Khóa học Price Action Chuyên sâu

Cách phân tích Nến nâng cao (Phần 2)

Trong một xu hướng giảm, bất kì nến từ chối rõ ràng nào từ ngưỡng kháng cự với mô hình pin bar hoặc outside bar hoặc engulfing bar đều là tín hiệu xác nhận ngưỡng kháng cự.

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Trong bài này, ta sẽ điểm qua cách phân tích biểu đồ nến nâng cao. Trong bài này ta sẽ tìm hiểu kĩ các điểm sau đây:

  1. Phân tích biểu đồ nến nâng cao
  2. Hành động giá nào xác nhận các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ?
  3. Hành động giá nào bác bỏ các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ?

Chi tiết về phân tích biểu đồ nến:

Mỗi cây nến kể một câu chuyện mà chúng được phản ánh bởi bên mua bán đang làm hoặc cái mà thị trường đang cố nói cho bạn biết. Hãy sử dụng biểu đồ nến tại các vùng hỗ trợ và kháng cự.

  1. Trong xu hướng giảm, giá thường phá vỡ ngưỡng hỗ trợ
  2. Trong xu hướng tăng, giá thường phá vỡ ngưỡng kháng cự
  3. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường bị phá vỡ khi thị trường tạo một vùng giao dịch biên độ hẹp ở khu vực hỗ trợ/kháng cự.
  4. Các vùng hỗ trợ/kháng cự bị test lại càng nhiều thì càng yếu và dễ bị phá vỡ

Vậy làm cách nào để biết giá sẽ đổi chiều từ ngưỡng kháng cự/hỗ trợ hay phá vỡ chúng (liệu giá sẽ xác nhận hay bác bỏ các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ)?

Sự xác nhận và từ chối giá

Khi gặp kháng cự, ta kỳ vọng giá sẽ đảo chiều (lực cung mạnh hơn lực cầu).

Hành động giá nào thể hiện thị trường không thể vượt qua kháng cự?

  1. Nến bị từ chối rõ ràng từ ngưỡng kháng cự, thể hiện bằng các mô hình Pin bar hoặc Outside bar hay Engulfing bar.
  2. Thị trường mất đà tăng (momentum) khi gặp kháng cự.
  3. Thị trường không thể đóng cửa trên mức kháng cự
  4. Nến có khối lượng thấp khi đến gần vùng kháng cự

Mô hình nến từ chối giá

Nến từ chối đơn (Pin Bar)

Trong một xu hướng giảm, bất kì nến từ chối rõ ràng nào từ ngưỡng kháng cự với mô hình pin bar hoặc outside bar hoặc engulfing bar đều là tín hiệu xác nhận ngưỡng kháng cự.

Cụm nến từ chối giá

Tín hiệu từ chối giá sẽ trở nên tốt hơn nếu có một cụm nhiều nến đang từ chối một vùng giá. Thị trường liên tục tiến tới vùng hỗ trợ/kháng cự nhưng cuối cùng đều thất bại. Khi có một cụm nến không thể đi lên thêm nữa hoặc từ chối từ ngưỡng kháng cự, giá sẽ giảm xuống. Dưới đây là một số ví dụ về các cụm nến từ chối giá tại một vùng.

Nến từ chối nên được xác nhận thêm bởi nến theo sau

Nến tiếp theo nên đi theo hướng đảo chiều để xác nhận tín hiệu từ chối giá từ nến trước đó.

Mất đà (momentum) chính là mấu chốt để phát hiện đảo chiều khi giá tiến gần đến một ngưỡng quan trọng.

    1. Nến nhỏ dần với các màu xanh đỏ xen kẽ nhau, đi kèm với bóng nến cho tín hiệu cả bên mua và bên bán đều đang yếu dầ

n.

  1. Tín hiệu đảo chiều sẽ tốt hơn nếu nến có bóng dài (bóng dưới dài để đảo chiều từ giảm sang tăng và bóng trên dài để đảo chiều từ tăng sang giảm).

Dưới đây là ví dụ đảo chiều từ giảm sang tăng:

Giá không thể đóng cửa trên vùng kháng cự

Bên mua thất bại khi các thanh nến cố gắng đóng cửa trên ngưỡng kháng cự nhưng đều thất bại. Những lần như vậy thể hiện sự áp đảo của bên bán.

Khối lượng (Volume)

Trong xu hướng tăng, nếu giá di chuyển sát đường trendline phía trên (đóng vai trò kháng cự) mà khối lượng lại thấp, điều đó thể hiện rằng ngưỡng kháng cự sẽ được giữ vững bởi vì thị trường không đủ lực mua để tăng lên.

Vùng kháng cự cần lực mua thật mạnh để phá vỡ, mà khối lượng thấp có nghĩa là lực cầu yếu do đó đường kháng cự rất khó bị phá.

Hành động giá nào thể hiện kháng cự sẽ bị phá?

  1. Biên độ nến và volume tăng lên khi gần ngưỡng kháng cự
  2. Giá chạm vào ngưỡng kháng cự và giao dịch xung quanh ngưỡng này, cho thấy lực bán yếu và đã có sự xuất hiện của lực mua.

 

Biên độ nến và volume tăng khi gần ngưỡng kháng cự

Trong một xu hướng tăng, khi giá gần đường trendline trên (đường kháng cự) nhưng lại có khối lượng thấp, nhiều khả năng trendline sẽ được giữ vững vì không có áp lực thay đổi xu hướng (cần có lực mua để phá vỡ kháng cự).

Nếu volume lớn cộng với biên độ giá tăng lớn, khi thị trường tiến đến gần đường kháng cự, đường kháng cự nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ do lực mua là rất mạnh. Lúc này giá sẽ tăng cao hơn. Nếu sau đó giá hồi xuống nhưng với khối lượng thấp, điều này các xác nhận rằng đường kháng cự đã bị phá thực sự.

Giá chạm vào ngưỡng kháng cự và giao dịch xung quanh ngưỡng này, cho thấy lực bán yếu và đã có sự xuất hiện của lực mua.

  1. Giá giữ nguyên (không phản ứng) sau nhịp tăng.
  2. Giá tăng lên với một Vùng giá hẹp qua khỏi ngưỡng kháng cự, Vùng này càng hẹp càng tốt (có thể không quá 50% nhịp tăng trước đó).

Việc giá không thể bị đẩy xa xuống khỏi khu vực nóng (ngưỡng kháng cự) lặp đi lặp lại nhiều lần là một đặc điểm thể hiện rằng bên mua đang vượt trội hơn bên bán. và Việc giữ giá như vậy thường dẫn đến một đột phá giá (breakout). Nếu khối lượng tăng cao liên tục tại vùng kháng cự, breakout chỉ là vấn đề về thời gian.

Tổng hợp bởi VnRebates