Số liệu của Trung Quốc: Trung Quốc đã công bố một số số liệu trong sáng hôm nay, mà nhìn chung các số liệu này nằm dưới mức ước tính, ủng hộ quyết định của PBoC trong việc tiếp tục cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Doanh số bán lẻ đã tăng 10,7% hàng năm, dưới mức ước tính 11,6%. Sản lượng công nghiệp đã tăng 6,8% hàng năm, dưới mức ước tính 7,7%. Và đầu tư tài sản cố định đã tăng 13,9% hàng năm, dưới mức ước tính 15,0%. Tin tức này có thể gây áp lực đối với AUD và NZD trong ngày hôm nay.
Hoạt động trên thị trường chứng khoán Châu Âu tạo ra khả năng khác. Trong một vài năm, những người nước ngoài là người mua ròng của tài sản Châu Âu. Xét đến sự ổn định trong tỷ giá EUR/USD trong khoảng thời gian đó, có lẽ họ đã không bảo hộ rủi ro tiền tệ của mình. Có thể giờ đây họ đang đổ xô để làm vậy, làm gia tăng tác động tiền tệ của luồng tiền chảy ra kỷ lục từ tài sản Châu Âu. Kết luận của tôi: cuộc di cư từ trái phiếu Châu Âu và hoạt động bảo hộ của các nhà đầu tư có thể tiếp diễn trong khoảng thời gian nhất định, có nghĩa là những xu hướng này có thể tiếp tục diễn ra trong dài hạn.
Không có gì mới ở đây – đồng đô la tiếp tục tăng mạnh và đồng euro tiếp tục giảm điểm mạnh. Tỷ giá EUR/USD và chỉ số DXY đã quay trở lại các mức được chứng kiến vào năm 2003. Sức mạnh của đồng đô la đặc biệt đáng chú ý xét đến việc biến động trên thị trường lãi suất của Mỹ chưa hỗ trợ cho USD. Kỳ vọng lãi suất đối với hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed đã mất khoảng một nửa số điểm đã tăng được nhờ số liệu bảng lương công bố hôm thứ Sáu tuần trước, trong khi trái phiếu kho bạc của Mỹ kỳ hạn 10 năm đã trở lại gần mức trước khi số liệu bảng lương được công bố. Vì vậy, tác động của số liệu bảng lương cao hơn đã lắng xuống trên thị trường lãi suất, nhưng không phải trên thị trường forex. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, mà thị trường này đã giảm 2,7% từ mức đóng cửa vào thứ Năm tuần trước và đã đánh mất tất cả số điểm đã tăng được trong năm nay.
Chính sách của ECB, bảo hộ tiền tệ có thể đứng đằng sau đà phục hồi của đồng đô la. Nguyên nhân trực tiếp cho đà phục hồi của đồng đô la, theo quan điểm của tôi là quyết định của ECB nhằm thực hiện nới lỏng định lượng (QE). Đó là điều duy nhất có thể giải thích thời điểm của đà giảm nhanh đến kinh ngạc của tỷ giá EUR/USD. Từ tháng 7/2008 khi mà tỷ giá này chạm ngưỡng 1.50 đến 1.20 vào tháng 6/2010 và trở lại mức 1.39 vào tháng 3/2014, toàn bộ khoảng thay đổi là 30 phần trăm. (Trên thực tế, ngoại lệ của giai đoạn 6 tháng vào năm 2008, khoảng 1.20-1.50 chủ yếu được duy trì trong 10 năm từ năm 2004 đến năm 2014.) Từ tháng 3/2014 đến nay, khoảng này là 32 phần trăm. Vì vậy, trong một năm, chúng ta đã chứng kiến khoảng lớn hơn trong 6 năm trước đó. Gần một nửa trong số biến động đó chỉ diễn ra trong năm nay khi tỷ giá EUR/USD giảm 14 phần trăm. Đà giảm này cũng chỉ diễn ra đối với USD; tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của đồng euro (REER), theo tính toán của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, cũng trở lại mức của năm 2002.
Điều gì đã thay đổi để gây ra biến động đột ngột đó? Mặc dù khởi đầu sức mạnh của đồng đô la có thể liên quan đến việc Fed “cắt giảm” chương trình nới lỏng định lượng của mình vào tháng 1/2014, nhưng thay đổi lớn trong năm nay là chính sách của ECB. Tôi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài, những người là người mua lớn trái phiếu có mệnh giá bằng đồng euro trong những năm qua, đã chốt lãi khi thị trường trái phiếu Eurozone phục hồi trước đợi nới lỏng định lượng và đã chuyển tiền của họ về quê hương. Trên thực tế, luồng tiền chảy ra ròng từ tài sản của Châu Âu gần đây đã diễn ra ở mức cao kỷ lục. Mặc dù người nước ngoài có vẻ đã mua chứng khoán Châu Âu, nhưng luồng tiền trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) cho thấy rằng họ đã làm vậy trên cơ sở bảo hộ tiền tệ, vì vậy, không có tác động nào đối với thị trường tiền tệ.
Vào thứ Năm, tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Dự kiến Ngân hàng này sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3,5%. Tại cuộc họp tháng 1 của mình, Ngân hàng này đã nói rằng họ mong đợi giữ nguyên OCR trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng họ cũng đã bổ sung thêm rằng việc điều chỉnh lãi suất trong tương lai, tăng hoặc giảm, sẽ phụ thuộc vào số liệu. Kể từ đó, NZD đã củng cố thay vào đó và số liệu kinh tế không hỗ trợ đồng tiền này là mấy. Việc này gia tăng khả năng rằng Ngân hàng này sẽ giữ quan điểm trung lập hoặc thậm chí cắt giảm lãi suất, theo quan điểm của chúng tôi. Quan điểm của thị trường đó là RBNZ sẽ giữ nguyên lãi suất; thị trường hoán đổi chỉ số qua đêm đang quy khả năng đến 92% cho kết quả đó, trong khi 11 trong số 13 chuyên gia phân tích được khảo sát trên Bloomberg cũng cho rằng có thể không có thay đổi nào. Ngược lại, chúng tôi cho rằng việc cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản có vẻ sẽ diễn ra, thay vì việc Thống đốc chỉ cố gắng làm giảm điểm đồng tiền này một lần nữa. Xét đến việc xác định vị thế của thị trường, việc này có thể là một cú sốc lớn đối với thị trường và chúng tôi cho rằng NZD sẽ giảm điểm mạnh nếu việc này xảy ra.
Tại Anh, sản lượng công nghiệp cho tháng 1 được dự báo tăng 0,3% hàng tháng sau khi sụt giảm 0,2% hàng tháng trong tháng 12 năm ngoái. Đây sẽ là đợt tăng đầu tiên sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp và vì vậy, nó có thể chứng tỏ có lợi cho GBP.
Theo lịch, chúng ta sẽ có một vài diễn giả của ECB phát biểu trong ngày hôm nay: Chủ tịch ECB, Mario Draghi, thành viên Ban Điều hành của ECB, Peter Praet, thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Erkki Liikanen và thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Ewald Nowotny sẽ phát biểu. Thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh, Martin Weale sẽ phát biểu. Thống đốc RBNZ, Graeme Wheeler sẽ phát tổ chức một cuộc họp báo sau quyết định về lãi suất (xem bên dưới) và sau đó sẽ xuất hiện trước Ủy ban Đặc biệt của Nghị viện.
Tiêu điểm hôm nay: Trong ngày giao dịch vàng tại Châu Âu, tại Thụy Điển, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI cho tháng 2. Chỉ số CPI của Thụy Điển được dự báo không đổi trên cơ sở hàng năm, thoát khỏi vùng giảm phát, trong khi chỉ số CPIF – thước đo lạm phát yêu thích của Ngân hàng này – dự kiến tăng lên. Chúng ta có thể chứng kiến sự củng cố trong thời gian ngắn của đồng tiền nước này vì việc này sẽ xác nhận niềm tin của ủy ban chính sách tiền tệ thuộc Riksbank rằng lạm phát cơ bản đã chạm đáy. Tuy nhiên, mặc dù chỉ số CPI ở mức 0% hàng năm không cho thấy tình trạng giảm phát nữa, nhưng nó vẫn nằm dưới mức mục tiêu +2% một khoảng xa. Ngoài ra, nỗ lực của Thống đốc Ingves nhằm làm giảm giá đồng tiền này vào thứ Năm tuần trước và việc Ủy ban này đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện hành động bổ sung nếu cần thiết nhằm nâng giá cả chỉ củng cố quan điểm của chúng tôi rằng tỷ giá USD/SEK có nhiều khả năng sẽ tăng điểm.
Cập nhật liên tục tin tức forex.