VNREBATES

Tin tức forex ngày 21/07/2014

28.02.2019, 20:01 7 phút đọc

Điểm nhấn trong tuần sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng dự trữ New Zealandvào thứ năm. Chúng ta kì vọng ngân hàng này sẽ gia tăng lãi suất tiền mặt chính thức của nó thêm 25 điểm lên 3.50%.

TIn tức forex ngày 21/07/2014Chính trị chi phối kinh tế  Dĩ nhiên thị trường sẽ trông chờ vào những sự kiện kinh tế trong tuần này như thường lệ, nhưng mọi sự tập trung đang hướng vào cuộc khủng hoảng ở Ucraina. Cho đến gần đây, thị trường đã lạc quan hơn về tổng thể vấn đề, giả sử việc Nga chiếm đóng Crimea là một tin tức lớn chỉ diễn ra một lần. Tuy nhiên, bây giờ những vấn đề ở Ucraina đang tạo sức ép lên phần còn lại của thế giới và có thể trở nên quan trọng hơn, ngay cả khái niệm, tạo ra các nhân tố cho thị trường nếu xung đột tiếp tục leo thang. Chúng ta chỉ cần nhìn vào biến động hôm thứ năm tuần trước- USD tăng, JPY tăng, trái phiếu kho bạc và trái phiếu Đức tăng, vàng và dầu tăng, chứng khoán và tất cả kim loại công nghiệp giảm – để thấy được những tác động đến thị trường. Cuối cùng chúng ta có thể quay lại với thế giới “từ bỏ rủi ro”.

Cuộc khủng hoảng ở Ucraina đặt ra những vấn đề cho nền kinh tế châu Âu. Theo Berenberg Securities, hàng hóa Đức xuất khẩu đến Nga năm ngoái chiếm 1.3% GDP của Đức, xuất khấu vào Ucraina thêm vào 0.2% số đó. Xuất khẩu vào hai thị trường này đang sụp đổ, xuất khẩu của Đức vào Nga giảm 17% tính theo năm hồi tháng 4, trong khi xuất khẩu vào Ucraina giảm 43%. Vì xung đột vẫn tiếp tục leo thang, dữ liệu cho các tháng tiếp theo có lẽ tồi tệ hơn. May thay, Đức là nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng Euro, và hầu hết các quốc gia khác trong khu vực đồng Euro ít liên quan đến Nga hơn Đức, vì thế điều này không thể đẩy được sự phục hồi vốn đã mong manh của khu vực đồng Euro trở lại khủng hoảng và cũng không thể giúp được gì cho sự phục hồi này. Đồng EUR không bị tác động lớn bởi khủng hoảng ở Crimea nhưng tôi cho rằng sự leo thang căng thẳng này sẽ bất lợi cho EUR.

Tuy nhiên, thiệt hại của nền kinh tế Nga có lẽ lớn hơn nhiều. Anh, Đức và Pháp hôm chủ nhật đã chấp thuận rằng họ sẽ sẵn sàng thông báo quyết định trừng phạt mới tại cuộc họp của Hội đồng Ngoại trưởng châu Âu hôm thứ ba. Vì những bất ổn trong nước và vốn chảy ra nước ngoài thêm vào gánh nặng bị trừng phạt và chi phí chiến tranh, nền kinh tế vốn dĩ đã khó khăn của Nga có thể bị tổn hại lớn hơn, Đồng Rub và thị trường chứng khoán Nga có thể bị thiệt hại nhất thị trường.

Hôm nay:  Lịch sự kiện của thứ hai không có nhiều sự kiện nào quan trọng. Trong suốt ngày châu Âu, tỉ lệ PPI của Đức dự kiến giảm 0.7% theo năm vào tháng 6, so với mức -0.8% theo năm trong tháng năm. Chúng ta cũng có số lượng đơn đặt hàng công nghiệp tháng năm của Ý. Không sự kiện nào tác động lớn đến thị trường.

Báo cáo duy nhất từ Mỹ là chỉ số hoạt động quốc gia Fed Chicago, nhưng không có bất kì dự báo nào được đưa ra.
Không có bất kì diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.

Tuần này:  Điểm nhấn trong tuần sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng dự trữ New Zealandvào thứ năm. Chúng ta kì vọng ngân hàng này sẽ gia tăng lãi suất tiền mặt chính thức của nó thêm 25 điểm lên 3.50%. Trong khi lãi suất tăng được nhiều người kì vọng, dữ liệu lạm phát yếu hơn mong đợi gần đây và sự sụt giảm giá cả hàng ngày có thể giảm áp lực tăng lãi suất cho Ngân hàng dự trữ New Zealand cho đến những tháng sau. Đó là những gì mọi sự tập trung hướng vào. Thống đốc Wheeler sẽ chủ trì một cuộc họp báo sau quyết định về lãi suất của ngân hàng. Vào thứ tư Ngân hàng trung ương Anh công bố biên bản cuộc họp chính sách gần đây. Những bình luận gần đây và những bài phát biểu của các thành viên hội đồng chính sách tiền tệ, cùng với biên bản cuộc họp gần đây, chỉ ra rằng ít nhất vài thành viên đã tiến đến gần hơn với các phiếu bầu bất đồng, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó sẽ đến trong tháng này. Nếu không có những bất đồng, mọi sự tập trung sẽ đổ vào những nhóm quan điểm của các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ và cuộc tranh luận về khi nào sẽ bắt đầu tăng lãi suất.

Các sự kiện khác trong tuần:  Vào thứ ba, chỉ số CPI của Mỹ cho tháng 6 dự kiến không đổi , duy trì mức +2.1% theo năm. Tiền lương trung bình hàng tuần được cho là tăng 2.0% theo năm trong tháng 6, điều này sẽ làm tháng thứ 2 tăng liên tiếp trong một chuỗi các tháng tiền lương thật giảm. Chủ tịch Fed Yellen đã nhấn mạnh rằng tiền lương tăng dưới mức lạm phát gây ra những rủi ro về chi tiêu tiêu dùng. Doanh số bán nhà hiện có cho tráng 6 cũng sẽ được công bố vào thứ ba và dự kiến số liệu sẽ tăng, nhưng dữ liệu nhà thất vọng hôm thứ năm tuần trước có thể đẩy số liệu xuống mức yếu hơn. Tại Úc, CPI quí 2 của quốc gia này dự kiến giảm xuống +0.5% theo quý từ mức +0.6% theo quý. Từ Canada, chúng ta có doanh số bán lẻ cho tháng năm, và từ châu Âu, chỉ số niềm tin tiêu dụng sơ bộ cho tháng 7. Thứ năm: Ngoài cuộc họp chính sách của Ngân hàng dự trữ New Zealand, thứ năm là ngày PMI. Chúng ta có chỉ số PMI sản xuất sơ bộ HSBC của Trung Quốc cho tháng 7 cũng như chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản cùng tháng cùng với cán cân thương mại cho tháng 6 của quốc gia này. Ở châu Âu, chúng ta có chỉ số PMI sơ bộ tháng 7 của khu vực đồng Euro, chỉ sau khi hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực, Đức và Pháp công bố số liệu của họ cùng tháng. Sau đó trong ngày, chúng ta có chỉ số PMI sản xuất sơ bộ sẽ là trọng tâm. Có vài dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang chậm lại, những chỉ số PMI này sẽ giúp xác nhận hoặc điều chỉnh nhận định đó. Cuối cùng vào thứ 6, chúng ta có chỉ số CPI của Nhật, khảo sát IFO tháng 7 của Đức và ước tính đầu tiên GDP quý 2 của Anh. Ở Mỹ, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 6 cũng sẽ được công bố.
Cập nhật liên tục tin tức forex.

Nguồn: wp.vnrebates.io
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.