị trường mà còn là việc giá di chuyển với biến động rất lớn khi bản tin này được công bố. Cơ hội lớn nhưng rủi ro cũng không hề nhỏ.

Bản tin Non-Farm là một chỉ số quan trọng đến từ Bộ Lao động Mỹ, đại diện cho sự biến động trong thị trường lao động. Sự tăng lên của con số này đồng nghĩa với sự mở rộng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy tiêu dùng và có thể làm tăng lạm phát.

Những nhà giao dịch chuyên nghiệp không thường tham gia giao dịch ngay trước thời điểm công bố, thay vào đó, họ xây dựng vị thế của mình trước đó ít nhất là 12 đến 24 giờ. Điều này giúp họ tránh được biến động không kiểm soát và tăng cường quản lý rủi ro.

Sự kỳ vọng của thị trường bắt nguồn từ dữ liệu ADP- Non Farm Employment trước đó, đóng vai trò quan trọng cho việc ra quyết định giao dịch. Rủi ro và lợi nhuận sẽ được cân đo đong đếm thật kỹ vào giai đoạn này.

Chỉ số PMI:

ISM Manufacturing PMI (Institute for Supply Management) hay thường được gọi tắt là chỉ số PMI là một chỉ số tổng hợp, dựa trên phỏng vấn 400 giám đốc mua hàng về 5 chỉ số chính của sản xuất. Con số trên 50% thể hiện sự mở rộng kinh tế, dưới 50% là chiều hướng giảm.

Báo cáo về chỉ số PMI rất quan trọng đối với thị trường tài chính đặc biệt là trong việc đánh giá áp lực lạm phát. Mặc dù không chính xác bằng CPI, PMI có tính kịp thời và phản ánh rõ nét về sản xuất.

Định nghĩa về ISM Manufacturing PMI của Investopidia.

Định nghĩa về ISM Manufacturing PMI của Investopedia.

Chỉ số PMI thường được sử dụng để dự đoán PPI, cung cấp thông tin quan trọng về sản xuất và phi sản xuất. Thị trường trái phiếu phục hồi khi PMI thấp hơn dự kiến, còn tăng khi PMI cao, do đồng tiền chạy vào tài sản trú ẩn.

Ngược lại, thị trường tiền tệ và cổ phiếu phản ứng tích cực khi chỉ số PMI cao hơn dự kiến, còn giảm khi thấp hơn. Điểm yếu là PMI không chính xác bằng PPI và có thể tạo ra 3 câu trả lời, nhưng nó mang lại thông tin về chi phí việc làm và dự đoán hoạt động sản xuất trong tương lai.

ISM Non- Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI nhưng người ta loại bỏ ngành công nghiệp sản xuất.

Unemployment Claims

Đây là tiền đề của bản tin NonFarm được công bố hàng tháng. Unemployment Claims là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới, công bố hàng tuần, chủ yếu để tiên đoán xu hướng thất nghiệp. Con số này thường được cộng gộp hàng tháng hoặc tính mức trung bình để đưa ra dự báo cho báo cáo quan trọng như bản tin Non-Farm Payroll.

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn mức trung bình là dấu hiệu của tình trạng thất nghiệp gia tăng, ngược lại khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp xuống thấp mức trung bình, đó là dấu hiệu thị trường lao động đang phục hồi hoặc tiếp tục tăng trưởng. Tính chất ngắn hạn của con số này giúp nhận biết sự biến động trong thị trường lao động.

Mặc dù khi Unemployment Claims được phân tích riêng lẻ ít khi gây biến động mạnh cho thị trường, nhưng khi chỉ số này có sự thay đổi đột biến, nó có thể tạo ra ảnh hưởng lớn cho dự báo về tình hình thất nghiệp và sức khỏe của thị trường lao động.

Trade Balance:

Cán cân thương mại là một yếu tố quan trọng trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, ghi lại sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Khi chênh lệch là dương, có thặng dư; khi là âm, có thâm hụt; và khi là 0, cân bằng.

Cán cân thương mại ảnh hưởng đến lãi suất và giá chứng khoán. Thâm hụt cán cân thương mại thường được xem là dấu hiệu năng lực cạnh tranh kém của quốc gia, có thể gây giảm giá chứng khoán. Ngược lại, thặng dư có thể tăng giá chứng khoán và giảm lãi suất. Mối liên kết giữa cán cân thương mại và các yếu tố kinh tế là phức tạp, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia.

Trade Balance.

Trade Balance.

Unemployment Rate:

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người có khả năng làm việc nhưng chưa có việc làm. Mặc dù được công bố thường xuyên, chỉ số này ít khi được thị trường quan tâm do sự chậm trễ và thường công bố sau chu kỳ kinh tế.

Sự sụt giảm việc làm không như dự kiến có thể gây lạm phát và tăng lãi suất. Thị trường trái phiếu đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ thất nghiệp khi chỉ số này tăng cao là chỉ dấu cho nền kinh tế trì trệ.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ và điều này là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có thể gây ra lo ngại về lạm phát và tăng lãi suất. Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn kỳ vọng, có thể làm tăng tỷ giá hối đoái do sự kỳ vọng về tăng lãi suất.

Trên đây là một số chỉ số và tin tức cơ bản có liên quan trực tiếp đến những biến động của đồng bạc xanh trên thị trường. Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các chỉ số quan trọng còn lại gắn với đồng đô la Mỹ.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.