“Đằng sau mỗi câu chuyện thành công trong nghề trading là những trang tự sự dài đằng đằng về sự đấu tranh, sự nghi ngờ bản thân, và hành trình vượt lên như thế nào trên con đường Trading for a living – Giao dịch để kiếm sống.”, theo Patrick Munnelly – trader full-time với 15 năm kinh nghiệm.
Giao dịch để kiếm sống để được tự do tài chính, được làm việc ở bất cứ đâu… là “giấc mơ” của hầu hết anh em khi bước chân vào “cuộc chơi” đầy khắc nghiệt này. Vậy, để biến giấc mơ ấy thành hiện thực anh em cần có những tố chất đặc biệt gì và đáp ứng những điều kiện cần nào để chạy đường dài với thị trường và thực sự kiếm sống từ nó?
Chịu được áp lực vô hình
Những “tân binh” với vào nghề dễ dàng bắt gặp và bị thuyết phục bởi những lời lẽ mật ngọt về việc biến tài khoản $100 thành $1 triệu trong 1 năm. Đương nhiên, điều này không phải hoang đường và thậm chí nhiều trader hàng đầu còn có những thành tích đáng kinh ngạc hơn nữa.
Nhưng anh em phải chấp nhận rằng con số đó vô cùng ít ỏi (chiếm 10%-20% thậm chí ít hơn) so với 80-90% trader “rơi rụng dần dần” và buộc phải “rửa tay gác kiếm” chuyển sang ngành nghề an toàn hơn.
Không thể phủ nhận giao dịch để kiếm sống có nhiều điểm tích cực và sức hấp dẫn vô cùng lớn nhưng đó không phải là tấm vé mơ ước mà nhiều người trông đợi.
Khác với các ngành nghề truyền thống khác, thu nhập ở trading là thứ không thể đo lường trước đó mà tùy vào LỢI THẾ và điều kiện thị trường có thể thắng lớn hoặc án binh bất động.
Do đó, để trading full-time anh em sẽ phải đặt toàn tâm trí vào trading và điều này sẽ tạo ra những áp lực vô hình để trang trải cuộc sống. Những áp lực này lại đôi khi kéo theo những hành động mất kiểm soát.
Vì vậy, anh em muốn dấn thân vào giao dịch để kiếm sống, cố gắng rèn luyện sức chịu đựng những áp lực vô hình đó để tăng trưởng bền vững và tránh được những sai lầm chết người từ những phương pháp ăn xổi muốn làm giàu nhanh chóng như liều mình all-in hoặc cố tình mạo hiểm xoay sở theo chiều hướng thị trường bằng cách tăng volume hedging/martingle mà thiếu các phương pháp quản lý hiệu quả.
Xem thêm: Chân dung 1 Pro-trader – Những tố chất và kỹ năng gì tạo nên sự khác biệt?
Có “đủ” vốn và duy trì hiệu suất giao dịch hàng tháng
Không nhất thiết cần thật nhiều tiền mới có thể Giao dịch để kiếm sống nhưng trước khi quyết định dấn thân anh em nhất định phải xác định được những vấn đề liên quan đến vốn như sau:
Chi phí để duy trì cuộc sống cá nhân là bao nhiêu?
Việc đầu tiên để sống là ước lượng số tiền cần phải có mỗi tháng để trang trải cuộc sống cá nhân, từ đó biết mình cần kiếm đều đặn bao nhiêu tiền từ hoạt động trading. Để trở thành trader giỏi anh em cũng cần quản lý tốt tài chính cá nhân (có thể áp dụng các phương pháp quản lý 6 chiếc lọ, quy tắc 50/20/30…).
Nguồn vốn để trading từ đâu?
Một điều mà mọi trader chuyên nghiệp đều khuyến cáo là chỉ đầu tư số tiền anh em có thể mất mà không ảnh hưởng đến cuộc sống tài chính của mình. Nguồn vốn để trading có thể là tiền tiết kiệm, tiền thừa kế hay gì gì nhưng nhất định không phải tiền đi vay. Nếu anh em không lường trước được vấn đề này những khi bất ổn sẽ dễ dàng lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần chồng chất hoặc thậm chí là tán gia bại sản.
Duy trì hiệu suất giao dịch hàng tháng như thế nào?
Hiệu suất giao dịch hay lợi nhuận mà chiến lược của anh em có khả năng kiếm được sẽ cho biết anh em cần bao nhiêu vốn. Nhìn chung, những siêu sao giao dịch sẽ có lợi nhuận hàng tháng là 10-15% còn theo kinh nghiệm từ nhiều trader thì con số 5-7% là khá tốt rồi. Tuy nhiên, không phải tháng nào cũng giống tháng nào, sẽ có tháng tăng và cũng có tháng giảm.
Đó là sự thật hiển nhiên nhưng nhiều trader thiếu kinh nghiệm vẫn tin vào viễn cảnh làm chủ được thị trường một cách nhẹ nhàng hay lóa mắt với mức lợi nhuận không tưởng 200% mỗi tháng.
Ví dụ: Với hiệu suất giao dịch 10%/tháng và anh em muốn kiếm 10 triệu/tháng thì số vốn cần bỏ ra là 100 triệu còn với hiệu suất 5%/tháng thì anh em cần số vốn là 200 triệu.
Một khi chấp nhận thực tế về số phần trăm lợi nhuận tiềm năng, anh em phải đối mặt với một thực tế thậm chí còn khắc nghiệt hơn: khó có thể đủ trang trải cuộc sống với số vốn ít ỏi.
Ngay cả khi đã có đủ vốn, anh em vẫn có nguy cơ đối mặt với những áp lực và thách thức từ chính hiệu suất giao dịch. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đặc biệt là khi thua lỗ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giao dịch. Hiện tượng tâm lý này rất khó định lượng và đòi hỏi anh em cần cố gắng cân bằng.
Xem thêm: Công cụ quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất lợi nhuận của tài khoản
Anh em có sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại để dấn thân vào Giao dịch để kiếm sống?
Trước khi toàn tâm toàn ý coi trading là nghề “kiếm cơm chính” để trở thành một trader chân chính, anh em cần suy nghĩ kỹ càng về những rủi ro từ quyết định của mình.
Cuộc sống của 1 trader full-time có thể giúp anh em thoát khỏi sự trói buộc của công việc văn phòng hàng ngày, nhưng với nhiều người công việc không chỉ là việc họ phải làm hằng ngày, mà nó còn là đời sống xã hội cũng như cơ hội để bản thân họ cảm thấy mình đang tồn tại.
Anh em có chấp nhận dành nhiều thời gian bên máy tính và hạn chế phần nào tiếp xúc với xã hội cũng như được sự nhìn nhận từ những người xung quanh? Trading không chỉ mang đến cho anh em sự tự do, mà còn tặng kèm cả sự cô độc!
Xem thêm: 5 lầm tưởng về giao dịch trader cần “buông bỏ” để thành công
Lời cuối
Giao dịch để kiếm sống chắc chắn sẽ là một quãng đường vừa xa vừa dài và để bước đi trên đó với tư cách một trader chân chính anh em cần có trong tay các điều kiện cần thiết như sự nghiêm túc, tư duy tốt, có khả năng quan sát, phân tích và phán đoán giỏi cộng với khả năng chịu áp lực lớn.
Một khi đã trang bị đủ những điều kiện trên, con đường giao dịch để kiếm sống đang rộng mở đón anh em đó!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ