>> Tìm hiểu thêm về các chỉ báo khác trong Forex:
- Chỉ báo Fractals là gì?
- Chỉ báo ADX là gì?
- Chỉ báo Accelerator Decelerator và Awesome Oscillator
- Chỉ báo On Balance Volume là gì?
- Chỉ báo xu hướng là gì?
- Chỉ báo ATR và Cách phân tích ATR hiệu quả cao
- Chỉ báo Force Index là gì?
- Chỉ báo Bollinger Bands và cách phân tích trong đầu tư
Chỉ báo chậm (Lagging Indicator) là gì?
Chỉ báo chậm (Lagging Indicator): Là công cụ giúp đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của thị trường tài chính. Đơn giản hơn thì chỉ báo chậm được dựa trên các tín hiệu đã xảy ra và cung cấp thông tin chi tiết về các dữ liệu trước đó của một thị trường. Nói cách khác, chỉ báo chậm đưa ra tín hiệu dựa trên một xu hướng đã và đang diễn ra.
Ngoài ra các chỉ báo chậm còn được sử dụng để vẽ sơ đồ về mức độ hiệu quả về mặt kinh tế.
Các loại chỉ báo chậm (Lagging Indicator) phổ biến trên Forex
Chỉ báo chậm là một công cụ giúp cho các trader hiểu hơn về sự thay đổi của thị trường và có nhiều loại chỉ báo chậm khác nhau để phù hợp cho từng nhu cầu trader. Sau đây là những loại chỉ báo chậm:
- Chỉ báo MACD
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình phân kỳ, hội tụ. MACD cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu như: Động lượng của giá, xác định được xu hướng của giá, chỉ ra được điểm hội tụ, phân kỳ.
- Chỉ báo RSI
RSI (Relative Strength Index) là chỉ số tính toán tỷ lệ tăng giá và giảm giá trung bình trong một thời gian nhất định, thể hiện tình trạng mua và bán của thị trường. Chỉ báo này thường nằm trong khoản từ 0- 100.
- Nếu giá trị RSI trên 50 thì động lượng đang có xu hướng tăng.
- Nếu đạt giá trị 70 trở lên thể hiện tình trạng quá mua.
- Còn nếu chỉ số RSI ở dưới 50 thì có nghĩa thị trường đang lao dốc mạnh.
- Chỉ số dưới 30 thì thể hiện cho tình trạng quá bán.
- Chỉ báo Stochastic Oscillator
Là chỉ số thông báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nếu giá đóng cửa tiến đến biến trên thì có nghĩa là giá đang tăng.
- Còn nếu giá đóng cửa tiến đến gần biên dưới thì có nghĩa là giá đang giảm.
- Chỉ báo Momentum
Chỉ báo này giúp đo lường tốc độ thay đổi của giá và sức mạnh đằng sau xu hướng của thị trường. Căn cứ vào đó các trader có thể biết được xu hướng sẽ đảo chiều hay tiếp tục và đưa ra các lựa chọn đúng đắn nhất.
- Chỉ báo Bollinger Bands
Là một chỉ báo giúp cho các trader xác định xu hướng. Nếu dải băng trên cách xa dải băng dưới và cùng hướng lên thì nó đang thể hiện đà tăng mạnh. Ngược lại, nếu 2 dải băng cách xa nhau và cùng hướng xuống dưới thì xu hướng đang giảm mạnh. Và các trader có thể dựa vào tín hiệu bóp nghẹt của 2 dải băng để tìm được điểm vào lệnh tốt.
Xem thêm: Gợi ý 5 chỉ báo kỹ thuật (Indicator) hay trên TradingView
Cách sử dụng chỉ báo chậm (Lagging Indicator) hiệu quả
Để sử dụng Lagging indicator (chỉ báo chậm) thì các bạn cần phải để ý đến các đường trung bình sau đây:
- Đường trung bình động đơn giản (SMA): đây là một chỉ báo chậm thể hiện giá đóng cửa trung bình của một công cụ tài chính trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đường MACD: là các đường chỉ báo chậm để tính mối liên hệ giữa các đường EMA.
- Đường trung bình động hàm ngũ (EMA): là một chỉ báo chậm giống như SMA, và chỉ có 1 điểm khác biệt duy nhất là EMA thể diện những biến động của thị trường trong thời gian sớm hơn.
Khi đã nắm bắt được các đường trung bình trên thì các bạn đã có thể sử dụng được chỉ báo chậm một cách hiệu quả rồi.
Ưu và nhược điểm của chỉ báo chậm là gì?
- Ưu điểm
- Tạo niềm tin để tham gia giao dịch các hành động giá vừa diễn ra gần đây.
- Giảm rủi ro của các phá vỡ giá và động thái giá.
- Nhược điểm
- Các trader cần phải bỏ ra một số pip trong việc chờ xác nhận các chỉ báo trễ.
- Chỉ báo chậm không có khái niệm về vùng giá quan trọng.
Lưu ý khi giao dịch Forex với Lagging Indicator trader nên biết
Chỉ báo chậm( Lagging Indicator) là một trợ thủ đắc lực giúp các trader kiếm thêm được nhiều lợi nhuận nhưng khi sử dụng nó thì các trader cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Nếu bạn là một Newbie thì bạn nên thực hành nhiều ở tài khoản demo sau khi thấy đã “ chắc tay” thì bạn có thể chuyển sang giao dịch tiền thật ở tài khoản Live.
- Càng nhiều tín hiệu kỹ thuật thì xác suất giao dịch thành công sẽ cao hơn là xung đột tín hiệu.
- Không phải mọi chỉ báo chậm đều chính xác 100% nên bạn cần phải suy nghĩ kỹ càng để đưa ra quyết định có lợi nhất.
>> Xem thêm:
- Indicator là gì?
- Top 12 Indicators MT4 phổ biến
- Hướng dẫn tạo Indicator cho người mới bắt đầu
- Gợi ý 5 chỉ báo kỹ thuật hay trên TradingView
Kết luận
Trên đây là các thông tin quan trông về chỉ báo chậm và cách sử dụng Lagging indicator một cách hiệu quả trong Forex. VnRebates hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được các thức mắc về vấn đề này. Chúc các bạn giao dịch thành công.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính