Đà giảm của EUR so với đồng USD đang giảm điểm gợi ý việc ECB có thể phải cân nhắc lại. Sự giảm điểm của tỷ giá EUR/USD trong phiên hôm qua là tin tức khá đáng chú ý trong bối cảnh đồng đô la nhìn chung là suy yếu. Đồng tiền chung là đồng tiền mất điểm duy nhất so với USD trong số các đồng tiền của nhóm G10 trong ngày giao dịch hôm qua tại Châu Âu bất chấp sự thiếu vắng các tin tức kinh tế quan trọng từ Eurozone. Với việc có quá nhiều quan chức của ECB nói về khả năng về lãi suất âm và thậm chí là nới lỏng định lượng (QE), thị trường đang bắt đầu nhận ra chính sách khác nhau giữa ECB và Fed và đang coi nhẹ ít nhất là thảo luận tiếp theo về nới lỏng từ ECB tại cuộc họp của Hội đồng Quản trị vào tuần tới. Trong bối cảnh đó, việc công bố chỉ số CPI sơ bộ cho tháng 3 của Đức trong ngày hôm nay sẽ được theo dõi sát sao như là dấu hiệu về chỉ số CPI của Eurozone sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới. (Và bên trong số liệu của Đức, Chỉ số CPI của Saxony luôn nhận được sự chú ý đáng kể như là một trong những chỉ số CPI khu vực đầu tiên được công bố.) Lạm phát của Đức được dự báo giảm xuống mức +0,9% hàng năm từ mức +1,0% hàng năm trong tháng 2. Xét rằng chỉ số CPI của Eurozone cho tháng, được công bố vào thứ Hai, được kỳ vọng giảm xuống mức +0,6% hàng năm từ mức +0,7% hàng năm, việc này có thể tạo thêm áp lực nhất định đối với ECB trong việc nới lỏng tại cuộc họp vào tuần tới và có thể gây bất lợi cho EUR. Nhìn lại thời điểm số liệu này bắt đầu được công bố vào năm 1996, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Eurozone đã biến động cùng chiều với lạm phát 66% của Đức vào thời điểm đó. Tỷ lệ cao nhất cao hơn đôi chút – 73% – trong vòng 5 năm gần đây nhất. Ngoài ra, các bình luận trong ngày hôm nay từ các thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Ignazio Visco và Jens Weidmann sẽ được theo dõi sát sao trước thời điểm diễn ra cuộc họp tuần tới. Thị trường sẽ đặc biệt muốn nghe xem liệu ông Weidmann có mở rộng các bình luận gần đây của mình về khả năng sử dụng lãi suất âm để ngăn không cho đồng euro tăng giá hay không.
Đề tài lớn khác trên thị trường là sự phục hồi của các đồng tiền thuộc thị trường mới nổi. BRL dẫn đầu trong phiên hôm qua với mức tăng ấn tượng gần 2% bất chấp sự xuống cấp gần đây của quốc gia này. Có thể thấy rõ là các nhà đầu tư đang vào lại các giao dịch carry trades (có lẽ là với việc EUR được coi như là đồng tiền tài trợ chăng?) khi niềm tin và tâm lý thích rủi ro quay trở lại. Cuộc khủng hoảng tại Ucraina đã ổn định một cách rõ rệt và có vẻ như không tiến triển thêm, trong khi chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi đôi chút từ các mức thấp nhất của thứ Năm tuần trước, dẫn đến niềm tin gia tăng trong lớp tài sản. Chứng khoán của thị trường mới nổi, chẳng hạn, đã thể hiện tốt hơn chứng khoán của thị trường phát triển trong thời gian gần đây. Rõ ràng là cú sốc của FOMC đã suy yếu và việc tìm kiếm lợi tức lại tiếp diễn. TRY, RUB và ZAR nằm trong số các đồng tiền có lợi tức cao nhất (tập trung vào những gì mà khách hàng cá nhân có thể tiếp cận). Những người mạo hiểm có thể muốn cân nhắc xem xét những đồng tiền này, mặc dù tôi cho rằng RUB nói riêng dễ bị tác động trước các luồng vốn chảy ra trong tương lai.
Qua đêm, việc công bố loạt số liệu vào cuối tháng như thường lệ từ Nhật Bản đã khiến tỷ giá USD/JPY gần như không đổi. Chỉ số CPI quốc gia cho tháng 2 được công bố như mong đợi ở mức 1,5% hàng năm, tăng từ mức 1,4%, trong khi chỉ số CPI của Tokyo cho tháng 3 tăng nhiều hơn kỳ vọng ở mức +1,3% hàng năm so với mức 1,2% được kỳ vọng (mức trước đó: 1,1%). Nhưng trong cả 2 trường hợp, tốc độ gia tăng của chỉ số CPI cơ bản (trừ thực phẩm tươi sống và năng lượng) ở dưới chỉ số CPI tổng thể một khoảng xa – trên thực tế, tại Tokyo, tốc độ gia tăng của CPI cơ bản đã giảm xuống mức +0,4% hàng năm từ mức +0,5%. Do đó, có vẻ như mức tăng đã đề cập trong lạm phát tại Nhật Bản vẫn không nhiều hơn mức tăng trong giá năng lượng, mà rút cuộc đây là thuế được áp cho thu nhập hộ gia đình. Việc kiềm chế thu nhập hộ gia đình sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia và vì thặng dư tài khoản vãng lai là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, nó sẽ khiến cho thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp (tất nhiên là trừ phi đầu tư cũng giảm, mà đây không phải là một dấu hiệu tốt). Do đó, có vẻ như đây là viễn cảnh của đồng yên yếu hơn. Mặc dù vậy, chỉ cần nhìn vào sự gia tăng trong lạm phát tổng thể, trên lý thuyết, nó có thể có lợi cho JPY vì nó có nghĩa là có ít áp lực hơn đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc gia tăng kích thích tiền tệ, nhưng chúng ta sẽ phải đợi đến sau tháng 4 để chứng kiến tác động của sự gia tăng trong thuế tiêu thụ để xác định xem Ngân hàng này có thể sẽ làm gì.
Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, ước tính thứ 3 về GDP cho quý 4 của Anh giữ nguyên ở mức +0,7% hàng quý, chính là ước tính thứ 2. Doanh số bán lẻ của Thụy Điển được dự báo tăng lên trong tháng 2, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Na Uy cho tháng 3 được kỳ vọng không cho thấy thay đổi nào.
Tại Mỹ, thu nhập cá nhân trong tháng 2 được kỳ vọng tăng ở cùng tốc độ như trong tháng 1, trong khi chi tiêu cá nhân được ước tính giảm. Chỉ số giảm phát PCE cơ bản cho cùng tháng, thước đo lạm phát ưu tiên của Fed, được kỳ vọng giữ nguyên ở mức +1,1% hàng tháng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức của Đại học Michigan cho tháng 3 được ước tính tăng lên mức 80.5 từ mức 79.9 trong tháng 2.
Đối với các diễn giả, ngoài 2 diễn giả của ECB đã nhắc đến ở trên, Chủ tịch của Fed tại Kansas City, Esther George sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ.
Cập nhật liên tục tin tức Forex
Cập nhật liên tục tin tức Forex
Nguồn: wp.vnrebates.io