Đồng đô la nhìn chung đã tăng điểm so với hầu hết các đồng tiền của nhóm G10 bất chấp số liệu gây thất vọng. Lý do chủ yếu có lẽ trước hết là khác biệt về chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Châu Âu, nhưng cũng là giữa các quốc gia khác, mà việc này đã được nhấn mạnh trong ngày hôm qua bởi lý giải của Chủ tịch ECB, Draghi về các chi tiết của chương trình nới lỏng định lượng của Châu Âu.
Ban đầu, Chủ tịch Draghi đã khiến EUR tăng điểm bằng các điều chỉnh tăng cho dự báo tăng trưởng của ECB và dự báo lạm phát lạc quan cho năm 2017 ở mức 1,8%, chỉ vừa đủ để chạm mục tiêu “gần nhưng nằm dưới mức 2%” của họ và do đó đẩy lùi việc gia hạn nới lỏng định lượng qua hạn chót vào tháng 9/2016. Tuy nhiên, đà phục hồi đã nhanh chóng kết thúc sau khi ông nói rằng ECB sẽ không mua trái phiếu dưới lãi suất tiền gửi -0,20%. Vì lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức giao dịch dưới ngưỡng đó trước khi có công bố, nên điều này ngụ ý rằng họ sẽ phải mua trái phiếu vượt ngoài đường cong lợi tức của Đức, có nghĩa là đường cong thẳng hơn và mức độ bù đắp rủi ro đối với các tài sản dài hạn bằng euro tiếp tục giảm xuống. Việc này khiến cho trái phiếu Châu Âu kém cạnh tranh hơn với Trái phiếu kho bạc hoặc Chứng khoán viền vàng và do đó, việc này có thể gây áp lực lên đồng tiền chung. Ông Draghi cũng đã nói rằng Ngân hàng này sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong việc tìm đủ trái phiếu để mua và lưu ý rằng một nửa nợ công của khu vực đồng euro được nắm giữ bên ngoài khu vực này. Việc này ngụ ý rằng rất nhiều người bán là người nước ngoài, những người có thể chốt lãi trên trái phiếu bằng EUR của họ và tái đầu tư tiền vào Trái phiếu kho bạc hoặc Chứng khoán viền vàng mang lại lợi tức cao hơn.
Sự thể hiện mạnh mẽ của đồng đô la xuất hiện trong bối cảnh các bất ngờ bất lợi khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu nhích lên và số đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ giảm tháng thứ 6 liên tiếp (trái ngược với kỳ vọng tăng). Tin tức kinh tế của Mỹ tiếp tục gây thất vọng – có lẽ là do các đợt bão tuyết hoặc đình công tại cảng – trong khi tin tức của Châu Âu tiếp tục bất ngờ cải thiện. Mặc dù vậy, điều đó không quan trọng; chính sự khác biệt trong chính sách tiền tệ mới có ý nghĩa quan trọng, và có vẻ như Mỹ đang hướng về phía thắt chặt trong khi rõ ràng là Châu Âu đang chuyên tâm vào nới lỏng định lượng. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco, John Williams, một thành viên bỏ phiếu của FOMC, đã nói trong ngày hôm qua rằng giữa năm có thể là thời điểm cho một “cuộc thảo luận nghiêm túc” về việc nâng lãi suất khi thị trường lao động gần chạm tới trạng thái đầy đủ việc làm và lạm phát bật lại. Mặc dù vậy, biến động của thị trường forex trái ngược với biến động của thị trường chứng khoán; chỉ số S & P 500 tăng 2,1% tính tới thời điểm này, bằng đồng nội tệ, trong khi chỉ số Eurostoxx 50 tăng 15%.
Tỷ giá USD/JPY mở cửa phiên hôm nay tại Châu Âu trở lại trên ngưỡng 120, phá vỡ ngưỡng đó lần thứ ba trong năm nay. Đà tăng là rất mạnh, xét đến việc tất cả những gì mà chúng ta đã nhận được từ Tokyo trong khoảng thời gian gần đây là các bình luận về tác động tiêu cực của đồng yên suy yếu. Chẳng hạn, trong ngày hôm qua, Thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoJ, Takahide Kiuchi đã nói rằng các công ty nhỏ mà ông đã gặp gỡ đã thể hiện quan điểm rằng đồng yên suy yếu đang đẩy chi phí của họ lên. Hai lần trước đó khi tỷ giá USD/JPY bứt lên trên ngưỡng 120, nó không thể duy trì đà tăng đó trong khoảng thời gian dài. Nếu tỷ giá USD/JPY có thể duy trì trên ngưỡng 120.00 trong ngày hôm nay, nó có thể báo hiệu một khoảng giao dịch mới cho cặp tỷ giá này.
Mặc dù phần lớn số liệu kinh tế của Mỹ đã gây thất vọng trong thời gian gần đây, như đã đề cập, nhưng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã sụt giảm trong tuần mà số liệu bảng lương được thu thập, gợi ý rằng số liệu công bố trong ngày hôm nay có thể tránh được tác động tồi tệ nhất có liên quan đến thời tiết. (Vùng Tân Anh đã chứng kiến một loạt bão tuyết và Chicago đã nghi nhận tháng 2 lạnh nhất kể từ năm 1875.) Biên lai thuế đã có xu hướng tăng ổn định, ngụ ý rằng tốc tộ tăng trưởng của thị trường lao động cũng tiếp tục ổn định.
Trong một lưu ý kém khả quan hơn, gia tăng trong thu nhập bình quân theo giờ dự kiến giảm đôi chút trên cơ sở hàng tháng, nhưng tiếp tục ổn định ở mức 2,2% hàng năm, vẫn nằm dưới mức 3% hoặc cao hơn một khoảng xa mà mức này là bình thường trong các đợt phục hồi trước đó. Tuy nhiên, giảm phát nhẹ trong chỉ số CPI tổng thể được công bố trong tuần trước đã thúc đẩy thu nhập bình quân thực tế, xác nhận quan điểm của Fed rằng thị trường lao động tiếp tục cải thiện. Ngay cả nếu thị trường giao dịch vàng trở nên lo lắng về tăng trưởng tiền lương trì trệ và bán ra đồng đô la, sự thoái lui có thể sẽ hạn chế vì đồng tiền này sẽ có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi việc nới lỏng tích cực hơn nhiều do các ngân hàng trung ương khác trên toàn thế giới thực hiện.
Như thường lệ, xu hướng của đồng đô la khi báo cáo việc làm sắp được công bố gần như quan trọng hơn bản thân báo cáo này. Xét đến nhu cầu tiềm ẩn mạnh mẽ đối với USD, mọi thất vọng do báo cáo yếu kém có thể sẽ không kéo dài lâu vì người mua có thể tận dụng mọi đà giảm, theo quan điểm của tôi.
Đối với các chỉ báo còn lại, số liệu GDP chính thức của Eurozone cho quý 4 năm ngoái được dự báo xác nhận số liệu sơ bộ và cho thấy mức tăng 0,3% hàng quý.
Số giấy phép xây dựng của Canađa cho tháng 1 cũng sẽ được công bố.
Từ Na Uy, chúng ta sẽ nhận được sản lượng công nghiệp cho tháng 1, nhưng không dự báo nào sẵn có.
Tiêu điểm hôm nay: Hôm nay là ngày của NFP! Theo dự báo của thị trường giao dịch forex, số bảng lương sẽ tăng 235.000 trong tháng 2 (một khoảng lệnh chuẩn: 210.000-260.000). Đó là sự sụt giảm so với mức 257.000 trong tháng 1, nhưng chỉ là sự quay trở lại mức bình thường sau các đợt tăng bất ngờ trong các tháng gần đây. Vào thứ Tư, báo cáo của ADP đã cho thấy rằng khu vực tư nhân đã gia tăng được trên 200.000 việc làm trong tháng trước, gợi ý rằng số bảng lương phi nông nghiệp có thể được công bố ở mức trên 200.000 một lần nữa trong tháng thứ 12 liên tiếp, khớp với thị trường lao động vững mạnh (mặc dù có nhiều khác biệt giữa báo cáo của ADP và báo cáo NFP). Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo giảm một nấc xuống mức 5,6% từ mức 5,7%.
Hôm nay, chúng ta có các bài phát biểu từ Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Tại Dallas, Richard Fisher và Thống đốc Riksbank, Stefan Ingves. Cả hai diễn giả này cũng đã phát biểu hôm thứ Năm.
Cập nhật liên tục tin tức forex.