Nhờ vào bản chất phi kiểm soát và phi tập trung mà Bitcoin thường được người ta nhắc đến như một công cụ hữu hiệu chống lại sự tịch thu từ chính quyền. Các tin tức gần đây ở một Hong Kong đang chịu “chia cắt”, lại một lần nữa, làm nổi bật những tính chất này của Bitcoin.
Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh đã chủ động đóng băng một số tiền lên đến 9 triệu Đô Mỹ được quyên góp từ khắp nơi nhằm hỗ trợ phong trào biểu tình ở Hong Kong. Đây có lẽ là phương pháp khá thông dụng và có hiệu quả nhất mà các bộ máy chính quyền thường áp dụng khi muốn kiểm soát các cuộc biểu tình hoặc phản loạn. Tuy nhiên, trong một thế giới đã có sự hiện hữu của Bitcoin thì xem ra tính hiệu quả của phương pháp này đã giảm đi đáng kể.
Tầm quan trong của Bitcoin khi các nguồn tiền bị “đóng băng”
Theo thông tin được báo cáo từ South China Morning Post, cảnh sát Hong Kong vừa thực hiện đóng băng một quỹ có tổng giá trị là 70 triệu Đô Hong Kong (tương đương 9 triệu Đô Mỹ) của những người biểu tình. Bài báo này được xuất bản ngay sau khi 4 nhà hoạt động tự do vừa bị bắt với tội danh rửa tiền.
Được biết, số tiền quỹ bị đóng băng này thuộc về sự quản lý của Liên minh Spark. Đây là nhóm liên minh từng hoạt động để hỗ trợ những cá nhân bị thương hoặc bị bắt trong quá trình biểu tình chống đối chính quyền sở tại trong nhiều tháng qua. Liên minh Spark này nguồn gốc được thành lập từ khi phong trào Dù vàng tại Hong Kong bùng nổ vào năm 2016. Trong 6 tháng của cuộc biểu tình gần đây nhất, tổ chức này đã kêu gọi thành công được số quỹ ủng hộ với giá trị hơn 9 triệu Đô Mỹ.
Chính quyền Hong Kong mặt khác tuyên bố rằng các nhà hoạt động tự do của tổ chức này đã sử dụng số tiền trên cho nhiều hoạt động phi pháp và tận dụng cho mục đích cá nhân. Một số hoạt động phi pháp mà phía chính quyển Hong Kong nêu ra có thể kể đến việc mua các công cụ hỗ trợ người biểu tình (mặt nạ chống hơi cay, tia la-de, và mũ phòng hộ). Ngoài ra, cảnh sát còn tuyên bố tìm được rất nhiều bằng chứng khẳng định các đối tượng này còn đã rút ra các gói bảo hiểm cá nhân đắt đỏ để dung cho chính bản thân.
Trong khi đó, liên minh Spark cũng cho biết thông tin quỹ của họ đang bị đóng băng là có thật. Tuy nhiên, đại diện của bên này đã thẳng thừng khẳng định rằng họ chỉ sử dụng tiền quỹ vào các mục đích hợp pháp đúng như dự định và chối bỏ tất cả cáo buộc từ phía cảnh sát. Trên trang Facebook của mình, họ phát biểu:
“Chúng tôi lên án sự cáo buộc này từ phía cảnh sát Hong Kong khi họ đưa ra những tuyên bố là chúng tôi dính líu đến các hoạt động phi pháp như là rửa tiền. Điều này đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín và danh dự của tổ chức chúng tôi.”
Dẫu vậy, một nguồn tin khác cũng nhắc đến việc ngân hàng HSBC đã khóa vô thời hạn tài khoản của tổ chức này với cùng lý do từ phía cảnh sát Hong Kong, là sử dụng không nhất quán với mục đích đăng ký bao đầu.
Cả 2 sự kiện này phục vụ như một lời nhắc công chúng về sự quan trọng của Bitcoin trong hiện tại. Bởi vì đơn lẽ, Bitcoin không thể dễ dàng bị “đóng băng” như vậy bởi bất cứ tổ chức nào do tính phi kiểm soát của nó. Hoặc là ví Bitcoin cũng không thể bị “khóa” do một tổ chức nào đó, đơn phương, cảm thấy hoạt động của người dùng không nhất quán.
Nếu nhìn lại thực tế, Bitcoin đã từng được sử dụng để vượt qua chính những rào cản này trong quá khứ. Cụ thể, vào năm 2011 với vụ lùm xùm đình đám WikiLeak, những cá nhân đứng sau trang web này đã phải chuyển qua Bitcoin khi các ngân hàng và những nền tảng dịch vụ đã quay lưng và hủy bỏ mọi giao dịch với họ. Từ đó đến nay, tính ra nguồn quỹ họ thu về Bitcoin đã cán mức 2.9 triệu Đô Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là liệu Hong Kong sẽ đi con đường tương tự?
Nguồn: NewsBTC
Tổng hợp theo Vnrebates