Có sự thiếu hụt vốn ở mức 25 tỷ euro tại 25 ngân hàng, trong khi 12 ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của mình. Hôm Chủ nhật vừa qua, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tiết lộ rằng 13 trong số 130 ngân hàng lớn nhất của Eurozone sẽ cần nâng vốn bổ sung để chống chọi với một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Các kết quả được công bố chưa đầy 2 tuần trước khi ECB đảm nhận vai trò giám sát các ngân hàng lớn của Eurozone vào ngày mùng 4/11 tới đây. Có tổng cộng 25 ngân hàng đã không thể đáp ứng được đánh giá toàn diện về mặt kỹ thuật – bao gồm đánh giá chất lượng tài sản (AQR) và kiểm tra sức chịu đựng trong tương lai của các ngân hàng, nhưng phần lớn trong số các ngân hàng ngày đã thực hiện các bước đi cần thiết nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn của mình. Các cuộc kiểm tra này là một phần của nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin đối với hệ thống tài chính của Châu Âu và tái trấn an các nhà đầu tư và dư luận rằng những tổ chức cho vay của khu vực này đang đứng trên nền tảng vững chắc. Đồng thời, trong một báo cáo khác, Cơ quan Ngân hàng Châu Âu đã công bố các kết quả của cuộc kiểm tra sức chịu đựng năm 2014 nhằm đánh giá sự đàn hồi của các ngân hàng EU trước những diễn biến kinh tế bất lợi, mà ở đó 14 trong số 123 ngân hàng đã không thể đáp ứng được ngưỡng vốn xác định.
Tuy nhiên, theo sau các kết quả, một số nghi vấn vẫn cần phải được giải đáp. Bản đánh giá AQR của ECB đã cho thấy giá trị tồn trữ của tài sản của các ngân hàng tính tới ngày 31/12/2013. Các giá trị này có thay đổi kể từ thời điểm đó không? Các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng không bao gồm rủi ro giảm phát của Eurozone và do đó, tình hình có thể chưa được đánh giá đúng mức và nhiều ngân hàng hơn có thể cần tới vốn. Vì số đông các ngân hàng đã vượt qua cuộc kiểm tra, liệu sẽ có thêm nhu cầu trong vòng phân bổ LTRO (Hoạt động tái cấp vốn dài hạn) thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 12 tới không? Liệu các ngân hàng có bắt đầu cho vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực hay không? Và vẫn còn một trong số những nghi vấn quan trọng nhất cần được giải đáp đó là quy mô của nhu cầu có thể đối với những khoản cho vay này. Các ngân hàng không có động lực để tiếp nhận khoản cho vay của ECB trừ phi họ có thể sử dụng chúng để tạo ra lợi nhuận.
Bất chấp các nghi vấn còn tồn tại có thể sẽ được giải đáp tại cuộc họp vào tuần tới của ECB, đồng euro đã bắt đầu tuần với chênh lệch tăng rất nhỏ so với đồng đô la khi các kết quả đã làm giảm thiểu lo lắng về tình trạng sức khỏe của các ngân hàng trong khu vực. Tôi cho rằng trừ phi tình trạng bất ổn giảm xuống, các yếu tố cơ bản suy yếu được dự kiến sẽ gây áp lực lên đồng tiền này.
Vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, theo tin tức, đồng bạc xanh đã giảm điểm so với gần như mọi đồng tiền mà chúng tôi theo dõi, trừ RUB, có lẽ là do thực tế rằng các đảng ủng hộ phương Tây có vẻ như đang chi phối các cuộc bầu cử quốc hội của quốc gia này hôm Chủ nhật vừa qua.
Các chỉ báo của ngày hôm nay: Sự kiện chính sẽ là kết quả khảo sát Ifo của Đức cho tháng 10. Cả 3 chỉ số đều được kỳ vọng giảm, khớp với sự sụt giảm trong kết quả của cuộc khảo sát ZEW được công bố vào đầu tháng này. Việc này có thể gia tăng bằng chứng rằng đà phục hồi của Đức đang đuối dần và có thể gây áp lực giảm đối với đồng tiền chung. Theo tin tức, nguồn cung tiền M3 của Eurozone được dự báo tăng 2,2% hàng năm trong tháng 9, từ mức 2,0% hàng năm trong tháng 8. Việc này sẽ thúc đẩy mức trung bình động 3 tháng gia tăng nếu số liệu thực tế khớp với dự báo. Ngân hàng Trung ương Châu Âu được kỳ vọng tiết lộ nó sẽ sử dụng bao nhiều tiền vào trái phiếu đảm bảo kể từ khi chương trình bắt đầu vào ngày 20/10.
Được công bố muộn hơn từ Mỹ, chỉ số PMI sơ bộ khu vực dịch vụ cho tháng 10 theo Markit được dự kiến giảm nhẹ nhưng tiếp tục ở mức tương đối cao. Số liệu tổng hợp sơ bộ cũng sẽ được công bố. Doanh số nhà chờ bán cho tháng 9 dự kiến tăng, đổi chiều hoàn toàn so với tháng 8 và khớp với tốc độ hàng năm được dự báo cũng bật lại. Chỉ số sản xuất theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Dallas cũng sẽ được công bố.
Đối với các ngày còn lai trong tuần, tiêu điểm sẽ là quyết định về lãi suất của FOMC và việc công bố dự kiến nhằm chấm dứt chương trình mua tài sản của ủy ban này vào thứ Tư. Theo sau các bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại St. Louis, James Bullard rằng Fed sẽ cân nhắc việc tiếp tục chương trình mua trái phiếu, vẫn còn phải xem liệu Fed có chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng của mình hay không.
Vào thứ Ba, ngân hàng trung ương của Thụy Điển nhóm họp để quyết định về lãi suất chính sách chủ chốt. Theo sau việc Riksbank bất ngờ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào đầu tháng 7 và xét đến việc nền kinh tế của quốc gia này chưa được cải thiện, Ngân hàng này được dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất chính sách chủ chốt của mình thêm 15 điểm cơ bản nữa nhằm thúc đẩy nền kinh tế và chống lại giảm phát. Sau đó tại Mỹ, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 9 dự kiến trở thành tâm điểm chú ý và sẽ bật lại từ mức giảm lớn nhất của nó.
Vào thứ Tư, ngoài quyết định về lãi suất của FOMC, Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng nhóm họp để quyết định về lãi suất chủ chốt của mình. Theo dự kiến, Ngân hàng này sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3,5% và Thống đốc Graeme Wheeler có thể nhắc lại quan điểm của mình rằng tỷ giá hối đoái vẫn chưa được điều chỉnh đúng mức cho phù hợp với giá hàng hóa giảm và rằng mức hiện tại tiếp tục “không được điều chỉnh đúng mức và không ổn định”.
Vào thứ Năm, chỉ số CPI sơ bộ của Đức cho tháng 10 được dự báo tăng từ tháng trước đó. Như thường lệ, sự kiện này sẽ bắt đầu trước đó một vài giờ khi chỉ số CPI cho Saxony được công bố trước chỉ số CPI tổng thể của quốc gia này. Từ Mỹ, chúng ta có ước tính thứ 1 về GDP cho quý 3 được dự kiến cho thấy mức tăng +3,0% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa, giảm so với mức +4,6% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa trong quý 2. Ước tính thứ 1 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, được dự báo giảm so với mức mục tiêu 2% của Fed.
Sau cùng vào thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của mình. Vào thứ Năm tuần trước, Bộ Tài chính Nhật Bản đã bán trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng ở mức lợi tức trung bình là -0,0037%, lần đầu tiên khi mà cuộc bán đấu giá của chính phủ tại Nhật Bản dẫn đến lợi tức âm. Việc này diễn ra như là do chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn do BoJ tiến hành, tạo ra việc thiếu hụt tiền giấy trên thị trường. Do đó, chúng ta có thể chứng kiến hành động tiếp theo từ BoJ. Đối với các chỉ báo, CPI quốc gia cho tháng 9 của Nhật Bản sẽ được công bố, mặc dù như thường lệ, số liệu này không tác động tới thị trường, nhưng nếu được công bố ở mức yếu, nó có thể cho tôi thêm các lý do đối với sự kích thích bổ sung từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Tại Đức, doanh số bán lẻ cho tháng 9 đến hạn công bố. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số liệu thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân cho tháng 9, cũng như chỉ số giảm phát PCE và PCE cơ bản cho cùng tháng.
Cập nhật liên tục tin tức forex.
Nguồn: wp.vnrebates.io