Có vẻ như giữa Hy Lạp và Đức sẽ xảy ra xung đột trong ngày hôm nay khi cả hai phía đều đã dấn sâu vào lập trường của mình trước cuộc họp các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ diễn ra trong ngày hôm nay. Tổng thống Hy Lạp, Tsipras đã nói rằng Hy lạp “không có đường quay lại” và rằng ông muốn một thỏa thuận mới với các chủ nợ chính thức. Ngoài ra, bộ trưởng quốc phòng Hy Lạp đã chấp nhận thêm rủi ro bằng việc nói rằng nếu Hy Lạp đã không thể nhận được thỏa thuận nợ công mới với Eurozone, nó có thể luôn trông đợi vào Nga hoặc Trung Quốc để được giúp đỡ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức Schaeuble đã nói rằng không có kế hoạch nào để thảo luận một thỏa thuận mới hoặc cho quốc gia này thêm thời gian. Ông nói “mọi thứ đã kết thúc” nếu Hy Lạp không muốn việc khoanh nợ chính thức của chương trình viện trợ hiện tại, mà việc này tất nhiên là phù hợp với các yêu cầu hiện tại đối với chính sách khắc khổ và cải cách cơ cấu. Ngày hôm qua, các thị trường giao dịch forex của Hy Lạp đã được khích lệ sau một vài báo cáo tin tức về một thỏa hiệp có thể; thị trường chứng khoán Athens đã tăng 8%, trong khi chứng khoán ngân hàng Hy Lạp đã phục hồi khoảng 15%. Tỷ giá EUR/USD đã ổn định một cách đáng ngạc nhiên (mở cửa ở mức 1.13 trong 3 phiên sáng gần đây nhất) nhưng việc này có thể chấm dứt khi chúng ta chuẩn bị chứng kiến các cuộc đàm phán.
Một nhà học giả uyên thâm đã tóm tắt vấn đề của Hy Lạp như sau: “Bởi vì người Hy Lạp đã đồng ý là sẽ làm một điều gì đó không thể như một điều kiện của gói cứu trợ cho họ – để trả hết nợ của họ – các quốc gia còn lại của khu vực Eurozone (dẫn đầu là Đức) thực sự muốn họ tiếp tục cam kết làm điều không thể để họ có thể nhận được thậm chí nhiều tiền hơn, để khoản nợ của họ, mà họ không thể trả nổi, có thể gia tăng thậm chí nhiều hơn…Những quốc gia còn lại của Châu Âu có vẻ đồng ý với việc Hy Lạp tiếp tục dấn sâu vào nợ nần mà họ không thể trả, miễn là ít nhất thì họ cam kết trả nó. Việc họ làm vậy sẽ có nghĩa là sự suy thoái vĩnh viễn tại Hy Lạp không thực sự được xếp cao lắm trên danh sách các mối lo lắng của họ”. Nợ công của chính phủ đã phình lên tới trên 170% GDP, nằm trên mức dự kiến khi các vấn đề của quốc gia này được làm sáng tỏ một khoảng xa. Một quốc gia mà nền kinh tế của nó vẫn đang thu hẹp trong các điều khoản hữu danh vô thực không thể hoản trả khoản nợ đó và không có hy vọng nào cho việc nó có thể tự huy động vốn cho mình khi lãi suất kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 10,2%.
Tuy nhiên, Đức không thể nhượng bộ bởi vì nếu nước này làm như vậy, thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chắc chắn sẽ làm theo, và việc đó sẽ gây nguy hiểm lớn xét về mặt chính trị. Trên thực tế, chính phủ Tây Ban Nha cũng đã phản đối mọi sự thỏa hiệp vì nó cho rằng việc đó chỉ trao quyền cho Đảng Podemos đối lập. Các điều kiện kinh tế đã rõ ràng: Hy Lạp không thể trả các khoản nợ của mình và cần được cắt giảm nợ. Tuy nhiên, Eurozone đã luôn là một đề án chính trị, không phải là đề án kinh tế, và giới chính trị Đức phản đối mọi việc xóa bỏ nợ công. Do đó, thực sự chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc xung đột. Tôi vẫn cho rằng một thỏa hiệp sẽ đạt được, nhưng như thường lệ đối với Châu Âu, chỉ vào phút chót và chỉ dưới áp lực từ thị trường. Áp lực đó có thể xuất hiện trên thị trường forex dưới dạng đồng euro yếu hơn.
Mặc dù vậy, tôi muốn nói thêm rằng đây không phải là quan điểm đồng thuận một của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Những người khác cho rằng Hy Lạp đã ở trong tình cảnh tồi tệ (tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 25%, tồi tệ hơn Mỹ khi nước này dấn sâu vào Cuộc suy thoái) đến mức chính phủ có thể cảm thấy rằng mình không có gì để mất bằng việc rời khỏi Eurozone. Trên thực tế, một lý giải có thể cho sự ổn định gần đây của tỷ giá EUR/USD đó là một số nhà đầu tư có thể nghĩa rằng việc “Hy Lạp rời khỏi khu vực Eurozone” sẽ có lợi cho đồng euro vì nhóm này sẽ loại bỏ được thành viên yếu nhất. Việc đó có thể đúng trong dài hạn, nhưng tôi nghi ngờ liệu nó có có lợi cho đồng tiền này trong ngắn hạn hay không. Rủi ro lớn đó là các quốc gia khác sẽ làm theo Hy Lạp và đồng euro sẽ suy yếu. Từ năm 1919 đến năm 2007, đã có 181 quốc gia rời khỏi các liên minh tiền tệ hoặc tổ chức bản vị vàng; trong số những quốc gia này, 124 quốc gia đã rời khỏi liên minh hoặc tổ chức vào cùng năm hoặc một năm sau khi quốc gia khác ra đi trong cùng một khu vực. Nói cách khác, khi một quốc gia rời khỏi, các quốc gia khác có xu hướng làm theo. Thị trường sẽ tính đến sự bất ổn này nếu Hy Lạp rời khỏi, có nghĩa là đồng euro yếu hơn, theo quan điểm của tôi.
Lịch sự kiện cho Hy Lạp như sau:
o Hôm nay: Các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup) nhóm họp để thảo luận việc tiếp tục viện trợ cho Hy Lạp
o Thứ Năm & thứ Sáu: Hội nghị thượng đỉnh EU. Nga & Ucraina sẽ trở thành tiêu điểm trên chương trình nghị sự cũng giống như Hy Lạp
o 16/17-2: Eurogroup nhóm họp một lần nữa; Hy Lạp cần gửi yêu cầu gia hạn viện trợ vào thời điểm đó. Đây có thể là cuộc họp có ý nghĩa quyết định.
o 18/19-2: Đánh giá hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) hai tuần một lần của ECB đối với Hy Lạp
o 28-2: Kết thúc viện trợ. Hy Lạp tự chủ về tài chính nếu không có thỏa thuận nào đạt được
Cho vay mua nhà của Australia đã tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 12 và chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng gia tăng. Tuy nhiên, AUD đã không được hưởng lợi từ tin tức này. Trên thực tế, các đồng tiền yết giá đã suy yếu khi dầu giảm giá mạnh do các bình luận trong ngày hôm qua từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại Paris rằng nguồn cung dư thừa sẽ tiếp diễn tới giữa năm nay. CAD là đồng tiền thể hiện kém nhất trong nhóm G10 khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canađa, Poloz lập luận rằng CAD đang giảm điểm không phải vì ông đang hạ giá đồng tiền này, mà là bởi vì nền kinh tế đang xuống cấp.
Cuộc đàm phán của Fed tiếp tục mang tính cứng rắn. Hai quan chức của Fed đã đưa ra các bình luận mang tính cứng rắn trong ngày hôm qua, mà việc này có thể góp phần vào đà tăng nói chung của đồng đô la so với hầu hết các đồng tiền của nhóm G10 (trừ NOK và SEK). Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Richmond, Lacker đã nói rằng số liệu của Mỹ gần đây đã “củng cố” quan điểm của ông rằng Fed nên nâng lãi suất vào tháng 6. “Số liệu đôi khi có thể thay đổi quan điểm của tôi, nhưng nó phải là số liệu bất ngờ”, ông nói. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng Lacker không có quyền bỏ phiếu trong FOMC. Tuy nhiên, các bình luận của ông đã được nhắc lại bởi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco, Williams, người đã nói trên tờ FT rằng các điều kiện kinh tế "đang tiến càng ngày càng gần hơn các điều kiện hợp lý để bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc khởi động quá trình chuẩn hóa này”. Kỳ vọng đối vỡi lãi suất quỹ của Fed đã tiếp tục tăng lên, một lần nữa đối lập với những gì đang diễn ra tại hầu hết các quốc gia khác. Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ này sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng đô la mạnh hơn.
Về phần diễn giả, ngoài các bộ trưởng tài chính Eurozone, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Dallas, Richard Fisher và thành viên Ban Điều hành ECB, Benoit Coeure sẽ phát biểu. Gần đây, Benoit Coeure đã nói rằng việc xóa nợ là một quyết định chính trị và ECB không thể đồng ý về bất kỳ việc giảm nợ nào liên quan đến trái phiếu được nắm giữ bởi ECB vì việc này không được pháp luật cho phép.
Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp theo PES cho tháng 1 dự kiến tăng đôi chút, khớp với sự gia tăng ước tính trong tỷ lệ thất nghiệp chính thức được công bố vào thứ Năm tuần trước.
Tiêu điểm hôm nay: GDP quý 4 của Na Uy dự kiến tăng đôi chút so với quý trước đó. Ngoài tỷ lệ thất nghiệp tốt hơn mong đợi được công bố vào thứ Ba, số liệu này có thể giúp Norges Bank trút bỏ được phần nào áp lực trong việc cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 3. Việc này có thể chứng tỏ hỗ trợ cho NOK.