Nowotny vô tình tiết lộ bí mật. Thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Ewald Nowotny đã có sự thừa nhận đáng chú ý trong phiên hôm qua: ông đã lưu ý rằng mặc dù vẫn chưa có quyết định nào về việc mua trái phiếu công ty, nhưng “lo lắng chính của ECB đó là chúng ta có một bảng cân đối kế toán đang thu hẹp. Và vì vậy, tất nhiên điểm cần quan tâm là làm thế nào để đạt được việc tăng trưởng cho bảng cân đối kế toán, điều mà bản thân tôi cho rằng là một việc làm hợp pháp. Trái phiếu công ty là một trong những thị trường vẫn còn bỏ ngỏ cho mục đích này”. Phát biểu này cho thấy các mục tiêu của ECB đã thay đổi như thế nào. Cho đến nay, Ngân hàng này vẫn che giấu các hoạt động của mình nhằm nới lỏng tín dụng và đảm bảo rằng thị trường tiền tệ được lưu thông một cách hiệu quả trong toàn khu vực Eurozone, nhưng Nowotny giờ đây lại nói rằng mục tiêu sau cùng chỉ đơn giản là mở rộng bảng cân đối kế toán. Việc đó xác định khả năng nới lỏng định lượng. Do đó, vấn đề về việc liệu mua trái phiếu công ty có phải là một cách công bằng và hiệu quả để đưa tín dụng tới khu vực tư nhân hay không có ý nghĩa thứ yếu.
Với việc ECB đã phát động chương trình nới lỏng định lượng và Fed chuẩn bị chấm dứt nới lỏng định lượng vào tuần tới, qua đêm đồng đô la đã tăng điểm so với tất cả các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10. Trên thực tế, nó cũng đã tăng điểm so với gần như mọi đồng tiền của thị trường mới nổi mà chúng ta theo dõi (trừ ZAR).
Liệu ECB có thể học hỏi được kinh nghiệm từ tình trạng trì trệ từ Fed và hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu hay không? Tôi cho rằng nó sẽ có thể làm điều đó. Tôi đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ. Tôi đã đưa ra các giả định sau: 1) ECB tăng trưởng bảng cân đối kế toán của mình trở lại mức định trước đó vào cuối năm 2015. 2) Bảng cân đối kế toán của Fed vẫn không đổi. 3) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Anh tiếp tục tăng trưởng bảng cân đối kế toán của mình ở tốc độ hiện tại (mức trung bình cho năm 2014), trong khi 5) Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ tăng trưởng bảng cân đối kế toán của mình gấp đôi tốc độ gần đây vì việc can thiệp khi EUR suy yếu. Kết quả, như được trình bày trong đồ thị, đó là tổng tài sản của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng và ở tốc độ tăng trong năm 2015. Việc này sẽ giúp nền kinh tế cho nền kinh tế toàn cầu – hoặc ít nhất là các thị trường tài chính toàn cầu – phát triển tốt. Nó cũng có nghĩa là khu vực Eurozone và Nhật Bản sẽ là nguồn thanh khoản mới quan trọng, mà việc này ngụ ý rằng EUR và JPY sẽ trở thành các đồng tiền tài trợ chính. Tôi thấy có vẻ như chúng sẽ tiếp tục suy yếu.
Dầu đã có một ngày thảm hại sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo rằng dự trữ dầu thô đã tăng 7,1 triệu thùng trong tuần báo cáo gần đây nhất, tăng hơn gấp đôi mức 3 triệu thùng được dự kiến. Thống đốc OPEC của Libya đã kêu gọi cắt giảm 500.000 thùng/ngày trong sản lượng 30,9 triệu thùng/ngày của OPEC để làm cho lượng cung khớp với lượng cầu hơn. Tuy nhiên, với việc Ả rập Xê út không còn sẵn lòng đóng vai trò là nhà sản xuất quay vòng và giá dầu hiện đã ở dưới đường hòa vốn tài chính đối với hầu hết các quốc gia thành viên OPEC, tôi nhận thấy có ít cơ hội của việc OPEC thực hiện và duy trì bất kỳ sự cắt giảm nào như vậy. Trong mọi trường hợp, OPEC đã ước tính rằng sản lượng sẽ phải được cắt giảm thêm 2 triệu thùng/ngày để ngăn chặn đà giảm của giá dầu. Tôi cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục sụt giảm, kéo các đồng tiền hàng hóa – đặc biệt là CAD – xuống cùng với chúng. Năng lượng chiếm 23% sản lượng xuất khẩu của Canađa.
Tỷ lệ lạm phát quý 3 của New Zealand đã giảm xuống mức 1,0% hàng năm, mức giảm mạnh từ mức +1,6% hàng năm trong quý 2 và nằm dưới kỳ vọng của thị trường là 1,2% hàng năm. Tỷ giá NZD/USD đã ngay lập tức giảm khoảng 50 pip và tiếp tục giảm điểm. Bất chấp việc tỷ lệ lạm phát nằm trong khoảng mục tiêu 1%-3% của RBNZ trong trung hạn, đà giảm về phía đường biên dưới của phạm vi gợi ý ít áp lực hơn đối với RBNZ trong việc tiếp tục nâng lãi suất trở lại.
Các chỉ báo của ngày hôm nay: Hôm nay là ngày của chỉ số PMI. Vòng công bố số liệu bắt đầu tại Trung Quốc, nơi mà chỉ số PMi sản xuất của Trung Quốc theo HSBC đã tăng lên mức 50.4 từ mức 50.2. Thị trường đã kỳ vọng số liệu này không đổi. Tỷ giá AUD/USD đã tăng điểm ở mức đỉnh 15 pip trong thời gian ngắn nhờ tin tức này, nhưng nó đã nhanh chóng giảm điểm, chỉ ra rằng thị trường ngoại hối không cho rằng việc này báo hiệu sự đổi chiều hoàn toàn đối với nền kinh tế của Trung Quốc. Tin tức này cũng không thuyết phục được các thị trường khác khi thị trường chứng khoán của Trung Quốc giảm điểm và đồng Yuan biến động nhẹ. PMI sản xuất của Nhật Bản cũng đã tiếp tục tăng điểm vào vùng dương, nhưng tôi chưa bao giờ trong đời tôi nghe thấy bất kỳ ai nhắc đến PMI của Nhật Bản và trên thực tế, đã không có phản ứng nào từ phía đồng tiền của nước này cho đến 10 phút sau công bố, mà vào thời điểm đó, tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm (có lẽ là cùng với việc thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh diễn ra đồng thời).
Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, các chỉ số PMI sơ bộ của Eurozone, cũng cho tháng 10, được công bố ngay sau khi các số liệu từ Đức và Pháp được công bố. Chỉ số PMI sản xuất của khu vực này được dự kiến bứt xuống dưới ngưỡng 50 lần đầu tiên kể từ tháng 6/2013, trong khi chỉ số PMI sản xuất từ đầu tàu tăng trưởng của nó, nước Đức, được dự kiến trở lại vào vùng thu hẹp và tiếp tục suy giảm. Nếu các chỉ số PMI được công bố yếu kém, nó có thể khiến EUR phải chịu áp lực bán ra.
Tại Na Uy, tiêu điểm sẽ là quyết định về lãi suất chính sách của Norges Bank. Tại cuộc họp gần đây nhất của mình, Ngân hàng này đã bỏ câu nói được đưa vào tuyên bố về việc cần thiết phải cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, một loạt số liệu yếu kém gần đây và việc ngân hàng trung ương này tuyên bố rằng nó sẽ bắt đầu bán đồng tiền ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngân sách gia tăng khiến tôi nghĩ rằng Ngân hàng này có thể duy trì lập trường dễ dàng hơn, đặc biệt là xét đến việc giá dầu sụt giảm trong thời gian gần đây.
Tại Anh, doanh số bán lẻ trừ xăng dầu cho tháng 9 được dự kiến giảm, làm gia tăng loạt số liệu yếu kém gần đây đến từ quốc gia này và có lẽ gây thêm áp lực giảm đối với GBP.
Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 9 sẽ được công bố. Bổ sung vào tình trạng giảm phát hiện tại của Thụy Điển, dự báo về việc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể chứng tỏ bất lợi đối với SEK.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ được mong đợi sẽ tăng trong tuần gần đây nhất, nhưng tiếp tục nằm dưới mức 300.000. Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ theo Markit được dự báo giảm nhẹ, nhưng vẫn sẽ nằm trong số các chỉ số cao nhất trong khu vực công nghiệp. Trong khi đó, chỉ số dẫn đạo cho tháng 9 được dự báo tăng. USD có thể chứng kiến một ngày tốt đẹp trong ngày hôm nay.
Cập nhật liên tục tin tức forex.
Nguồn: wp.vnrebates.io