Sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu. Lợi tức trái phiếu biến động khắp thế giới trong phiên hôm qua sau bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York, Dudley, trong đó đề cập đến sự "thay đổi chế độ" trong chính sách tiền tệ. Trong bài phát biểu, ông cho biết "Tác động Toàn cầu của các Điều chỉnh Chính sách Tiền tệ khác biệt ở các Nền kinh tế cao cấp", "…Tôi cho rằng thật là ngây thơ nếu không để ý tới các tác động [từ đợt nâng lãi suất lần đầu của Fed]. Sau hơn sáu năm duy trì ở ngưỡng thấp dưới 0, việc nâng lãi suất sẽ báo hiệu một sự thay đổi về chế độ mặc dù tính thích ứng của chính sách sau khi nâng lãi suất sẽ chỉ giảm đi đôi chút so với trước đây. Tôi cho rằng điều này sẽ có tác động đến dòng vốn toàn cầu, định giá ngoại tệ và giá tài sản tài chính ngay cả khi thời điểm xảy ra hầu như đã được dự báo trước. "Vấn đề là thậm chí mức 0,25 là vô cùng lớn (theo phần trăm) so với mức 0, nên sự gia tăng có vẻ như rất nhỏ thực ra lại là một sự thay đổi rất lớn: một chút so với không gì cả. Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco, Williams, lại gia tăng tình hình hỗn loạn trên khi cho biết việc "nâng dần dần" lãi suất quỹ của Fed theo thời gian sẽ là cách an toàn để nâng lãi suất và do vậy "điều đó đòi hỏi phải bắt đầu sớm hơn một chút”, "thậm chí ngay sau cuộc họp vào tháng Sáu”. Những nhận định này đã gây ra sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu, với việc lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng từ mức 2,27% lên mức 2,36% và sau đó giảm liên tục trở lại xuống mức 2,24%. Nhưng cuối cùng, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã khép lại ngày giao dịch với sự sụt giảm khoảng 3 điểm cơ bản, trong khi hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed phần lớn không thay đổi và chứng khoán thì giành lại khá nhiều điểm (nhưng không phải toàn bộ) so với sự sụt giảm ban đầu. Mặc dù bài phát biểu này gây ảnh hưởng đến lợi tức trái phiếu trên toàn thế giới, nhưng cuối cùng chính sách của Mỹ có khả năng sẽ ảnh hưởng đến lợi tức trái phiếu của Mỹ nhiều nhất và do đó sẽ khiến USD tăng điểm.
Số liệu JOLTS hỗ trợ cho việc nâng lãi suất của Mỹ. Thực ra tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy đồng đô la trở nên quá yếu kém sau khi báo cáo Khảo sát về số việc làm còn trống và mức luân chuyển lao động (JOLTS) đầy tính hỗ trợ. Số việc làm còn trống đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao thứ ba trong chuỗi số liệu (kể từ tháng 12 năm 2000). Trong khi đó, tỷ lệ tuyển dụng tiếp tục ở mức tương đối cao là 3,6% và tỷ lệ bỏ việc tăng 10 điểm cơ bản lên mức 2,0%. Chủ tịch Fed, Yellen, thường xuyên đề cập đến số liệu JOLTS như là một chỉ báo tốt về mức độ trì trệ trên thị trường lao động. Tỷ lệ bỏ việc – tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động tự ý bỏ việc mỗi tháng — là một chỉ báo hàng đầu đặc biệt hiệu quả về tình hình thị trường lao động, bởi vì thông thường chẳng ai bỏ việc trừ khi họ đã sắp xếp được một công việc khác hoặc cảm thấy tự tin rằng họ có thể tìm được việc khác. Tỷ lệ bỏ việc hiện lên đến 2%, như thể hiện trên đồ thị, ám chỉ sự gia tăng liên tục trong chỉ số chi tiêu cho lao động (ECI) vốn đã tăng đến mức 2,6% hàng năm trong tháng 3. ECI là thước đo lạm phát tiền lương ưa thích của Fed. Nếu chỉ số này tiếp tục tăng trong năm nay, như số liệu JOLTS cho thấy, thì nó sẽ đạt mức bình quân 2,6% trong năm nay tính đến tháng 9. Hồi năm 2004, Fed đã nâng lãi suất với ECI trung bình quanh ngưỡng này.
Số liệu của Trung Quốc (lại một lần nữa) gây thất vọng: Trung Quốc đã công bố số liệu về doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định của nước này cho tháng 4. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng năm giảm nhẹ so với tháng 3, mặc dù sản lượng công nghiệp tăng nhẹ (mặc dù thấp hơn so với ước tính). Sự thay đổi lớn đó là đầu tư tài sản cố định giảm mạnh. Đây chính xác là những gì mà chính phủ Trung Quốc đang hướng tới; họ muốn thay đổi mô hình tăng trưởng của nước này từ định hướng đầu tư sang định hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, sự thay đổi này chắc chắn có nghĩa là tăng trưởng chững lại, như chúng ta đang nhận thấy. Tin tức này sẽ gây bất lợi cho AUD trong phiên hôm nay.
Tại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng 4 sẽ được công bố. Doanh số bán lẻ tổng thể được dự báo tăng +0,2% hàng tháng trong tháng 4, một sự sụt giảm so với mức +0,9% hàng tháng trong tháng 3. Chỉ số CPI cơ bản (không bao gồm các mặt hàng biến động là ô tô và xăng dầu) dự kiến tăng từ mức +0,5% hàng tháng lên mức 0,6% hàng tháng. Một số liệu tích cực sẽ hỗ trợ cho giả thuyết rằng sự yếu kém trong Quý 1 chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt, và có thể củng cố sức mạnh của USD.
Tại Anh, sự kiện chính sẽ là báo cáo lạm phát hàng quý của Ngân hàng Trung ương Anh. Thống đốc BoE, Mark Carney, sẽ trình bày báo cáo lạm phát hàng quý với các đánh giá kinh tế cũng như thông tin cập nhật về dự báo lạm phát và GDP của Ngân hàng này. Nếu Thống đốc Carney nhắc lại rằng lạm phát sẽ đạt mức 2% trong dự báo hai năm và khả năng lớn nhất về động thái tiếp theo sẽ là nâng lãi suất thì các nhà đầu tư có thể sẽ đưa ra dự đoán về một đợt nâng lãi suất và GBP có thể sẽ được củng cố đôi chút.
Về các chỉ báo, tỷ lệ thất nghiệp của Anh cho tháng 3 được dự báo giảm từ mức 5,6% trong tháng trước đó xuống mức 5,5%, trong khi thu nhập bình quân theo tuần dự kiến tăng với tốc độ hàng năm tương tự như tháng trước đó (+1,7% hàng năm). Điều này, cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm và giọng điệu hiếu chiến trong báo cáo lạm phát, có thể hỗ trợ đồng bảng Anh.
Tiêu điểm của hôm nay: Các số liệu chính đã được công bố vào đầu phiên giao dịch vàng hôm nay: số liệu GDP sơ bộ Quý 1 của Pháp, Đức và Eurozone nói chung. Tốc độ tăng trưởng GDP của Pháp tốt hơn so với dự kiến, tuy nhiên của Đức lại thấp hơn đáng kể. Thị trường forex đã tập trung sự chú ý vào đó và tỷ giá EUR/USD đã giảm nhẹ. Số liệu sơ bộ cho khu vực Eurozone nói chung sẽ được công bố vào cuối phiên giao dịch hôm nay. Số liệu CPI chính thức của Đức và CPI của Pháp cho tháng 4 cũng sẽ được công bố.
Cập nhật liên tục tin tức forex.