Thị trường trái phiếu biến động mạnh. Mọi diễn biến thị trường trong phiên hôm qua đều liên quan đến lãi suất của Mỹ. Khó có thể nói điều gì “đã gây ra” những xoay chuyển dữ dội đó bởi vì những biến động đó là dấu hiệu về sự sợ hãi hơn là một phản ứng xác định trước một thông tin đầu vào nhất định. Theo tin tức, phạm vi biến động đối với lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm trong phiên hôm qua là rất lớn, tới 36 điểm cơ bản, mà điều này đặc biệt gây bất ngờ khi bạn cân nhắc tới việc lợi tức trái phiếu chỉ đạt 2,20% vào đầu ngày. Mặc dù vậy, lợi tức thấp ở mức 1,86% chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn và nếu chỉ nhìn vào lợi tức mở cửa và đóng cửa, bạn sẽ không nghĩ rằng có nhiều điều đã diễn ra: Bloomberg ghi nhận lợi tức đóng cửa ở mức 2,14%, giảm chỉ 6 điểm cơ bản (giao dịch tại thời điểm mở cửa phiên hôm nay tại Châu Âu ở mức 2,09%).
Biến động trong lãi suất đối với hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed đã thu hút nhiều sự theo dõi hơn. Lãi suất đối với hợp đồng ngắn hạn kỳ hạn tới tháng 5/2015 không đổi, và kỳ hạn từ thời điểm đó đến tháng 10/2015 biến động nhẹ. Nhưng lãi suất ngụ ý đối với hợp đồng kỳ hạn dài hạn hơn đã giảm 18,5 điểm cơ bản, hay gần bằng cả một đợt nâng lãi suất. Nói cách khác, thị trường đang cân nhắc đến việc Fed sẽ bắt đầu thắt chặt theo lịch trình, nhưng tiến hành ở tốc độ chậm hơn so với dự kiến trước đó.
Tuy nhiên, tôi thực sự nhận thấy một vài điểm tốt đối với biến động thị trường trong phiên hôm qua. Trước hết, thị trường chứng khoán không phản ứng quá mạnh mẽ. Theo tin tức, chỉ số S & P 500 dao động trong phạm vi 2,75%, mà phạm vi này, mặc dù lớn, nhưng không giống với sự kiện 10-sigma mà chúng ta đã chứng kiến trên thị trường trái phiếu. Thứ hai, các thị trường hiện đã chuẩn bị sẵn sàng đối với biến động cao hơn. Nhiều tháng với phạm vi biến động thấp đã đưa mọi người vào trạng thái tự mãn. Giờ đây, có lẽ mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng hơn đối với biến động, mà việc này có ý nghĩa nghịch lý đó là một sự kiện lặp lại ít có khả năng diễn ra hơn.Mặc dù doanh số bán lẻ gây thất vọng của Mỹ có thể làm khởi phát biến động này, nhưng các lý do tiềm ẩn đó là lo sợ rằng nên kinh tế toàn cầu đang giảm tốc, giảm phát đang được duy trì, và quan trọng hơn cả, khả năng rằng các ngân hàng trung ương không còn có thể làm bất kỳ điều gì về nó nữa. Nới lỏng định lượng là hy vọng lớn, nhưng hy vọng đó đã tiêu tan tại Mỹ, có vẻ như hoàn toàn không có tác động nào tại Nhật Bản, và có lẽ là không thể tại Châu Âu. Nếu nền kinh tế toàn cầu giảm tốc và giảm phát duy trì, các ngân hàng trung ương có thể làm gì bây giờ? Huyền thoại về quyền vạn năng của ngân hàng trung ương đang dần mai một. Cùng với đó, khả năng gia tăng rằng Fed sẽ không thể bắt đầu thắt chặt theo lịch trình hoặc, thậm chí nếu có thể, thì có thể nó sẽ phải thắt chặt ở tốc độ chậm hơn so với đã dự kiến. Và kéo theo đó là biến động trong lãi suất hợp đồng kỳ hạn đối với quỹ của Fed.
Quan điểm của cá nhân tôi đó là nỗi sợ hãi đã bị xua tan và đồng đô la sẽ trở lại. Mặc dù đúng là nếu Châu Âu trượt trở lại vào tình trạng suy thoái, thì Fed sẽ không thể thắt chặt nhanh như dự kiến, nhưng tôi vẫn mong họ bắt đầu thắt chặt theo đúng lịch trình. FOMC khiến cho chính sách được triển khai rất chậm, dựa các động thái của mình vào dự báo rộng rãi. Do đó, nó cũng sẽ chỉ thay đổi chính sách một cách rất chậm dãi. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian để ủy ban này thay đổi các kế hoạch hiện tại của mình. Trên thực tế, đó là những gì mà lãi suất hợp đồng kỳ hạn đối với quỹ của Fed đang cho chúng ta thấy. Tuy nhiên, điều đó vẫn hoàn toàn khác biệt so với các quốc gia khác và các đồng tiền khác, nơi mà không hề có thảo luận nào về việc chuẩn hóa lãi suất. Tôi thấy có vẻ như việc đi chệch chính sách thúc đẩy sức mạnh của USD vẫn đang tồn tại, mặc dù tốc độ đi chệch có thể chậm lại. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng giá của đồng đô la cũng có thể chậm lại, nhưng nó sẽ không có nghĩa là thay đổi chiều hướng.
Các chỉ báo của ngày hôm nay: Xét đến việc thị trường đang lo lắng về việc thắt chặt của Fed, tiêu điểm trong ngày hôm nay sẽ là các bài phát biểu bởi 4 quan chức của Fed, từ những người có quan điểm ôn hòa (Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, Narayana Kocherlakota) tới những người có quan điểm cứng rắn (Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia, Charles Plosser). Kocherlakota được đánh giá “1” điểm trên thang điểm từ 1 đến 5 đánh giá mức độ ôn hòa/cứng rắn của Reuters, trong khi Plosser được đánh giá 5 điểm. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Dennis Lockhart và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, James Bullard đều là những người có quan điểm trung lập, được đánh giá “3” điểm, vì vậy, các quan điểm của họ có thể đặc trưng hơn cho toàn bộ FOMC hơn.
Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI chính thức của Eurozone cho tháng 9 và như thường lệ, số liệu được dự báo giống với ước tính ban đầu.
Tại Mỹ, sản lượng công nghiệp cho tháng 9 được dự báo bật lại, sau khi sụt giảm cách đây một tháng. Chỉ số hoạt động kinh doanh của quốc gia này theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho tháng 10 và chỉ số thị trường nhà ở của Hiệp hội các Công ty Xây dựng Nhà Quốc gia (NAHB) cho cùng tháng cũng đến hạn công bố (chỉ số thị trường nhà ở được dự kiến không đổi). Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày mùng 4/10 dự kiến ở mức tương đôi thấp là 290.000. Nếu số liệu thực tế khớp với dự kiến, nó sẽ giúp USD phục hồi.
Từ Canađa, doanh số sản xuất cho tháng 8 được dự kiến sụt giảm, đổi chiều hoàn toàn so với tháng 7.
Ngoài 4 quan chức của Fed, thành viên Hội đồng Quản trị ECB, Luc Coene cũng sẽ phát biểu.
Cập nhật liên tục tin tức forex.
Nguồn: wp.vnrebates.io