Pullback là một chuyển động giá di chuyển ngược xu hướng thị trường. Đây là một biến động giá tạm thời trước khi quay trở lại xu hướng chính của thị trường. Cùng tìm hiểu tất cả những kiến thức xung quanh giao dịch pullback và cách giao dịch nâng cao với hướng dẫn bằng biểu đồ chi tiết nhất!
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về chiến lược giao dịch Pullback nâng cao với các điểm thảo luận sau:
Pullback là một chuyển động giá di chuyển ngược xu hướng thị trường. Đây là một biến động giá tạm thời trước khi quay trở lại xu hướng chính của thị trường. Pullback đôi khi được gọi là Correction – điều chỉnh hoặc Retracement – thoái lui. Pullback xảy ra khi giá di chuyển ít nhất một thanh bar theo hướng ngược lại của xu hướng.
Có một số lợi ích khi giao dịch pullback như sau:
Pullback yếu dẫn đến sự tiếp tục của xu hướng hiện có
Trong một xu hướng tăng, các đặc điểm chính của 1 pullback mạnh như sau:
Pullback yếu sẽ không bao gồm các tính chất trên. Pullback mạnh dẫn đến:
Có HAI LOẠI Pullback chính:
Trong một xu hướng mạnh, bạn sẽ thấy các đợt Pullback ngắn hạn với giá di chuyển đi ngang và biên độ thấp. Và bởi vì pullback quá hẹp nên rất khó để bạn có thể vào lệnh, thay vì vậy thì bạn có thể giao dịch theo Breakout hoặc tìm điểm vào lệnh ở khung giờ thấp hơn.
Điều này diễn ra như thế nào? Tức là khi Khi xu hướng tiếp tục, giá đã đi xa khỏi điểm dừng lỗ và các trader nhỏ lẻ bắt đầu chốt lời để giảm rủi ro. Thị trường sẽ pullback và đi ngang sideways. Nhưng một khi bên mua tự tin rằng người bán sẽ không thể đảo ngược xu hướng, họ sẽ mua lại với mức dừng lỗ gần hơn.
Trong một xu hướng khoẻ (nằm giữa mức Mạnh và Yếu) thì giá có thể điều chỉnh nhưng lại có thể di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính luôn, và ta tạm gọi đó là Pullback đảo chiều
Biểu đồ trên cho thấy bên bán đang cố gắng thể hiện sự thống trị của mình, nhưng không nhận ra rằng bên mua vẫn mạnh mẽ, người mua thường quay trở lại thị trường ngay trước khi người bán tự tin trở lại.
Các pullback phức tạp thường xảy ra khi giá bước vào giai đoạn Tích Luỹ với bất kỳ hình dạng nào. Sau đó, giá sẽ vẫn được củng cố trong một thời gian trước khi tiếp tục xu hướng. Không ai thực sự biết giá sẽ được củng cố trong bao lâu trước khi di chuyển trở lại. Bên dưới là một trong những mô hình tiếp diễn:
Dưới đây là một số hướng dẫn để xác định khi nào pullback sẽ kết thúc để giúp trader giao dịch pullback hiệu quả hơn. Khi giá hướng tới 1 các mốc sau:
“Conservative” được coi là lối giao dịch thận trọng và nhẫn nại, lợi nhuận ít hơn 1 ít nhưng đảm bảo được mức rủi ro an toàn hơn, mức Stop Loss cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, “aggressive” thể hiện lối chơi hăng máu, hiếu chiến hơn.
Nếu 1 trader cứ thích giao dịch tại các điểm đảo chiều mà không cần chờ tín hiệu xác nhận khi giá quay lại test, thì anh ta ắt hẳn là kẻ “máu chiến”, việc vào lệnh ngay tại điểm cuối giao dịch Pullback có thể có nhiều lợi thế về tỷ suất lợi nhuận, nhưng nhược điểm là bạn sẽ chịu rủi ro lớn hơn với điểm Stop Loss của mình.
Cùng xem ví dụ bên dưới:
Pullback D-E được xem là bước test kỹ thuật của mức giá B – mốc có xảy ra giai đoạn sideways trong một xu hướng tăng.
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng mức B đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ này, vì:
Bằng cách chờ đợi giá tích luỹ tại mức hỗ trợ, có thể bạn sẽ phải bỏ lỡ vài cơ hội vào lệnh nếu giá đi quá nhanh, tuy nhiên điều này lại cứu bạn khỏi nhiều biến động mạnh của thị trường.
Điều quan trọng cần lưu ý, là điểm vào lệnh cao hơn mức F chưa chắc đã bất lợi hơn so với vào lệnh tại mức E. Trước hết, việc giá tích luỹ dưới mức F cho thấy nhiều tín hiệu xác nhận hơn về khả năng đảo ngược hơn.
Cùng xem xét biến thể khác của ví dụ trên
Biểu đồ trên cho thấy chính xác hậu quả mà bạn cần tránh khi chờ giá tích luỹ. Lần này, pullback D-E hơi khác biệt.
Chúng ta sẽ không có cách nào biết trước được thị trường sẽ chọn mức nào (B, C, E, hay F) trong bất kỳ tình huống nào, tốt nhất là không nên vào lệnh khi chưa có thêm sự rõ ràng. Thị trường không phải lúc nào cũng có những thông tin bổ sung này, nên bạn cần phải KIÊN NHẪN
Với trader theo trường phái “Cẩn thận (Conservative)” thì có thể vào lệnh Buy trên mức G và đặt Stop Loss dưới mức F chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Có nhiều cách để vào lệnh với pullback. Dưới đây là một số kỹ thuật có thể sử dụng:
Các mẫu đảo ngược thể hiện sự từ chối mức giá cao hơn / thấp hơn, rất hữu ích cho việc vào lệnh như: pin bar, engulfing và outside bar …
Thiết lập Pullback cho Day trading (Giao dịch trong ngày)
Chúc bạn giao dịch theo Pullback thành công!
Tổng hợp bởi VnRebates