Thị trường ngoại hối là một phần của thị trường tiền tệ trong những trung tâm tài chính, là nơi mà các đồng tiền trên thế giới được mua và bán. Người mua, người bán những đồng tiền nước ngoài và những tổ chức trung gian cùng tạo thành thị trường ngoại hối. Nó không bị giới hạn trong bất cứ quốc gia cũng như khu vực địa lí nào trên thế giới.
Do đó, thị trường ngoại hối là thị trường dành cho tất cả các loại tiền trên thế giới, do các trung tâm tài chính lớn trên thế giới đều tập trung vào một thị trường.
Chức năng của thị trường ngoại hối
Người mua bán trong thị trường ngoại hối rất đa dạng nhưng quan trọng nhất đó là các ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động trong thị trường ngoại hối có nhiều chi nhánh với khối lượng tiền lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. Thông qua hoạt động của những chi nhánh và những dịch vụ trao đổi thư từ, những ngân hàng này có thể hoạt động trên toàn thế giới.
Các ngân hàng này bán hối phiếu nước ngoài, hối phiếu ngân hàng và các công cụ tín dụng khác và thu tiền từ các hoạt động này. Một số đại lý trong thị trường ngoại hối là những người buôn hối phiếu, giúp cho người bán và người mua gặp nhau trên thị trường. Họ là những tổ chức trung gian và không phải là những đại lí trực tiếp.
Những ngân hàng thương mại là một loại đại lý khác trong thị trường ngoại hối. Họ giúp kiều hối bằng cách nhận hối phiếu thay mặt cho khách hàng. Ngân hàng trung ương và kho bạc của một quốc gia cũng là những đại lý trong thị trường ngoại hối. Cả 2 tổ chức này đều có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối. Hiện nay, những nhà chức trách quản lí tỉ giá hối đoái và kiểm soát ngoại hối bằng nhiều cách khác nhau.
Thị trường ngoại hối đảm nhận những chức năng quan trọng dưới đây:
1. Chức năng luân chuyển các giao dịch tài chính quốc tế – chức năng luân chuyển.
2. Chức năng cung cấp tín dụng cho thương mại quốc tế – chức năng tín dụng.
3. Cung cấp cơ sở để bảo hiểm rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối – chức năng bảo hiểm.
Chức năng luân chuyển
Chức năng luân chuyển
Chức năng của thị trường ngoại hối, thứ nhất là làm cho quá trình chuyển đổi giữa 2 loại tiền tệ trở nên dễ dàng, để thực hiện giao dịch giữa 2 quốc gia. Sự luân chuyển này được thực hiện thông qua nhiều công cụ tín dụng như chuyển tiền, hối phiếu và hối phiếu ngân hàng.
Trong khi đảm nhiệm chức năng luân chuyển, thị trường ngoại hối thực hiện thanh toán quốc tế bằng cách xóa nợ ở cả hai bên cùng một lúc, tương tự như thanh toán bù trừ trong nước.
Chức năng tín dụng
Chức năng tín dụng
Chức năng của thị trường ngoại hối, thứ hai là cung cấp tín dụng, cả trong nước và quốc tế, để xúc tiến thương mại quốc tế. Dễ thấy, khi hối phiếu nước ngoài được sử dụng trong thanh toán quốc tế, yêu cầu một khoản tín dụng trong 3 tháng khi đến kì hạn thanh toán.
Chức năng bảo hiểm
Chức năng bảo hiểm
Chức năng của thị trường ngoại hối, thứ ba là ngăn các rủi ro ngoại hối. Trong một thị trường tự do khi tỉ giá hối đoái thay đổi, các bên liên quan có thể thu được lợi nhuận hoặc bị lỗ. Dưới điều kiện này, một cá nhân hoặc một công ty phải chịu một rủi ro lớn nếu như có nhiều khiếu nại hoặc nợ trong thị trường ngoại hối.
Rủi ro tỉ giá như vậy nên tránh hoặc cắt giảm. Để làm điều này, thị trường ngoại hối cung cấp cơ sở cho bảo hiểm rủi ro cho các khiếu nại hoặc nợ cả trong thực tế lẫn dự kiến thông qua hợp đồng kỳ hạn trong sự trao đổi tiền. Một hợp đồng kỳ hạn thường có kỳ hạn 3 tháng là một hợp đồng để mua hoặc bán một loại tiền tệ đổi lấy một loại tiền khác vào một ngày cố định trong tương lai tại mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại. Không có giao dịch tiền được thông qua trong thời gian của hợp đồng. Nhưng nhờ có hợp đồng mà các công ty có thể không cần quan tâm đến sự thay đổi trong tỉ giá hối đoái.
Sự tồn tại của thị trường tương lai do đó giúp bảo vệ giao dịch ngoại hối.