Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra thất bại cho các trader chính là giao dịch ngược với xu hướng, không có xu hướng hoặc giao dịch với xu hướng yếu. Ngược lại, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi xu hướng có cường độ mạnh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết về việc làm cách nào để có thể giao dịch theo xu hướng. Sau đây là những nội dung mà chúng ta sẽ cùng thảo luận:
Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra thất bại cho các trader chính là giao dịch ngược với xu hướng, không có xu hướng hoặc giao dịch với xu hướng yếu. Ngược lại, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi xu hướng có cường độ mạnh.
Sự sắp xếp có kiểm soát giữa những lần giá đi theo xu hướng và những đợt pullback (sóng hồi) sẽ tạo ra những vùng cung cầu mạnh, giúp trader dự đoán được những lần bật ra của giá khi chạm vào các vùng này.
Trong khi đó, chúng ta rất khó dự đoán thị trường trong xu hướng yếu. Nếu các thanh nến và những đợt pullback diễn ra theo cách mất kiểm soát, khó đoán thì cơ hội giao dịch thành công tại các vùng cung cầu sẽ bị giảm thiểu theo.
Giá di chuyển theo 4 giai đoạn:
Khi các tay to và dòng tiền lớn hấp thu dần các lệnh mua bán nhỏ lẻ, quá trình tích lũy được hình thành. Nếu quan sát trên biểu đồ, bạn sẽ thấy quá trình này được biểu thị dưới dạng một phạm vi giao dịch đi ngang, xuất hiện sau một xu hướng tăng/giảm mạnh trước đó.
Phạm vi giao dịch là cách gọi khi giá di chuyển đi lên đi xuống giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Lúc này, thị trường không có xu hướng nào rõ ràng mà chỉ bật qua bật lại trong một khu vực nhất định.
Tóm lại, ở giai đoạn tích lũy, những gì mà chúng ta nhìn thấy trên biểu đồ sẽ là:
Theo thời gian, đám đông sẽ nhận ra cách giá di chuyển theo quy luật trên. Từ đó, sẽ có rất nhiều trader vào lệnh mua khi giá ở gần mức hỗ trợ và bán xuống nếu giá di chuyển lên mức kháng cự. Đương nhiên hành động đó sẽ khiến giá tiếp tục bật qua bật lại trong phạm vi của mình.
Thật ra không có gì đảm bảo rằng các cặp tỷ giá sẽ quay đầu ngay khi chạm vào các vùng hỗ trợ/kháng cự. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ rằng khi giá đã giảm một thời gian và tiếp cận vùng đáy cũ, rất có khả năng phe bán đã kiệt sức và tạo điều kiện để phe mùa vùng lên đẩy giá tăng cao.
Có 3 cách vào lệnh khi thị trường tích lũy, bao gồm:
3 cách vào lệnh trên được minh họa bởi hình dưới đây.
Khi giao dịch trong điều kiện thị trường tích lũy, bạn cần phải quan sát thêm biểu đồ ở các khung thời gian lớn hơn. Chẳng hạn nếu bạn giao dịch trên biểu đồ m5 mà ngưỡng dưới phạm vi giao dịch trên biểu đồ m5 lại trùng với một vùng hỗ trợ trên biểu đồ ngày thì điều này sẽ giúp tăng xác suất thành công khi vào lệnh mua.
Cần nhớ rằng nếu bức tranh thị trường ở khung thời gian lớn hơn là tăng thì những xu hướng giảm trong khung thời gian nhỏ có thể bị chặn đứng lại. Bạn có thể xem ví dụ trong hình minh họa dưới đây để hiểu hơn.
Trong ví dụ minh họa này, chúng ta thấy một chiến lược giao dịch vô cùng hợp lý đó là tìm cơ hội mua khi giá tiến về vùng hỗ trợ trên khung thời gian lớn và vào lệnh nếu thị trường có tín hiệu phá vỡ trên khung thời gian giao dịch nhỏ hơn.
Giai đoạn tăng/giảm giá sẽ là giai đoạn dòng tiến lớn đẩy giá đi lên hoặc đi xuống một cách quyết liệt. Đây là khi xu hướng được hình thành, thể hiện thông qua việc thị trường tạo các đỉnh và đáy cao hơn (xu hướng tăng) hoặc đỉnh và đáy thấp hơn (xu hướng giảm), các sóng tăng và giảm xen kẽ nhau.
Nhìn chung, giai đoạn này bao gồm các dấu hiệu nhận biết sau:
Bây giờ, sau khi giá đã tăng được một khoảng thời gian dài thì thị trường phải rơi vào giai đoạn “nghỉ ngơi nhẹ” bởi vì những ai có đang có lời sẽ muốn chốt ngay khoản lời đó về túi minh và những người bán thì lại đang lăm lé bán xuống vì mức giá quá hấp dẫn.
Xu hướng cũng có nhiều dạng và nhiều mức độ, bao gồm:
Chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 mức độ xu hướng trên trong phần tiếp theo
Trong xu hướng mạnh như vậy, các trader theo chiến thuật giao dịch pullback sẽ gặp khó bởi thị trường di chuyển một mạch mà không có đợt điều chỉnh nào, giá chỉ đi lên cao và cao hơn (xu hướng tăng) hoặc đi thấp hơn rồi thấp hơn nữa (xu hướng giảm). Do đó, chiến lược tốt nhất trong tình huống này là chiến lược phá vỡ (breakout).
Chúng tôi có một bài tập, bạn hãy tự mình phân tích tình huống dưới đây:
Lấy trường hợp trong một xu hướng tăng thông thường, bên mua vẫn là bên kiểm soát thị trường và vẫn có áp lực bán. Áp lực bán này bao gồm cả những người đang muốn chốt lời lẫn những người ở ngoài đang tìm cách vào lệnh bán. Điều tương tự cũng diễn ra trong một xu hướng giảm thông thường.
Trong trường hợp này, giá thường thoái lui về đường EMA 20 và đây là các cơ hội để bạn giao dịch theo xu hướng. Đặc điểm của các đợt thoái lui và điều chỉnh này là chúng có khối lượng thấp, phạm vi di chuyển hẹp và có bóng nến dưới ngắn (nếu là thoái lui trong xu hướng tăng) và bóng nến trên ngắn (nếu là thoái lui trong xu hướng giảm).
Tiếp theo, bạn hãy tự phân tích biểu đồ bên dưới
Trong xu hướng tăng, khi giá đã đi lên cao, các tay to sẽ tìm cách thu lợi nhuận bằng cách bán ra và người mua chính là các trader thiếu hiểu biết. Tương tự trong xu hướng giảm, giá giá đã xuống thấp, các tay to cũng sẽ chốt lệnh và người vào lệnh bán ở đây cũng là các trader thiếu kinh nghiệm.
Tất cả các giai đoạn chúng tôi đề cập trước đó, bao gồm giai đoạn tích lũy và giai đoạn tăng/giảm giá đều chỉ để phục vụ lợi ích của các tay to trong giai đoạn phân phối và giai đoạn kết thúc sau đó.
Dưới đây là hình ảnh của giai đoạn thứ tư của chu kỳ giá.
Xu hướng tăng chính thức kết thúc khi thị trường đang đi lên thì lại tạo ra hai đỉnh thấp hơn và hai đáy thấp hơn.Tương tự xu hướng giảm kết thúc khi giá đang đi xuống nhưng sau đó lại tạo ra hai đỉnh cao hơn và hai đáy cao hơn.
Tổng hợp bởi VnRebates