VNREBATES

Con số kỷ lục các quốc gia bị Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng nửa đầu năm 2020 dự đoán vẫn chưa có hồi kết

05.07.2020, 08:33 4 phút đọc

Là 1 trong Big 3 cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín nhất trên thế giới, Fitch Ratings cho biết họ đã hạ xếp hạng tín dụng của 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền trong nửa năm 2020, dưới tác động tiêu cực của Covid-19 và sụt giảm của giá dầu. Tuy nhiên, theo họ, đây vẫn chưa là kết quả cuối cùng!

Là 1 trong 3 cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (hai công ty còn lại là Moody’s và Standard & Poor’s), Fitch Ratings đã hạ mức xếp hạng của 33 quốc gia có chủ quyền trong nửa đầu năm nay, đây được xem là con số kỷ lục trong lịch sử hoạt động xếp hạng tín dụng của cơ quan này. Đồng thời, Fitch Ratings cũng cho biết đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng bởi vì đại dịch Covid-19 đã và đang làm suy yếu tài chính của hầu hết chính phủ. Fitch cho biết việc hạ xếp hạng tín dụng quốc gia phổ biến hơn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, điều mà hiện tại tất cả các nền kinh tế và thị trường tín dụng đang đối mặt.

Tin forex

“Sự suy giảm nhanh chóng trong triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia toàn cầu do sự bùng phát của coronavirus và giá dầu giảm mạnh, điều này có thể khiến cho việc hạ xếp hạng nhiều lần có thể xảy ra trong nửa cuối của năm 2020”, Fitch Ratings cho biết.

Fitch cho biết, trong lịch sử, việc hạ xếp hạng nhiều lần các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc thị trường phát triển đã diễn ra trong bối cảnh nợ chính phủ gia tăng lớn và đột ngột và điều này có vẻ là một điều chắc chắn ở nhiều nước trong năm 2020. Còn đối với các quốc gia đang phát triển và mới nổi, hạ xếp hạng tín dụng nhiều lần thường xảy ra khi có các cú shock ngoại sinh gây ra những thay đổi đột ngột trong điều kiện tài chính bên ngoài và có ảnh hưởng mạnh đến quốc gia đó. Điều này cũng là hiện trạng tại các quốc gia mới nổi hiện nay khi nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào bên ngoài.

Fitch Ratings cho biết họ sẽ tiếp tục đánh giá xếp hạng tín dụng các quốc gia cẩn trọng theo từng trường hợp cụ thể, liên quan đến khủng hoảng và các phản ứng chính sách phát triển.

James McCormack, người đứng đầu toàn cầu về xếp hạng chủ quyền của Fitch, cho biết cơ quan này đã đánh giá triển vọng tiêu cực khi xếp hạng tín dụng 40 quốc gia hoặc các tổ chức có chủ quyền. Điều đó có nghĩa là xếp hạng của những quốc gia đó có khả năng cao sẽ bị hạ điểm so với mức trước đại dịch.

“ Trong lịch sử hoạt động của mình, chúng tôi chưa bao giờ đặt mức triển vọng tiêu cực khi xếp hạng tín dụng của 40 quốc gia đồng thời tại 1 thời điểm” James McCormack đã phát biểu trong chương trình “Capital Connection” của CNBC vào thứ 6 tuần rồi. “Mức triển vọng tiêu cực này xảy ra sau khi chúng tôi đã hạ xếp hạng 33 quốc gia và vùng chủ quyền trong nửa đầu năm 2020. Điều này chưa bao giờ xảy ra trong bất kỳ năm nào trước đó, vậy mà chúng tôi đã thực hiện điều này chỉ trong nửa năm 2020”, ông nói thêm.

Trong số các quốc gia và vùng chủ quyền mà Fitch Ratings đã hạ tín dụng, có Vương quốc Anh và Hồng Kông.

Ông McCormack giải thích rằng, nhiều chính phủ đã tăng chi tiêu để bảo vệ cho nền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Virus Corona. Điều đó dự kiến ​​sẽ gây ra sự suy giảm trong tình hình tài chính của tất cả 119 quốc gia được Fitch đánh giá, ông nói. Sự suy giảm như vậy có thể ở dạng thâm hụt lớn hơn hoặc thặng dư nhỏ hơn trong ngân sách chính phủ, hoặc gia tăng nợ.

Trong báo cáo gần đây nhất của mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng đã nhấn mạnh rằng các biện pháp lockdown đóng cửa nền kinh tế ở nhiều quốc gia nhằm kiềm chế sự lây lan của coronavirus đã gây tổn hại cao hơn cả mong đợi cho nền kinh tế toàn cầu nói chung. Quỹ IMF cũng cảnh báo rằng nợ công toàn cầu có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại với tỷ lệ hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội GDP toàn cầu.

Fitch Ratings, trong một báo cáo hồi tháng 5, cũng cảnh báo rằng các vụ vỡ nợ chính phủ và vùng chủ quyền có thể đạt kỷ lục trong năm nay do đại dịch Covid-19 và sự sụt giảm giá dầu. Argentina, Ecuador và Lebanon đã vỡ nợ trong năm nay, cơ quan này cho biết trong báo cáo của mình.

Ông McCormack cho biết thêm, cơ quan này sẽ xem xét liệu các chính phủ có thể giảm mức nợ sau khi các nền kinh tế hồi phục từ đại dịch coronavirus hay không.  “Quan tâm của chúng tôi thực sự là những gì sẽ xảy ra sau khi coronavirus qua đi. Điều này thực sự sẽ là yếu tố quyết định kết quả xếp hạng tín dụng.”

Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io

Theo Cnbc.com

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.