VNREBATES

10 bước bắt đầu đầu tư kiếm lợi nhuận thụ động

28.02.2019, 20:02 5 phút đọc

Đầu tư đơn giản là bạn để tiền làm việc cho mình, để bạn không cần làm thêm hay tăng ca để kiếm thêm thu nhập. Có rất nhiều cách để đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, forex,…tuy nhiên bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, với loại hình đầu tư nào. Sau đây, VnRebates xin chia sẻ với bạn 10 bước đơn giản để học cách đầu tư hiệu quả.

tin forex
10 bước đơn giản để học cách đầu tư

10 bước cơ bản để học cách đầu tư

Bước 1: Kiểm tra tình hình tài chính

Nếu bạn bắt học cách đầu tư mà không kiểm tra tình hình tài chính của mình thì cũng giống như bạn nhảy vào hồ bơi không đáy mà không hề có phao vậy. Tiền sinh hoạt phí, mua sắm, ăn nhậu với bạn bè,…hay những khoản tiền không lường trước có thể làm giảm số tiền bạn dành để đầu tư. Nhưng may mắn thay bạn không cần một số tiền quá lớn để đầu tư.

Bước 2: Học những kiến thức cơ bản

Bạn không cần trở thành một chuyên gia tài chính để học cách đầu tư, nhưng bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để đưa ra ra những quyết định đầu tư chính xác hơn. Bạn có thể bắt đầu học cách đầu tư bằng việc phân biệt cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…Bạn cũng cần tìm hiểu những kiến thức tài chính căn bản như cách mua bán, quản lý danh mục,…Bạn có thể học những kiến thức trên bằng cách đọc sách của những nhà đầu tư thành công như Warren Bufett, William O’neil,…hoặc các nguồn kiến thức trên Internet.

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

Bước 3: Đặt mục tiêu

Khi bạn đã có một quỹ tiền riêng để đầu tư và đã học những kiến thức căn bản, đây là lúc bạn cần đặt ra những mục tiêu đầu tư cho mình. Mặc dù tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn kiếm được tiền, nhưng mỗi người có những hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau. Mức độ an toàn, lợi nhuận… là những yếu tố đáng để kể đến.  Điều đó phụ thuộc vào độ tuổi, vị trí xã hội, điều kiện cá nhân của bạn. Một quản lý 35 tuổi sẽ có những nhu cầu khác so với một người 65 tuổi vừa về hưu.

Bước 4: Xác định khả năng chấp nhận rủi ro

Sẽ ra sao nếu bạn lỗ một khoản lớn trong tống số tiền đầu tư? Trước khi quyết định kênh đầu tư nào thích hợp với mình, bạn cần biết mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận. Mức độ chấp nhận rủi ro phụ thuộc vào độ tuổi, mức lợi nhuận mong muốn và mục tiêu tài chính của bạn.

Bước 5: Xác định kiểu đầu tư

Nếu bạn đã biết khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân cũng như đã học những kiến thức đầu tư cơ bản, đây là lúc bạn cần tìm cách đầu tư của riêng mình. Với những người mới học cách đầu tư có thể mức độ chịu đựng rủi ro và mục tiêu không ăn khớp với nhau. Khi mà bạn mong muốn lợi nhuận lớn nhưng không chấp nhận được rủi ro cao, bạn có thể lựa chọn cách đầu tư cẩn trọng hơn. Bằng cách đầu tư 70-75% tiền vào các kênh đầu tư với mức độ rủi ro thấp như trái phiếu,…với số tiền còn lại bạn có thể đầu tư vào các chứng khoán blue chip. Trong khi đó, thông thường các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ đầu tư 80-100% tiền vào cổ phiếu.

Bước 6: Tìm hiểu các chi phí

Nó cũng không kém phần quan trọng để tìm hiếu các khoản chi phí đầu tư, nhất là những nhà đầu tư bắt đầu với một số vốn khiêm tốn vì nó có thể làm giảm lợi nhuận của bạn.Ví dụ, khi bạn giao dịch chứng khoán bạn phải trả tiền hoa hồng cho công ty môi giới, hay khi bạn mua chứng chỉ quỹ bạn phải trả chi phí quản lý quỹ,…

Bước 7: Tìm một nhà môi giới hay người cố vấn

Chọn một nhà cố vấn tài chính là một lựa chọn quan trọng. Để chọn được một người thích hợp  phụ thuộc vào thời gian bạn sẵn sàng bỏ ra để đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn cũng như những yếu tố để đánh giá khả năng của người đó cũng như sự uy tín, thời gian họ dự định dành cho bạn và những dịch vụ đi kèm sau đó,…

Bước 8: Chọn kênh đầu tư

Bây giờ chúng ta sẽ đến một phần vô cùng thú vị là chọn kênh đầu tư cho danh mục của bạn. Nếu bạn là một nhà đầu tư cẩn trọng thì danh mục của bạn chủ yếu là những chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận với độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, hay các chứng chỉ quỹ,…Chìa khoá ở đây là sự phân bổ tài sản và sự đa dạng hoá. Phân bổ tài sản có nghĩa là bạn cần cân bằng rủi ro và phần thưởng bằng cách chia tài sản theo 3 loại: cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Bằng cách đa dạng hoá các loại tài sản khác nhau bạn sẽ tránh được các vấn đề phát sinh khi đặt tất cả trứng vào một giỏ.

Bước 9: Rèn luyện cảm xúc

Đừng để sự sợ hãi hay tham lam hạn chế lợi nhuận hay thổi phồng thua lỗ của bạn. Như một nhà đầu tư dài hạn, bạn không nên để những biến động ngắn hạn gây nên sự hoảng loạn. Sự tham lam có thể dẫn đến nhà đầu tư giữ danh mục quá lâu với hy vọng giá cao hơn nữa, trong khi thậm chí giá đang có xu hướng giảm. Sự sợ hãi có thể khiến nhà đầu tư bán một khoản đầu tư quá sớm hoặc ngăn chặn nhà đầu tư bán khi đang thua lỗ. Nếu danh mục đầu tư khiến bạn thao thức cả đêm thì bạn nên xem lại cách đầu tư của chính mình, khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân đến đâu để lựa chọn hướng tiếp đầu tư thận trọng hơn.

Bước 10: Cân nhắc và điều chỉnh

Bước cuối cùng trong hành trình đầu tư của bạn là kiểm tra lại danh mục đầu tư. Một khi bạn đã thiếp lập một chiến lược phân bổ tài sản của riêng mình, bạn có thể nhận thấy rằng tỷ trọng các loại tài sản thay đổi trong quá trình cả năm. Đơn giản là vì giá trị thị trường của các loại chứng khoán trong danh mục của bạn đã thay đổi. Điều này có thể sửa đổi một cách dễ dàng thông qua việc tái cân bằng danh mục của bạn.

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

Tổng hợp bới VnRebates
Theo Investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.