Bài viết này sẽ thảo luận chi tiết về chiến lược giao dịch theo Trendline đầy đủ và nâng cao với các nội dung sau:
- Tầm quan trọng của việc vẽ các đường trên biểu đồ của bạn.
- Đường Trendline
- Các quy tắc vẽ đường Trendline
- Cách xác định tầm quan trọng của chiến lược giao dịch theo Trendline
- Kênh xu hướng
- Chiến lược giao dịch theo Trendline
- Vào lệnh dựa trên Trendline
Tầm quan trọng của các đường vẽ trên biểu đồ của bạn:
Các đường trên biểu đồ của bạn không là ngẫu nhiên, mà luôn kể một câu chuyện. Chúng cho thấy:
- Mức tăng hoặc giảm trong xu hướng giá,
- Cảnh báo khi thị trường đạt đến điểm mua quá mức hoặc bán quá mức trong một xu hướng,
- Hiển thị phạm vi giao dịch,
- Chỉ ra điểm cân bằng
- Giúp dự báo các mức hỗ trợ hoặc kháng cự khi giá có điều chỉnh.
Và luôn nhớ không bao giờ chỉ dựa duy nhất vào các tín hiệu của đường trendline để giao dịch, mà cần cân nhắc tất cả các tín hiệu và yếu tố khác để xem xét đầy đủ về hành động thị trường
Có 3 yếu tố cần quan tâm khi xác định giá đang ở đâu trong 1 xu hướng là
- Chuyển động giá,
- Khối lượng giao dịch
- Mối quan hệ giữa Chuyển động giá – khối lượng
Chiến lược giao dịch theo Trendline là gì?
Động lượng của một chuyển động giá tăng được phản ánh trong sự đi lên hoặc xuống của các thanh trên biểu đồ. Tuy nhiên, mắt thường của chúng ta không phải lúc nào cũng thấy và đo lường chính xác những dao động này vì giá không bao giờ tuân thủ theo 1 nguyên tắc nào cả, luôn có những bất thường, có thể là rất nhỏ trong quá trình chuyển động. Do đó, việc sử dụng Trend Lines cho mục đích này rất hữu ích.
Hai hình bên dưới cho thấy ví dụ về trendlines
- Đường hỗ trợ hoặc đường cầu – Trendline Support là đường xác định góc tăng của một bull swing và đi qua hai điểm hỗ trợ liên tiếp. Ví dụ: Đường A-C, D-1 ở trên HÌNH 1
- Đường kháng cự hoặc Đường cung – Trendline Assistance là đường xác định góc giảm của 1 bear swing và đi qua hai điểm kháng cự liên tiếp (đỉnh của các đợt tăng giá). Ví dụ: Đường I-K và I-6 trong HÌNH 2
- Đường vị trí quá bán là đường được vẽ song song với đường cung hoặc đường kháng cự và đi qua điểm hỗ trợ đầu tiên xen giữa hai đỉnh tăng liên tiếp trong một Trendline giảm. Ví dụ: – Đường J-L trong HÌNH 2. Lưu ý J là điểm hỗ trợ đầu tiên xen giữa hai đỉnh liên tiếp, I và K.
- Đường vị trí quá mua là đường được vẽ song song với đường hỗ trợ và đi qua điểm kháng cự đầu tiên xen giữa hai điểm hỗ trợ liên tiếp trong Trendline tăng. Ví dụ: Đường B-E trong HÌNH 1
Quy tắc vẽ đường Trendline
- Vẽ một đường Trendline mới bằng cách nối điểm bắt đầu của xu hướng với điểm swing hợp lệ.
- Điều chỉnh đường Trendline khi hành động giá diễn ra
#1 Vẽ một đường Trendline mới bằng cách nối điểm bắt đầu của xu hướng với điểm swing hợp lệ.
Điều này có nghĩa là chúng ta không thể vẽ một đường Trendline mới mà không có điểm swing hợp lệ. Trước hết, phải có bằng chứng về một Trendline. Có nghĩa là, để đường Trendline tăng được vẽ phải có ít nhất hai mức thấp và mức thấp thứ hai cao hơn mức thứ nhất
#2. Điều chỉnh đường Trendline khi hành động giá diễn ra
Ví dụ, trong trường hợp giá tăng, góc tăng của đường trendline có thể đều trong một thời gian và sau đó trở nên mạnh mẽ hơn khi lực cầu ban đầu được thêm và thay thể mạnh bởi những người mua mới. Vì điều kiện thị trường thay đổi, ta phải điều chỉnh các đường Trendline ban đầu để phù hợp với mức tăng mạnh mới được thiết lập.
Điều chỉnh trendline mới khi thị trường tăng nhanh hơn
Điều chỉnh trendline chậm hơn khi trendline cũ dốc hơn bị phá vỡ
Phân tích Trendline trên biểu đồ
- Biểu đồ trên cho thấy, sau khi giá bật lại tại mức (B), chúng ta có thể thấy hai đỉnh đầu tiên được xác định rõ ràng tại (A) và (C). Theo đó, nếu chúng ta vẽ một đường thẳng qua đỉnh tại (A) và (C) sẽ giúp xác định giới hạn gần đúng của các đợt tăng giá tiếp theo.
- Tuy nhiên, giá có thể tăng vượt qua đường cung với mức độ mạnh với 1 cây nến rõ ràng hoặc khối lượng giao dịch cao đột biến, hoặc cả 2. Cuối cùng, giá ở mức E-F đã phá vỡ đường cung, vì cả nến và khối lượng đều tăng rõ ràng.
- Upswing ở mức G cho phép chúng ta thiết lập đường hỗ trợ Trendline E-G đại diện cho góc tăng hoặc tốc độ tăng tốc của giai đoạn đầu tiên trong lần tăng giá này. Mở rộng đường trendline này sang bên phải, ta thấy rằng sau khi sự gia tăng tạm thời được tăng tốc bởi sự tăng vọt từ G, thì giá lùi về phía hỗ trợ này như 1 phản ứng điều chỉnh bình thường. Nếu giá giảm hơn, chúng ta có thể hy vọng giá sẽ giữ hoặc xung quanh đường hỗ trợ này – G-H.
- Sau khi giá bật tăng từ mức H, chúng ta phải điều chỉnh lại đường hỗ trợ Trendline vì đà tăng ngày càng tăng. Mức 1 phản ánh giai đoạn mới của sự tang giá. Giá nhận được hỗ trợ từ đường hỗ trợ mới – chạy qua mức 1-2,
Cách xác định mức độ quan trọng của đường Trendline
- Số lần chạm trên đường Trendline: càng lớn, càng có ý nghĩa. Một đường Trendline đã được test thành công 5 lần rõ ràng là quan trọng hơn so với đường Trendline chỉ được chạm ba lần
- Yếu tố thời gian, một đường Trendline đã có hiệu lực trong chín tháng có tầm quan trọng hơn hiệu lực trong chín tuần hoặc chín ngày.
- Góc của đường đi lên và đi xuống, một Trendline rất sắc nét với độ dốc cao rất khó để duy trì và có thể bị phá vỡ.
Kênh Xu hướng
Đôi khi, động lượng được tạo ra bởi các lực cung và cầu sẽ trở nên rõ ràng đến mức phát triển một khu vực hoạt động được xác định rõ. Nghĩa là, các sóng mua và bán xen kẽ tạo thành một đường dẫn giá hoặc kênh giá có giới hạn trên và dưới dễ dàng được xác định bởi một loạt các đỉnh và đáy giới hạn trong các đường song song hoặc gần như song song.
Vẽ kênh xu hướng rất đơn giản.
- Trong một xu hướng tăng, đầu tiên, hãy vẽ đường hỗ trợ hoặc đường cầu cùng với mức thấp (A – C).
- Sau đó vẽ một đường từ đỉnh đầu tiên (B), song song với đường A-C. Cả hai đường di chuyển lên bên phải, tạo thành một kênh.
- Nếu đợt tăng tiếp theo tăng và lùi khỏi đường song song B tại điểm D thì một kênh xu hướng có thể tồn tại.
- Nếu giá giảm trở lại chạm đường A-C ban đầu, tại điểm E, thì có thể có một kênh xu hướng tồn tại.
Điều tương tự cũng đúng với một Trendline giảm, nhưng tất nhiên theo hướng ngược lại
Trong xu hướng tăng, đường cung đóng vai trò là mua quá bán, giá sẽ đảo ngược khi chạm đường này. Đường trendline hỗ trợ đóng vai trò đường quá bán.
Sử dụng Trendline trong giao dịch:
Việc sử dụng các đường Trendline thường hữu ích trong việc đánh giá các mốc, tại đó giá:
- Được hỗ trợ về chạm vào;
- Gặp mức kháng cự khi giá tăng;
- Tình trạng quá mua và quá bán trong kênh
- Để tiếp cận một vị trí giao dịch quan trọng trong hành trình của giá từ mức này sang mức khác.
- Đường Trendline cũng giúp bạn thấy trước khả năng thay đổi xu hướng sắp xảy ra trước khi nó thực sự diễn ra
Việc vi phạm đường Trendline thường xuyên có nghĩa là lực cung hoặc cầu trước đây có hiệu lực hiện đang trở nên cạn kiệt. Điều này có thể có nghĩa là hành động giá đang thay đổi mức phát triển của mình, hoặc có thể có nghĩa là Trendline chắc chắn có nguy cơ bị đảo ngược.
Chiến lược giao dịch theo Trendline
Có thể là sai lầm nếu bạn quyết định vào lệnh mua hoặc bán 1 tài sản chỉ vì giá của nó đã phá vỡ vào 1 thiết lập kỹ thuật. Điều quan trọng cần xem xét là CÁCH đường trendline bị vi phạm và các điều kiện thị trường làm cho sự thay đổi đã xảy ra.
Chất lượng của việc mua hoặc bán tại và xung quanh điểm phá vỡ sẽ quyết định việc vi phạm đường Trendline đã thiết lập có thể là:
- bằng chứng của sự thay đổi giá tiếp theo, theo hướng đột phá ,
- hay chỉ có nghĩa là thay đổi tạm thời – đột phá sai.
Đối với đột phá, giá cần đóng cửa trên hoặc dưới đường Trendline
Một giao dịch ngược lại cần được thực hiện để kiểm tra lại đường Trendline
Tổng hợp bởi VnRebates