ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Bitkingdom là gì? Toàn cảnh vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng tiền ảo

30.01.2023, 22:00 15 phút đọc

Bitkingdom là tên gọi của một tổ chức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2015 và tự coi là một trung tâm cộng đồng toàn cầu, cung cấp cho những thành viên tham gia sứ mệnh trao quyến cho cộng đồng – kết thúc nghèo và có một hệ thống giao dịch rất chuyên nghiệp.

Xem thêm: 

Bitkingdom đa phần được mọi người biết đến thông qua một vụ việc đình đám sau đây:

Ngày 21/06/2020, cộng đồng mạng rộ lên thông tin về vụ án “Cướp 35 tỷ trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây”. Theo thông tin mô tả ban đầu thì một số trang báo chính thống mô tả sự việc như sau:

Vào một buổi trưa giữa tháng 5, gia đình doanh nhân này (ngụ TP.HCM) gồm hai vợ chồng và một em bé đi ôtô từ Lâm Đồng về TP.HCM. Khi đến đoạn dẫn vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) thì va chạm vào một ôtô khác.

Khi người chồng xuống xe giải quyết thì có ba chiếc ôtô khác đến gần. Nhiều thanh niên cầm vật giống súng, dao, kim tiêm đến khống chế, bịt mắt đưa người chồng lên xe chở đi. Người vợ và em bé được đưa đi bằng chiếc ôtô khác.

Đồng thời, 1 người cũng nhanh chóng vào xe của bị hại giật đứt camera hành trình gắn trên xe rồi lái xe theo.

Trên đường đi, người chồng bị nhóm này đánh, yêu cầu cung cấp mật khẩu ví điện tử, đe dọa sẽ giết vợ, tiêm máu chứa HIV vào em bé.

Quá lo sợ cho tính mạng vợ con, người chồng đã cung cấp tài khoản ví điện tử để nhóm này chuyển 35 tỉ đồng sang nơi khác.

Khi đã có tiền, nhóm này bắt người chồng gọi điện về cho người thân để yêu cầu chuyển thêm 9,5 triệu USD vào ví để bọn cướp có thể chiếm đoạt tiếp. Trong lúc bị uy hiếp, người chồng đã la lớn “đừng đánh nữa” khiến người thân sinh nghi, dừng giao dịch.

Sau khoảng thời gian 2 giờ trên cao tốc, nhóm trên ép buộc không được nên đã bỏ lại gia đình nạn nhân ở khu vực vắng người tại quận 2, TP.HCM, rồi thoát thân.

Sau khi bị hại chuyển tiền trên ví điện tử sang cho chúng, chúng đã quy đổi ra số tiền trên 35 tỉ đồng và chia nhau.

Trích dẫn nguyên văn câu chuyện từ báo Tuổi Trẻ là như vậy. Tuy nhiên càng đi sâu vào tình tiết sự việc thì mới hé lộ rằng những người trong sự việc trên có liên quan đến vụ lừa đảo tiền ảo Bitkingdom khét tiếng.

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Bitkingdom là gì và thủ đoạn lừa đảo như thế nào nhé.

Bitkingdom là gì?

Bitkingdom là tên gọi của một tổ chức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2015 và tự coi là một trung tâm cộng đồng toàn cầu, cung cấp cho những thành viên tham gia sứ mệnh trao quyền cho cộng đồng – kết thúc nghèo và được trang bị một hệ thống giao dịch rất chuyên nghiệp.

Bitkingdom được giới thiệu như là một hệ thống có sự khớp lệnh giữa 2 nhân tố đó là người cho và người nhận lại, bao gồm nhiều gói sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn tham gia.

Cụ thể, tối thiểu 1 bitcoin khoảng 10 triệu đồng thời điểm đó và sau đó sẽ nhận lại lợi nhuận 1%/ tháng, lợi nhuận tháng 30%/ tháng. Khi bạn càng đầu tư nhiều tiền thật để đổi về nhiều tiền ảo thì lợi nhuận của bạn càng cao.

Không khác gì mô hình đa cấp Ponzi, Bitkingdom lợi dụng việc lôi kéo những người thiếu hiểu biết. Bằng việc chia phần trăm hoa hồng cho những thành viên mới tham gia và kêu gọi được người tham gia, sàn tiền ảo này ngày càng đông người chơi hơn.

Đọc thêm:

Bitkingdom là gì?

Bitkingdom là gì?

Những mâu thuẫn tồn tại trong chính những lời quảng cáo của Bitkingdom

+ Bitkingdom nó không phải mô hình đa cấp?

Nói chung thì Bitkingdom nó còn hơn cả đa cấp nữa, nó còn là mô hình siêu đa cấp với tiền hoa hồng trực tiếp cho người trước rủ rê người đi sau nạp tiền vào hệ thống, gần như hệ thống hoạt động không đầu tư vào bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào để sinh ra tiền mà chỉ lấy tiền của người sau trả cho người đi trước.

+ Bitkingdom không phải ngân hàng?

Nói ra thì Bitkingdom còn hơn cả ngân hàng nữa vì nó là nơi mà mọi người đóng tiền vô và ăn lãi suất trên đó từ người đi sau trả cho người đi trước, với ngân hàng thì lãi suất là 0,5% tháng thì nó khác ngân hàng ở chỗ là 30% tháng siêu lợi nhuận cho những người đi trước.

+ Bitkingdom không phải một công ty vì không có chủ ?

Điều buồn cười và nghịch lý đó chính là ông chủ của Bitkingdom dù cho là tổ chức hay cá nhân thì tiền của mọi người vẫn nằm trong sự kiểm soát của tổ chức này.

+ Bitkingdom là nơi mọi người giúp đỡ lẫn nhau ?

Nói chung thì đây chỉ là những lời có cánh và hào nhoáng mà thôi thực sự mà nói thì tất cả những lợi nhuận hay tiền đều có lợi cho người đi trước và những người vào sau đóng vào cho những người đi trước được hưởng.

Tìm hiểu thêm:

Bitkingdom sập như thế nào?

Khi không còn người tham gia, số tiền người bỏ vào nhỏ hơn số tiền bán ra, Bitkingdom cuối cùng đã sập và chỉ còn là một website bị lỗi và không thể phục hồi, số tiền trong đó hoàn toàn bị mất mà người chơi chẳng biết tìm ai để đòi.

Một nạn nhân của Bitkingdom cho biết đã bị bạn bè lôi kéo vào sàn này với những lời có cánh rằng sẽ giàu to. Sau đó người này đổ hết tiền của vào chơi và chưa được 1 năm thì sàn sập. Không những trong tay không còn một đồng mà còn thêm một đống nợ, gia đình ly tán, những khoản vay liên tục tìm đến và xiết nợ.

Đọc thêm: Statum global coin – SCAM thị trường crypto hoạt động được…7 tháng

Đầu tư 10 triệu đồng thành 1 triệu USD sau 3,5 năm!

Mới đây, 25 nhà đầu tư đồng loạt ký tên gửi đơn đến Báo Thanh Niên tố cáo về chiêu trò tiền tỉ của trang web Bitkingdom. Cụ thể, theo bà H.T.T.N (Q.Tân Bình, TP.HCM), từ tháng 4 – 6.2016, nhóm nhà đầu tư này được L.Đ.N (được xem là thủ lĩnh của hệ thống Bitkingdom) mời đi dự sự kiện giới thiệu Bitkingdom đã tồn tại ở nhiều nước trong mấy chục năm nay và giúp rất nhiều người thoát nghèo, trở thành người giàu có từ sự hỗ trợ của cộng đồng.

Hệ thống Bitkingdom đưa ra khẩu hiệu “Trao quyền cho cộng đồng – Chấm dứt nghèo” kêu gọi mọi người đầu tư 10 triệu đồng, sau 3,5 năm lên 1 triệu USD. Tin vào lời mời của L.Đ.N, bà H.T.T.N và nhiều người đã bỏ tiền mua Bitcoin (BTC) rồi chuyển vào sàn Bitkingdom, không rút lãi hằng tháng mà cộng dồn vào vốn, tiếp tục xoay vòng đầu tư.

Ở thời điểm bấy giờ, giá Bitcoin khoảng 13 – 14 triệu đồng/BTC, bà H.T.T.N đã bỏ ra khoảng 3,6 tỉ đồng để mua 264 BTC.

Tương tự, một thành viên khác là bà N.T.T.N (Đắk Nông) kể: “Mấy anh em trong nhà gom góp tiền tích cóp và còn vay mượn người quen để mua 80 BTC. Giờ mất trắng! Không những vậy, người trong gia đình còn căng thẳng với nhau”.

Theo bà N.T.T.N, từ tháng 8.2016, L.Đ.N cùng đồng bọn thực hiện chuyển đổi đồng BTC sang đồng BKC do họ tạo ra với tỷ lệ 1 BTC = 1 BKC.

Sau đó, nhóm L.Đ.N mở một kế hoạch tuyên truyền quảng bá đồng AUREUS (AUR) được sử dụng trong Vương quốc Bitkingdom trên toàn cầu và chuyển đổi từ BKC sang AUR (giá 1 AUR từ 50 – 100 USD). Sau khi chuyển đổi sang AUR, nhóm L.Đ.N thực hiện xóa website bitkingdom.com.

Giá của AUR cũng giảm mạnh về 0,5 USD/AUR và khi giới đầu tư phản ứng mạnh, L.Đ.N đã tổ chức các buổi gặp và trấn an mọi người bằng cách “vẽ” ra các dự án phát triển cho đồng AUR sẽ tăng giá trị trong tương lai.

Nhóm L.Đ.N kêu gọi mọi người tham gia mua thêm AUR với giá 0,5 USD và trả cổ tức hằng tháng. Các nhà đầu tư được xoa dịu và tham gia vào mà không biết đây là cú lừa cuối cùng vét sạch tiền của mọi người. Sau 3 tháng nhận cổ tức với giá trị rẻ mạt của đồng AUR, nhóm L.Đ.N kéo dài thời gian trả cổ tức và khóa trang AUREUS.com, tẩu thoát.

Những người đã bỏ tiền tỉ vào Bitkingdom nêu trên đến từ nhiều nơi như TP.HCM, Quảng Trị, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông… Trong đó, có ông N.N.T (Q.Gò Vấp, TP.HCM) mua đến 498 BTC tham gia hệ thống Bitkingdom và mất toàn bộ số Bitcoin này tính theo giá trị hiện tại hơn 107 tỉ đồng.

Chỉ riêng 25 người nêu trên, số tiền tích cóp, vay mượn đưa ra mua tổng cộng 2.637 BTC, tương đương khoảng 37 tỉ đồng. Còn tính đến ngày 16.8, giá Bitcoin tăng lên 20 lần, tương đương số tiền của họ trị giá hơn 725 tỉ đồng thì toàn bộ đều bốc hơi.

“Chỉ mới tính sơ 25 nhà đầu tư của nhóm đã thiệt hại hơn 700 tỉ đồng, trong khi số người tham dự mạng lưới này trên toàn quốc ước tính khoảng 32.000 người, thiệt hại khoảng hàng ngàn tỉ đồng”, bà H.T.T.N chia sẻ.

Bitkingdom đánh vào lòng tham của nhà đầu tư ham lợi nhuận nhưng không tìm hiểu kỹ

Bitkingdom đánh vào lòng tham của nhà đầu tư ham lợi nhuận nhưng không tìm hiểu kỹ

Đó chỉ là một trong số hàng chục nghìn nạn nhân mà sàn Bitkingdom tạo ra, hậu quả để lại cực kỳ lớn. Các đống nợ khổng lợ là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và khiến nền kinh tế Đất Nước tổn thất nghiêm trọng.

Các hình thức lừa đảo khác

Trên thực tế, hàng loạt trang web, tổ chức đa cấp lừa đảo vẫn diễn ra thường xuyên với các chiêu trò liên tục thay đổi khôn lường, phụ thuộc vào tình hình thị trường đang “chuộng” cái gì. Chẳng hạn trước đây là tiền ảo thì hiện nay đang chuyển hướng sang kênh cổ phiếu quốc tế, thị trường ngoại hối(forex)…

Như mô hình Crowd1 đang kêu gọi giới đầu tư tham gia được quảng bá là mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết chia sẻ đám đông, 80% nguồn doanh thu có được dùng để chia sẻ cho những thành viên phát triển cộng đồng.

Crowd1 có 4 gói đầu tư gồm từ 99 – 3.500 euro (EUR), nhà đầu tư tham gia sẽ nhận được lượng cổ phiếu của 2 công ty con của Crowd1 là Affilgo (ký hiệu A, có giá khởi đầu là 2 EUR) và Miggster (ký hiệu là M, giá khởi đầu là 0,5 EUR), 2 công ty vận hành theo mô hình game và casino. Mô hình Crowd1 có 5 loại hoa hồng dành cho nhà đầu tư theo mô hình đa cấp và được chi trả gồm 80% EUR và 20% cổ phiếu A, M,…

Thực chất, mô hình hoạt động của Crowd1 là đa cấp theo hình thức ponzi (người vào sau trả tiền cho người trước kèm theo lãi hoặc hoa hồng cao).

Hay tại Việt Nam, trong tuần vừa qua, Công an tỉnh Bình Phước đã đưa ra khuyến cáo người dân nêu cao cảnh giác, không tham gia nạp tiền vào ứng dụng thanh toán hộ có tên Myaladdinz. Để tham gia ứng dụng, người dùng đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời phải nạp vào tài khoản của mình số tiền ít nhất là 100 USD (gần 2,4 triệu đồng) để sử dụng. Số tiền khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành “gem”, mỗi “gem” tương ứng với 1 USD.

Về cách thức sử dụng, người dùng khi thanh toán hóa đơn bằng “gem” sẽ được ứng dụng này hoàn trả 80% “gem” khi giao dịch hoàn thành chứ không hoàn lại bằng tiền. Một trường hợp khác là người dùng không cần mua bán gì, chỉ cần dùng tiền thật để mua “gem” (tức là nạp tiền vào tài khoản) rồi sau đó dùng “gem” đổi ra “điểm” (hay còn gọi là Poinst) để nhận lãi từ 0,2 đến 0,1% điểm mỗi ngày.

Người tham gia nếu giới thiệu được nhiều người khác cùng sử dụng ứng dụng thì sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp.

Về bản chất, ứng dụng Myaladdinz đang lấy tiền của người sau trả cho người trước và khi không có người tham gia mua “gem” nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ khó có thể lấy lại số tiền đã đầu tư…

Năm 2016, Báo Thanh Niên có bài Chơi hụi xuyên quốc gia cảnh báo về mô hình Bitkingdom lừa đảo. Mới nhất vào cuối tháng 6.2020, Báo Thanh Niên cũng có loạt bài Sập bẫy tiền ảo về đường dây kinh doanh tiền ảo lừa đảo và nhiều nhà đầu tư đã mất toàn bộ tiền tham gia… Thế nhưng cứ hết dây này bị vỡ lại có mô hình khác xuất hiện…, kéo theo nhiều người sập bẫy tiền tỉ…

>> Xem thêm Eagle Rock Global (ERG) là gì? ERG có phải 1 trò lừa đảo đa cấp quen thuộc?

Cách phòng tránh những dự án lừa đảo

Tiền về đều đặn hôm nay không có nghĩa là ngày mai tiền sẽ về.

Và đây là nguyên nhân của rất nhiều bạn mất tiền ở dự án đầu tư tài chính, các bạn không biết cách kiểm tra dự án đã đi bao lâu, các bạn không biết kiểm tra thông tin dự án đó có đúng như những gì người ta nói hay không và có nhiều bạn biết nhưng vẫn bất chấp.

Nếu biết cách kiểm tra dự án đi được bao lâu, bạn sẽ hạn chế việc “trâu chậm uống nước đục”, bạn sẽ tính toán được cuộc chơi của bạn có về đích hay không đối với các dự án mà theo kiểu Ponzi hoặc lừa đảo. Nếu không may đầu tư vào những dự án như vậy cũng đở thiệt hại hơn đúng không nào?

Nếu biết kiểm tra hệ sinh thái của dự án thì bạn sẽ biết được dự án có thực sự nghiêm túc hay không và có thể loại bỏ được những dự án vớ vẩn.

Tôi sẽ đưa những câu hỏi mà bạn nên đặt ra khi kiểm tra một dự án và các bạn sẽ hiểu lý do tại sao việc đó lại quan trọng như vậy.

Luôn đặt câu hỏi Tại sao? trước mỗi dự án mời gọi các bạn đầu tư:

– Câu 1: Muốn đầu tư bao nhiêu cũng được, mua bao nhiêu gói cũng được.

– Câu 2: Cam kết lãi suất cố định từ 10% tới 30% tháng hoặc hơn.

– Câu 3: Có thể tái đầu tư liên tục để tạo ra lãi suất kép.

– Câu 4: Nhiều loại hoa hồng giới thiệu nhiều % và … (đặc biệt là nhị phân)

– Câu 5: Không cho phép huỷ gói đầu tư và thu hồi vốn.

– Câu 6: Tạo ra loại tài sản (Coin – Token) biến động giá dễ thao túng

– Câu 7: Mới ra mắt tổ chức sự kiện liên tục hoành tráng mấy trăm mấy nghìn người

– Câu 8: Giới Hạn Thu Nhập – Giới Hạn Convert – Giới Hạn Bán – Giới Hạn Rút Tiền.

– Câu 9: Tặng Quà Đắt Tiền Sang Chảnh như Điện Thoại, Máy Tính, Xe Cộ, Nhà Đất cho NDT hoặc Leader.

Hãy luôn là một nhà đầu tư thông minh! Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.