ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Dead Cat Bounce là gì? Cách giao dịch với mô hình cú nảy con mèo chết

11.01.2023, 13:14 11 phút đọc

Dead Cat Bounce – Cú nảy con mèo chết là một dạng Bull Trap điển hình có khả năng gây ra thua lỗ lớn cho nhà đầu tư nếu không thể nhận dạng và có chiến lược phòng tránh hiệu quả. Để làm rõ thuật ngữ Dead Cat Bounce là gì, cùng VnRebates theo dõi trong bài viết sau.

Xem thêm:

Cú nảy con mèo chết – Dead Cat Bounce là gì?

Cú nảy con mèo chết là sự phục hồi tạm thời của giá trị tài sản từ sự sụt giảm kéo dài hoặc thị trường giá xuống đang tiếp diễn trong một chiều hướng giảm.

Cú nảy con mèo chết là một sự phục hồi nhỏ, tồn tại trong một thời gian ngắn khi 1 tài sản có giá trị đang bị giảm đi, chẳng hạn như trong thị trường chứng khoán hay thị trường tiền điện tử.

Thông thường, chiều hướng giá giảm bị ngắt đoạn bởi một thời gian phục hồi ngắn mà tại đó giá tạm thời tăng. Cái tên “Dead Cat Bounce” ra đời dựa trên khái niệm rằng thậm chí một con mèo chết vẫn có thể nảy lên lại nếu nó rơi đủ xa và đủ nhanh.

Do đó, “cú nảy con mèo chết” còn được gọi là một sự hồi phục nhất thời.

Những đặc điểm quan trọng cần lưu ý về Dead Cat Bounce

Dead Cat Bounce được coi là một mô hình tiếp diễn của xu hướng giảm, nghĩa là lúc đầu sự phục hồi có thể là một sự đảo ngược của xu hướng hiện hành, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại giảm giá tiếp tục.

  • Giai đoạn đầu của mô hình DCB bao gồm một xu hướng giá giảm mạnh (trung bình khoảng 31%), và thường đi kèm với một khoảng trống giá (gap) lớn theo xu hướng giảm (theo Bulkowski, 2005). Xu hướng giá giảm mạnh này thường được gây ra bởi một “một sự kiện gây giảm giá” hay còn có thể hiểu là một tin tức hay báo cáo tài chính tiêu cực (theo Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, p. 372).
  • Phần thứ hai của mô hình này là phần “hồi lại”, khi giá tăng trở lại và có thể lấp đầy một phần khoảng trống hoặc hoàn toàn lấp đầy khoảng trống giá đó. Cú nảy này trung bình 28% độ cao giá của đoạn giảm trước (theo nghiên cứu Bulkowski , 2005) và xảy ra trong hơn 23 ngày. Kirkpatrick & Dahlquist (2010) nhấn mạnh rằng không phải tất cả “sự kiện gây giảm giá” đều có cú nảy này.
  • Phần thứ ba của mô hình DCB là “sự giảm giá” sau cú nảy. Đáy được tạo bởi sự kiện gây giảm giá và giá giảm trung bình 18% dưới đáy của “sự kiện gây giảm giá” trước đó (theo Bulkowski, 2005)(Đáy của đợt giảm đầu tiên bị phá vỡ trong khoảng thời gian ít hơn 2/3 thời gian hình thành đoạn giảm đó và mức giảm sâu vượt đáy là trung bình 18% so với đợt giảm đầu tiên)

Mô hình Dead Cat Bounce thường chỉ được nhận ra sau khi đã xảy ra.

Ý nghĩa của mô hình Dead Cat Bounce

Dead Cat Bounce là một mô hình giá được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng. Nó sẽ trở thành cú nảy mèo chết (chứ không phải là sự phục hồi) sau khi giá chạm mức thấp hơn mức thấp trước đó. Các trader giao dịch trong ngắn hạn có thể tìm cách kiếm tìm lợi nhuận từ sự hồi phục nhỏ này, còn các trader giao dịch trong dài hạn hay các nhà đầu tư có thể mở một vị thế bán khi có một cơ hội tốt là giá đảo chiều tạm thời.

Các giai đoạn phục hồi ngắn có thể chen giữa các xu hướng giảm, điều này có thể là kết quả của việc các trader hay nhà đầu tư đóng các lệnh bán hoặc mở các lệnh mua khi giá chạm đáy.

Minh hoạ về mô hình "Cú nảy con mèo chết".

Minh hoạ về mô hình “Cú nảy con mèo chết” (Nguồn: Internet)

Thông thường, chiều hướng giá giảm bị gián đoạn bởi thời gian phục hồi ngắn khi giá tạm thời tăng. Điều này có thể dẫn đến việc các trader hoặc nhà đầu tư đóng các vị thế bán hoặc mua vào với giả định rằng, giá chứng khoán đã chạm đáy.

Cú nảy con mèo chết là một mô hình giá thường chỉ được nhận ra khi mọi thứ đã muộn màng. Các nhà phân tích có thể cố gắng dự đoán sự phục hồi sẽ chỉ là tạm thời bằng cách sử dụng các công cụ phân tích cơ bản và công cụ kĩ thuật nhất định.

Cú nảy con mèo chết có thể được nhìn thấy khá nhiều trong nền kinh tế, chẳng hạn như trong thời kì suy thoái, hoặc có thể xuất hiện trong giá của một cổ phiếu riêng lẻ hoặc nhóm cổ phiếu.

Tương tự như việc xác định đỉnh hoặc đáy của thị trường, việc nhận ra cú nảy con mèo chết trước khi chúng xuất hiện là không hề đơn giản, ngay cả đối với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm.

Chẳng hạn, vào tháng 3/2009, Nouriel Roubini của Đại học New York đã gọi sự phục hồi của thị trường chứng khoán là một cú nảy con mèo chết, dự đoán rằng thị trường sẽ đảo chiều trong ngắn hạn và giảm mạnh xuống một mức thấp mới. Nhưng thực tế, tháng 3/2009 đã đánh dấu sự khởi đầu của một thị trường giá lên kéo dài, cuối cùng vượt qua mức cao trước suy thoái của nó.

Ví dụ về Dead Cat Bounce

Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen đã lập đỉnh tại mức giá 26.700đ/cp vào ngày 04-07-2017 và ngay sau đó sụt giảm rất mạnh về mức giá 21.000đ/cp vào ngày 01-08-2017.

Cổ phiếu HSG và Dead Cat Bounce

Cổ phiếu HSG và Dead Cat Bounce (Nguồn: Internet)

Tại mức giá thấp này, HSG phục hồi về mức 23.800đ/cp và ngay sau đó sụt giảm mạnh hơn đợt sụt giảm lần thứ nhất và chạm mức 16.300đ/cp vào ngày 02-11-2017. Như vậy chỉ sau 5 tháng lập đỉnh, HSG đã sụt giảm khoảng 39% giá trị.

Ở lần Bounce thứ hai, HSG phục hồi về 22.600đ/cp vào ngày 15-01-2018 và ngay sau đó sụt giảm về mức 8.000đ/cp vào ngày 29/05/2018. Nghĩa là chỉ trong vòng 5 tháng tiếp theo, HSG sụt giảm mất 64,6% giá trị.

Tổng cộng sau khi chú mèo tội nghiệp bounce hai lần, HSG sụt giảm từ 26.700 vào ngày 04-07-2017 xuống mức giá quá thấp 8.000đ/cp vào ngày 29/05/2018, đồng nghĩa với việc mất 70% giá trị chỉ trong 10 tháng.

Cách phát hiện dấu hiệu Dead Cat Bounce

Vấn đề quan trọng là Dead Cat Bounce rất khó để phát hiện và biết khi nào thì thực sự đang diễn ra Dead Cat Bounce. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một số chỉ báo kỹ thuật để phát hiện Dead Cat Bounce.

Đầu tiên, chúng ta sẽ phải bám vào khái niệm của Dead Cat Bounce và đưa ra hai dấu hiệu nhận dạng cú nảy mèo chết cơ bản:

  • Dead Cat Bounce xuất hiện trong xu hướng giảm.
  • Dead Cat Bounce xuất hiện sau một đợt giảm mạnh của giá tài sản.

Xác định ĐỘ CAO của cú nảy con mèo chết

Giờ chúng ta sẽ cùng kết hợp thêm hai chỉ báo kỹ thuật để xác định thêm về ĐỘ CAO của cú nảy con mèo chết.

Để xác định ĐỘ CAO của cú nảy mèo chết, VnRebates dùng hai chỉ báo kỹ thuật là Fibonacci Retracement và RSI.

Hai dấu hiệu cho thấy con mèo chỉ có thể nảy cao bao nhiêu sau khi chết và rơi xuống đó chính là các mức Fibonacci Retracement và RSI.

Nếu sau khi sụt giảm mạnh, giá của tài sản phục hồi về một trong ba mức Fibonacci Retracement là 38.2, 50.0 Và 61.8 mà tại ba mức Fibo này, RSI hoặc Stochastic báo hiệu tín hiệu Overbought thì đó khả năng là độ cao tối đa của cú nảy mèo chết.

Xác định ĐỘ SÂU của cú nảy mèo chết

Để xác định ĐỘ SÂU sau khi chú mèo nảy lên và rơi xuống, bạn có thể sử dụng chính đáy cũ, hoặc các mức Fibonacci Extension 127.2%, 141.4% và 161.8%.

Nếu khi rớt về đáy cũ mà RSI chưa Oversold thì khả năng độ sâu sẽ là Fibo Extension 127.2%.

Ví dụ xác định ĐỘ CAO và ĐỘ SÂU của Cú nảy mèo chết

Vẫn là Cổ phiếu HSG và bây giờ chúng ta cùng thêm vào Fibonacci Retracement, RSI và Stochastic:

Xác định độ cao và độ sâu của Cú nảy mèo chết

Xác định độ cao và độ sâu của Cú nảy mèo chết (Nguồn: Internet)

Các bạn có thể thấy, ở lần nảy thứ nhất, Giá cổ phiếu HSG phục hồi về Fibonacci Retracement 61.8% và chỉ báo Stochastic báo Overbought ở ngay vùng giá này. HSG sau đó sụt giảm.

Ở cú nảy thứ hai, giá cổ phiếu HSG lần này nảy cao hơn với mức phục hồi về tới 78.6% nhưng ở ngay ĐỘ CAO đó, RSI và Stochastic đều Overbought.

Cách giao dịch với mô hình Dead Cat Bounce

Điểm vào lệnh

Mô hình Dead Cat Bounce chỉ được xác nhận nếu giá phá vỡ mức giá đáy trước hay còn là điểm giá nảy lên trước đó. Nếu giá không thể phá qua ngưỡng đó, thì coi như mô hình Dead Cat Bounce không được hình thành.

Đây là mô hình tiếp diễn giá giảm do đó chúng ta sẽ vào lệnh bán ở đây. Điểm vào lệnh xuất hiện khi giá phá vỡ xuống đáy trước đó. Tốc độ vào lệnh ở đây rất quan trọng bởi vì trong mô hình Dead Cat Bounce, giá giảm nhanh và mạnh, nếu bạn không quan sát và bám theo diễn biến giá, bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội giao dịch tốt.

Điểm vào lệnh

Điểm vào lệnh (Nguồn: Internet)

Cách đặt Stop loss

Việc đặt stop loss là vô cùng quan trọng bởi không có gì là chắc chắn 100%. Chẳng hạn mô hình trên thể hiện đầy đủ đặc điểm của một mô hình Dead Cat Bounce, bao gồm: một xu hướng giảm mạnh, một cú nảy lên và sự giảm xuống phá vỡ đáy trước đó. Nếu theo lý thuyết, giá sẽ giảm xuống đúng không? Nhưng sự thật thì đây là những gì diễn ra sau đó:

Cách đặt Stop loss

Cách đặt Stop loss (Nguồn: Internet)

Tâm lý thị trường đã bất ngờ thay đổi cộng với những tin tức tốt trên thị trường khiến giá quay đầu đi lên rất xa. Nếu bạn không đặt stop loss trong trường hợp này thì có lẽ tài khoản của bạn đã bị cháy.

Vậy nên cần đặt Stop Loss ở đâu? Câu trả lời chính là đặt Stop Loss ở mức thoái lui cao nhất.

Cách đặt Stop loss

Cách đặt Stop loss (Nguồn: Internet)

Cách đặt chốt lời

Điểm chốt lời cũng rất quan trọng, nếu đặt điểm chốt lời đúng chúng ta sẽ thu được lợi nhuận một cách chắc chắn và an toàn. Khoảng chốt lời của mô hình này sẽ bằng với khoảng cách mà giá đã giảm trước đó. Tức là bạn phải xác định xem trước khi diễn ra mô hình Dead Cat Bounce, giá giảm từ điểm nào. Đo khoảng cách từ điểm đó cho đến điểm nảy lên của mô hình, chúng ta có khoảng chốt lời.

Kết luận

Như đã đề cập ở trên, hầu hết thời gian, Dead Cat Bounce chỉ có thể được xác định sau khi thực tế xảy ra, do đó các trader nhận thấy sự phục hồi sau khi sụt giảm mạnh có thể nghĩ rằng đó là một cú nhảy mèo chết, nhưng sự thật đó lại là một xu hướng đảo ngược. Cùng theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất nhé!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Theo Investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.