ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
Khóa học Price Action Chuyên sâu

Chiến lược giao dịch theo Breakout nâng cao

Nếu thị trường đang có xu hướng mạnh mẽ, bạn không có khả năng bắt kịp xu hướng nếu chờ đợi pullback bởi vì giá chỉ đi mà không quay đầu lại. Vậy, bạn có thể làm gì? Vâng, bạn có thể giao dịch theo breakout, chắc chắn rồi.

Trải nghiệm Tài khoản Premium, độc quyền cho thành viên VnRebates
Trải nghiệm ngay

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về Chiến lược giao dịch theo breakout (đột phá). Các phần được hướng dẫn trong bài viết bao gồm:

  1. Chiến lược giao dịch theo breakout là gì?
  2. Ưu và nhược điểm giao dịch theo breakout
  3. Khi nào nên tránh giao dịch theo breakout?
  4. Làm thế nào để tìm thấy giao dịch theo breakout xác suất thành công cao?
  5. Hành động giá cho thanh nến breakout
  6. Làm thế nào để vào lệnh trong giao dịch theo breakout?

Chiến lược giao dịch theo breakout là gì?

Breakout (đột phá) có nghĩa là những chuyển động đâm xuyên lên trên kháng cự hoặc chuyển động đâm thủng hỗ trợ bên dưới. Nơi diễn ra các đột phá bao gồm:

  1. Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên là sự phá vỡ đỉnh và đáy nến trước đó
  2. Swing low và swing high gần nhất (hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn)
  3. Hỗ trợ và kháng cự chính
  4. Đường xu hướng hoặc đường trung bình

Lợi ích của chiến lược giao dịch theo breakout:

giao dịch theo breakout có một số lợi ích sau:

  1. Momentum (động lượng) đi cùng với bạn: Các giao dịch theo breakout cho phép bạn tận dụng được lợi thế từ momentum của thị trường.
  2. Bắt kịp với các xu hướng lớn – Nếu giao dịch theo pullback, bạn sẽ gặp bất lợi là có thể giá không có đợt pullback (đợt hồi) nào dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên với chiến lược giao dịch theo breakout, bạn không bao giờ phải lo lắng về việc điều này.

Nhược điểm của Chiến lược giao dịch theo breakout:

Nhược điểm của chiến lược giao dịch theo breakout là chúng ta có thể gặp phải một đột phá giả và rơi vào bẫy của thị trường.

Khi nào chúng ta nên tránh giao dịch theo breakout?

  1. Không giao dịch theo breakout khi thị trường cách xa Hỗ trợ / Kháng cự (S / R) và có ngưỡng cản ngay bên trên hoặc bên dưới.
  2. Không giao dịch theo breakout mà không có vùng giá tích lũy trước khi phá vỡ.
  3. Không giao dịch theo breakout khi cú đột phá đang chống lại áp lực đang kiểm soát thị trường.

Không giao dịch theo breakout khi thị trường cách xa Hỗ trợ hoặc Kháng cự (S / R) Tại sao?

Bởi vì bạn không có một lý do logic nào để biết mình nên đặt stop loss ở đâu. Ngay cả khi bạn có thể tính toán mức đặt stop loss hợp lý thì giao dịch kiểu này cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ risk/reward kém hấp dẫn. Bạn chấp nhận quá nhiều rủi ro chỉ để đổi lấy một phần thưởng nhỏ. Chúng ta có thể chia giao dịch theo breakout làm 3 loại, dựa trên vị trí đặt stop loss như sau:

Đột phá giả (False break), Tease Break và Đột phá đúng

Để trả lời được câu hỏi có nên vào lệnh khi có đột phá hay không, chúng ta phải quan sát biểu đồ rất kỹ.

Sự khác nhau về quá trình tích lũy trước khi đột phá không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vào lệnh mà còn ảnh hưởng đến nơi đặt stop loss. Cách tuyệt vời để giao dịch theo breakout được thể hiện trong Tình huống 3 trên đây. Trong ví dụ này, chúng ta thực sự thấy được những ưu điểm của quá trình tích lũy trước đó. Đột phá có thể vẫn thất bại ngay sau đó, nhưng vì stop loss đặt gần nên rủi ro của bạn là không cao.

Không giao dịch theo breakout khi không có vùng tích lũy

Trader đang có lợi nhuận sẽ chốt lời tại mức swing high gần nhất để nắm chắc số tiền vào tay. Đồng thời, những người bán cũng đang tìm cách vào lệnh sell tại những mức swing high như thế. Và kết quả là:

Áp lực bán được nhân đôi, đến từ cả những trader đang giữ vị thế mua lẫn những trader đứng ngoài chực chờ cơ hội bán xuống. Khi có rất nhiều áp lực bán tại cùng một khu vực, rất có thể, cú breakout sẽ thất bại nếu trước đó không có khu vực tích lũy

Không đi ngược lại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên khung thời gian cao hơn

Làm thế nào để tìm các giao dịch theo breakout xác suất thành công cao?

Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, đây là những tình huống giao dịch theo breakout dễ thành công nhất:

  1. Khi thị trường đang có xu hướng mạnh mẽ.
  2. Khi không có Hỗ trợ / Kháng cự gần đó
  3. Khi thị trường đang hình thành vùng tích lũy tại khu vực Hỗ trợ và Kháng cự
  4. Khi thị trường tạo đáy cao hơn ở khu vực kháng cự hoặc tạo đỉnh thấp hơn ở khu vực hỗ trợ

Nếu bạn vẫn chưa hiểu, đừng lo, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết sau đây.

1. Khi thị trường đang có xu hướng mạnh mẽ.

Nếu thị trường đang có xu hướng mạnh mẽ, bạn không có khả năng bắt kịp xu hướng nếu chờ đợi pullback bởi vì giá chỉ đi mà không quay đầu lại. Vậy, bạn có thể làm gì? Vâng, bạn có thể giao dịch theo breakout, chắc chắn rồi.

Lúc này, bạn có thể vào lệnh buy nếu giá vượt qua swing high và đặt stop loss ở swing low gần nhất.

2. Khi không có Hỗ trợ / Kháng cự gần đó

Bạn hãy ngẫm nghĩ đôi chút về điều này: Nếu bạn là người đi sell, vậy thì người mua ở đâu là nhiều và nếu bạn là người bán, người mua ở đâu là nhiều? Đó có phải là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự không?

3. Khi thị trường đang hình thành vùng tích lũy tại khu vực Hỗ trợ và Kháng cự

Tại sao bạn muốn giao dịch theo breakout với vùng tích lũy?

Đây là lý do: Vùng tích lũy sẽ khiến nhiều trader đặt stop loss xung quanh, bên trên và bên dưới khu vực tích lũy. Ngoài ra cũng sẽ có nhiều trader đặt lệnh buy stop tại khu vực này.

Như vậy, khi thị trường thoát khỏi vùng tích lũy, bạn sẽ nhận được một áp lực gấp đôi. Khi giá tăng, các lệnh buy stop và stop loss kết hợp lại sẽ tạo động lực để giá tăng mạnh hơn nữa. Đây là ví dụ:

Khi thị trường tạo đáy cao hơn ở khu vực kháng cự hoặc tạo đỉnh thấp hơn ở khu vực hỗ trợ

Nếu thị trường tạo đáy thấp hơn tại vùng kháng cự, đó là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh của bên mua và có nhiều khả năng thị trường sẽ bùng nổ. Tại sao?

Bởi vì nếu có áp lực bán mạnh ở mức kháng cự, giá đã giảm nhanh chóng rồi. Thực tế diễn biến này cho bạn biết rằng bên mua hiện tại chưa sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra hơn để mua tại mức giá cao và do đó hình thành các đáy cao hơn. Nhìn bề ngoài, nó trông giống như một hình tam giác tăng dần. Đây là một ví dụ:

Tương tự, khi thị trường tạo đáy thấp hơn tại vùng kháng cự, đó là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh của bên mua và có nhiều khả năng thị trường sẽ rơi xuống. Thực tế diễn biến này cho bạn biết rằng bên bán hiện tại chưa sẵn sàng bán tại mức giá thấp hơn và do đó hình thành các đỉnh thấp hơn. Nhìn bề ngoài, nó trông giống như một hình tam giác giảm dần. Một ví dụ:

Thanh nến phá vỡ trong xu hướng tăng có các đặc điểm sau:

  1. Thanh nến phá vỡ cấu trúc thị trường (đường kháng cự).
  2. Khối lượng sẽ tăng đáng kể.
  3. Nếu thanh nến tiếp theo có chiều dài lớn, khả năng xu hướng sẽ tiếp diễn cũng lớn theo.
  4. Đợt hồi đầu tiên xảy ra sau 3 hoặc nhiều thanh nến với khối lượng thấp và nến sẽ có đuôi dưới.

Đột phá và thanh nến đột phá

Thanh nến đột phá sẽ có thân nến dài, đi theo chiều của xu hướng, có đuôi nhỏ hoặc không có đuôi. Thân nến càng lớn thì khả năng đột phá thành công càng cao. Một thanh nến dài đóng cửa trên cao và vượt qua đỉnh cũ. Hành động giá này thể hiện một nỗ lực đi lên nhờ có lực cầu đằng sau. Sau cú break này, thị trường thường nghỉ ngơi hoặc bắt đầu phản ứng, đây là lúc bạn cần tìm kiếm thêm các dấu hiệu khác để xác nhận sức mạnh.

Đột phá và khối lượng

Nếu bạn quan sát thấy một thanh nến dài đi kèm khối lượng lớn, vượt qua đỉnh kháng cự (đường cung), thì khả năng cao là giá sẽ tiếp tục cao hơn. Nếu sau đó, những nến giảm xuống có khối lượng thấp, nó sẽ xác nhận cho tín hiệu tăng giá của chúng ta.

Hãy quan sát nến sau khi đột phá diễn ra

Các trader cần thêm các tín hiệu xác nhận sau khi đột phá diễn ra đó là phải có thêm một thanh nến nữa đi theo chiều của xu hướng. Một cú tăng lên theo sau là một cú tăng lên nữa là dấu hiệu của sự tăng giá.

Đôi khi thị trường sẽ phản ứng ngược lại với sự tăng giá này bằng một thanh nến giảm ngay sau đó, phá xuống đáy nến breakout. Về mặt kỹ thuật, chúng ta đang gặp phải một đột phá giả. Chúng ta gọi đó là đột phá giả bởi vì sau khi breakout, lực mua không nối tiếp lực mua mà thay vào đó là lực bán.

Breakout và Pullback

Bất kỳ đợt pullback khối lượng thấp cũng sẽ cho thấy thành công của cú breakout.

Cụ thể thì làm thế nào để tôi tham gia giao dịch theo breakout?

Thường có 3 cách bạn có thể giao dịch theo breakout.

Chờ đợi nến đóng cửa rồi mới vào lệnh

  1. Đợi nến đóng cửa rồi mới giao dịch sẽ có lợi về mặt tâm lý cho bạn hơn.
  2. Cách này có thể làm giảm tỷ lệ risk/reward của bạn vì thị trường có thể di chuyển một đoạn kha khá trước khi bạn vào lệnh.

Bạn giao dịch breakout bằng lệnh buy stop và sell stop

  1. Giao dịch bằng cách này khó hơn vì bạn không có tín hiệu xác nhận thêm.
  2. Tuy nhiên ưu điểm là bạn có tỷ lệ risk/reward cao hơn vì vào lệnh ngay tại gần điểm đột phá.

Chờ giá quay lại test rồi mới vào lệnh

Sau khi đột phá, giá có thể quay lại để test ngưỡng kháng cự/hỗ trợ. Nếu đợt hồi này có khối lượng thấp, đó cũng là một cơ hội giao dịch cho bạn với tỷ lệ risk/reward khá hấp dẫn.

Tổng hợp bởi VnRebates