VNREBATES

Buying Climax là gì? Cách giao dịch với Buying Climax trong VSA

28.11.2022, 15:26 4 phút đọc

Hiện nay, VSA đang là phương pháp phân tích kỹ thuật được nhiều trader tin dùng. Buying Climax là mẫu hình nến thường được sử dụng trong phương pháp VSA. Trong bài viết này, VnRebates sẽ hướng dẫn các bạn về nến Buying Climax là gì? Cách giao dịch với Buying Climax trong VSA.

Xem thêm:

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Buying Climax là gì?

Buying Climax hay cao trào mua là một khái niệm nhằm nói về sự kết thúc hay sắp kết thúc của một xu hướng tăng. Lực mua mạnh với tâm lý tham lam của đám đông tạo ra các cây nến với spread dài và khối lượng cũng tăng cao. 

Hành động này có thể diễn ra trong một hoặc vài ngày và sau đó kết thúc khi các “tay to” đã bán hết những vị thế của họ.

Buying Climax là gì?

Buying Climax là gì? (Nguồn: VnRebates)

Đặc điểm nhận biết Buying Climax – cao trào mua

Mẫu hình Buying Climax có những đặc điểm sau:

  • Thân nến dài;
  • Chênh lệch giá spread lớn;
  • Giá đóng cửa tạo đỉnh so mức giá cao nhất trước đó;
  • Bóng nến trên dài cho thấy thị trường từ chối giá tăng;
  • Khối lượng siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình.

Dấu hiệu nhận biết Buying Climax

Dấu hiệu nhận biết (Nguồn: Internet)

Mẫu hình Buying Climax báo hiệu điều gì?

Buying Climax được xem là một mẫu hình cho dấu hiệu giảm giá tiêu biểu, nhưng trader vẫn cần xem xét 2 kịch bản dưới đây khi nó xuất hiện:

  • Kịch bản 1: Đảo chiều xu hướng nếu áp lực bên bán (dòng tiền lớn từ các big boy) đủ mạnh để hấp thụ hết lượng cầu, và giành quyền kiểm soát thị trường.
  • Kịch bản 2: Nếu xuất hiện vùng Kháng cự hoặc Trading Range tại khu vực giá này thì khả năng cao xu hướng tăng sẽ tiếp tục. 

Kịch bản 2: Tiếp tục xu hướng tăng sau khi mẫu hình Buying Climax xuất hiện.

Khi bên mua vẫn đang tích cực mua vào và bên bán đang hấp thụ quanh mức giá, cho thấy lực mua và lực bán gần như ngang nhau và đang giành vị thế thống trị. Nếu lực mua đủ mạnh để đẩy giá cao hơn mức giá tại Buying Climax thì xu hướng tăng sẽ tiếp tục

Kịch bản 1: Đảo chiều xu hướng khi xuất hiện Buying Climax.

Sau đợt hồi kỹ thuật, nếu giá giảm và test lại mức đỉnh mà Buying Climax tạo trước đó cộng với khối lượng giao dịch giảm ổn định, biên độ giá thu hẹp dần, giá được giữ xung quanh mức Climax → đó là dấu hiệu cho thấy bên bán đã hấp thụ thành công lực mua. Điều đó cũng cho thấy bên mua đang dần kiệt sức và bên bán hoàn toàn nắm quyền kiểm soát thị trường. Khi đó, có thể kết luận rằng xu hướng của thị trường sẽ đảo chiều giảm.

Buying Climax thay đổi xu hướng

Buying Climax thay đổi xu hướng (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: Test cung cầu là gì? Tại sao Test cung cầu lại quan trọng trong VSA?

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Cách giao dịch với Buying Climax trong VSA

Giai đoạn 1: Xuất hiện mẫu hình buying climax với volume tăng cao và spread lớn trong xu hướng tăng hồi cho thấy cá mập đàn hấp thụ lượng mua của các trader nhỏ lẻ. Nến giảm tiếp theo cho thấy cá mập đã hấp thụ xong các lệnh mua này.

Giai đoạn 2: Một nhịp test cầu với volume thấp và spread giảm dần cho thấy lực cầu đang rất yếu.

Giai đoạn 3: Các nến giảm xuất hiện với volume tăng dần cho thấy cá mập đang đẩy giá xuống.

Giao dịch với Buying Climax

Giao dịch với Buying Climax (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm:

Lời kết

Vậy là trong bài viết này, VnRebates đã hướng dẫn cách giao dịch với nến Buying Climax. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm cho mình kiến thức với về thị trường. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.