Scotland: Tôi đã đề cập trong ngày hôm qua rằng tôi cho rằng việc Scotland tuyên bố độc lập là sai lầm. Quan điểm đó chỉ dựa trên kinh tế học, chủ yếu là kinh tế học tiền tệ. Vấn đề ở đây đó là Anh đã hủy bỏ liên minh tiền tệ với Scotland. Điều đó có nghĩa là nếu quốc gia mới tiếp tục sử dụng đồng bảng Anh, như các nhà lãnh đạo của quốc gia này tuyên bố là sẽ làm vậy, thì nó sẽ là một quốc gia tiếp nhận chính sách tiền tệ của Anh một cách thụ động. Vì vậy, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẽ, họ sẽ thấy chính sách tiền tệ của mình được xác định tại London với việc họ không có quyền đưa ra quan điểm nào về vấn đề này. Và như chúng ta đã học được từ cuộc khủng hoảng từ Eurozone, các quốc gia có chính sách tiền tệ tương tự phải có chính sách tài chính tương tự. Nói tóm lại, họ sẽ từ bỏ quyền kiểm soát các đòn bẩy kinh tế chính của mình để đổi lại điều gì? Một lá cờ chăng? Một ghế tại UN? Và nếu mọi thứ không diễn ra suôn sẻ với họ, nếu chẳng hạn, Tây Ban Nha bỏ phiếu cho việc họ tham gia vào EU: một thảm họa.
Việc bỏ phiếu “ủng hộ” cũng sẽ đưa ra ngụ ý chết người đối với Eurozone. Việc này sẽ làm tăng khả năng rằng Anh sẽ rút khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017. Nó cũng sẽ khuyến khích các khu vực có khuynh hướng độc lập khác, như Catalonia ở Tây Ban Nha, theo đuổi giấc mơ của mình. Và nếu những cử tri của Scotland có thể quyết định rời bỏ một liên minh đã có 300 tuổi, thì những cử tri bất bình của họ trong cả vùng có thể được khuyến khích rời bỏ khu vực Eurozone có tuổi đời còn trẻ hơn. Hãy chỉ nhìn vào số phiếu bầu gia tăng mà các đảng phái chống thiết chế xã hội nhận được vào cuối tuần qua tại Thụy Điển và Đức. Trên thực tế, có thể không quá khi nói rằng việc bỏ phiếu “ủng hộ” có thể khiến cho mọi người trên khắp thế giới bắt đầu cân nhắc lại vai trò của một quốc gia dân tộc là gì trong thời đại ngày nay và liệu họ có được phục vụ tốt nhất như là một phần của một nhóm lớn hơn hay không hay liệu họ có nên tin tưởng hơn vào bộ tộc của mình không. Bộ tộc Kerala chẳng hạn?
Australia: Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 của mình. Theo tin tức, không có thay đổi nào trong đánh giá về đồng tiền của nước này (”trên mức ước tính nhiều nhất về giá trị cơ bản của nó, đặc biệt là xét đến sự sụt giảm trong giá hàng hóa chủ yếu”) và chỉ có tác động nhỏ đối với AUD.
Tại Anh, dự báo cho CPI tháng 8 đó là tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống mức 1,5% hàng năm từ mức 1,6% hàng năm, mức thấp nhất được chứng kiến lần cuối vào tháng 5 và trước đó là vào năm 2009. Việc lạm phát giảm xuống có thể sẽ khiến GBP chịu áp lực bán ra trước cuộc trưng cầu dân ý của Scotland vào ngày 18/9 khi việc đó khiến khả năng nâng lãi suất phần nào ít xảy ra hơn.
Từ Mỹ, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PPI cho tháng 8 và từ Canađa, doanh số sản xuất cho tháng 7 sẽ được công bố.
Theo lịch, chúng ta sẽ có 3 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Haruhiko Kuroda, thành viên Hội đồng quản trị của ECB, Erkki Liikanen và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canađa, Stephen Poloz sẽ phát biểu. Bài phát biểu của Poloz có thể có tác động tới thị trường. Chủ đề bài phát biểu của ông là “Vai trò của tỷ giá hối đoái thả nổi trong nền kinh tế của Canađa và trong khung chính sách của Ngân hàng Trung ương” và sau bài phát biểu sẽ là một cuộc họp báo.
Cập nhật liên tục tin tức forex.